Là một tỉnh nằm ở vùng Duyên Hải Trung Bộ, Việt Nam. Cũng như các tỉnh miền biển khác, Quảng Ngãi thường xuyên chịu nắng mưa, hão lũ thất thường của thời tiết. Nhưng, chính cái khó khăn ấy mà đất và người nơi đây đều có một sức sống bền bỉ sáng tạo. Họ vươn lên từ trong khó khăn và mang chính những thành quả tốt đẹp đi xây dựng khắp mọi miền tổ quốc. Tiến sĩ, Lương y Nguyễn Hoàng nguyên Giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội là một bức chân dung về con người ấy, nghị lực, cống hiến và thiện tâm. Bước đường đến vai nghề thầy thuốc...
Tiến sĩ, Lương y Nguyễn Hoàng sinh nảm 1940 tại xã Tinh Châu, huyện Sơn Tĩnh, tỉnh Quảng Ngãi trong gia đình có truyền thống y nghiệp. Cha ông đã từng làm đông y khám chữa bệnh cho chính những người dân trong làng, sau này cụ không có dịp làm nghề y nữa mà theo tiếng gọi của tổ quốc, cụ lên đường tham gia cách mạng bảo vệ non sông đất nước Việt Nam.
Năm 1954 cụ tập kết ra Bắc theo Hiệp định Giơ - ne - vơ. Theo tiêu chuẩn của cụ, Nguyễn Hoàng ra Bắc học tập ở trường học sinh miền Nam trong sự đùm bọc, cưu mang, dạy dỗ của nhân dân miền Bắc, trong lúc đồng bào còn gặp vô vàn khó khăn thiếu thốn sau chiến tranh. Cảm nhận được tình cảm và công ơn ấy, Nguyễn Hoàng và bạn bè không ngừng cố gắng học tập. Năm 1961 ông thi đỗ vào khoa Vật lí trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và được gọi sang học ở Liên Xô cũ. Tại đây ông theo học cử nhân Sinh học chuyên Khoa Sinh hóa học, với luận văn tốt nghiệp “Phân tích thành phần Protein trong một giống lúa ở Việt Nam”.
Ts. Nguyễn Hoàng cùng Gs. Đỗ Tất Lợi và toàn thể bộ môn Dược liệu trường Đại học Dược Hà Nội
Năm 1967, sau 6 năm học tập và nghiên cứu trên đất nước Liên Xô ông trở về nước và nhận nhiệm vụ giảng dạy ở trường Đại học Dược Hà Nội, Bộ môn Dược liệu do Giáo sư Đỗ Tất Lợi làm chủ nhiệm bộ môn. Tại đây, ông vừa giảng dạy vừa học thêm về ngành dược nói chung và dược liệu nói riêng. Trong thời gian này, do được tiếp xúc với dược liệu, được học về công dụng, thành phần hóa học của cây thuốc mà ông lại càng ngày càng thấy yêu thích hơn về Đông Y. Ông muốn được hiểu rõ về cơ sở khoa học của việc sử dụng những vị thuốc trong dân gian, rất gần gũi thân thuộc với người dân mà lại có công dụng rất tốt trong việc chữa bệnh, ông nhận thấy rằng bên cạnh các sản phẩm thuốc Tây Y, nhiều trường hợp được kết hợp với dược liệu Đông y trong dân gian thì hiệu quả tăng lên gấp bội, tốn kém ít, rất phù hợp với kinh tế của đại đa số người dân nước Việt. Bởi vậy mà ông đã quyết tâm học Đông y, học trong sách Lãn ông, Tuệ Tĩnh, sách Trung Quốc, học trong dân, học bạn. Ông theo học các lớp học ở Hội Đông y Việt Nam. Tại đây, ông muốn được trao đổi, học hỏi các lương y nắm vững y lí và giàu kinh nghiêm thực tế trong việc chữa bệnh. Kiến thức về Đông y đã giúp cho bài giảng dược liệu của ông trước sinh viên càng được phong phú, sinh động. Khi tích lũy được vốn kiến thức kha khá về y học cổ truyền lại có hiểu biết cơ bản về hoạt chất và tác dụng dược lí của cây thuốc, năm 1980 ông bắt đầu hành nghề Đông y, khám và chữa bệnh bằng thảo dược.
Trong quá trình giảng dạy tại trường Đại học Dược Hà Nội, ông tự nghiên cứu thu thập cây cỏ làm thuốc, tự viết luận án Tiến sĩ, đến năm 1985 ông tiếp tục sang Liên Xô 6 tháng (theo diện Liên Xô gọi lại các học sinh cũ sang) để nâng cao trình độ. Lúc này, do đã có sẵn luận án trong tay nên ỏng được bảo vệ học vị Phó tiến sĩ Dược học (nay là Tiến sĩ) tại trường Y số 1 Matxcova. Sau khi bảo vệ Luận án Tiến sĩ thành công tại Liên Xô, ông trở về nước tiếp tục nghiên cứu, giảng dạy tại trường Đại học Dược Hà Nội.
Ông đã biên soạn một số giáo trình: Sinh tổng hợp các nhóm hoạt chất trong cây thuốc (bài giảng cho sinh viên chuyên khoa Dược liệu); Thực tập hóa thực vật (sử dụng cho sinh viên chuyên khoa Dược liệu); Nhận thức dược liệu (tài liệu thực tập môn Dược liệu); Chất chống oxi hóa trong đông dược (giảng cho học viên sau Đại học); Nguồn tài nguyên steroid (giảng cho học viên sau Đại học).
Năm 1990 Tiến sĩ - Lương y Nguyễn Hoàng cùng một số bạn đồng nghiệp thành lập phòng khám Đông Y ngay tại trường Đại học Dược Hà Nội. Sau hơn 20 năm làm nghề Đông y, khám và chữa cho hàng nghìn bệnh nhân trên khắp các miền của tổ quốc, năm 1992 ông đã được Sở Y tế cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh. Năm 2003 khi đã hơn 60 năm tuổi đời, gần 40 năm công tác tại Đại học Dược Hà Nội ông được nghỉ hưu, nhưng ông vẫn tiếp tục khám và chữa bệnh tại phòng khám. Năm 2008, ông và các bạn đồng nghiệp không khám chữa bệnh ở trường nữa mà vừa nghỉ ngơi vừa bốc thuốc tại nhà.
Đến nay, khi đã hơn 50 năm gắn bó với nghề y, trực tiếp khám và điều trị bệnh cho hàng ngàn bệnh nhân trên cả nước, Tiến sĩ - Lương y Nguyễn Hoàng vẫn rất minh mẫn và tự hào với công việc khám bệnh, bốc thuốc cứu người của mình. Không chỉ là một lương y chuyến khám chữa bệnh cho bệnh nhân mà ông còn là một thành viên rất tích cực trong các hoạt động từ thiện tại chùa, đình, hay đi tới các gia đình chính sách. Nhân dịp ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 ông cũng đã tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho các gia đinh thương binh hệt sĩ có công với tổ quốc. Ông muốn tỏ lòng tri ân tới tất cả các liệt sĩ đã hy sinh vi sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, họ đã ngã xuống vi hòa bình, độc lập dân tộc. Vậy nên với tư cách là một lương y, có kiến thức về y học ông muốn chữa bệnh, khám bệnh nhiều hơn nữa cho bệnh nhân. Đặc biệt là việc chữa bệnh miễn phí cho những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn, những người bệnh thuộc gia đình chính sách.
Để có thể làm được những điểu giản dị nhưng rất đỗi nhân văn ấy không phải bất cứ người lương y nào cũng làm được, nhất là trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay. Vượt qua những rào cản của cuộc sống, rào cản về kinh tế trên hết là tình yêu thương bệnh nhân, sự đồng cảm với người bệnh và lòng nhiệt thành của người Thầy thuốc, niềm hạnh phúc lớn của ông là mỗi lần người bệnh được chữa khỏi, còn ngược lại là nỗi buồn. Với lương y Nguyễn Hoàng, đằng sau những khó khăn, vấp ngã của cuộc đời, ông luôn có hậu phương vững chắc, luôn ủng hộ và cùng ông vượt qua sóng gió và viết tiếp cuốn gia phả gia đinh lương y. Gia đình ấy là vợ và hai người con của ông. Vợ ông, là một kỹ thuật viên công tác tại Bộ môn Dược liệu, trường Đại học Dược Hà Nội, bà luôn hỗ trợ đắc lực cho ông trong công việc. Hai người con trai đã trưởng thành là niềm động viên vô cùng lớn lao đối với ông, anh con trai đầu là Kỹ sư xây dựng, còn con trai thứ 2 theo bước cha, anh là Tiến sĩ Dược học, giảng dạy cây thuốc tại trường Đại học Dược Hà Nội và cũng đã có chứng chỉ lương y.
Ts. Nguyễn Hoàng cùng gia đình
Câu chuyện người thầy thuốc làm khoa học
Trong công tác giảng dạy, năm nào ông cũng đưa sinh viên lặn lội đi khắp miền đất nước từ Bắc vào Nam, từ biển đảo lên núi rừng để sưu tầm cây thuốc. Trong hàng trăm mẫu cây thuốc thu thập được, ông đã tập trung sức lực nghiên cứu nhiều hơn vào các loài Dioscorea, họ củ nâu Dioscoreaceae, có saponin steroid. Các nhà khoa học trên thế giới lúc đó cũng đang tập trung nghiên cứu hợp chất steroit trong các loài cây này theo 2 hướng:
- Chiết xuất phần genin (chủ yếu là Diosgenin) làm nguyên liệu bán tổng hợp hàng loạt thuốc steroid.
- Chiết xuất saponin toàn phần làm thuốc chống viêm, thuốc hạ mỡ máu. Ông đã tập hợp và nghiên cứu sâu 10 loài Dioscorea, lập nên luận án Phó tiến sĩ “Tìm nguồn nguyên liệu diosgenin trong các loài Dioscorea ở Việt Nam” để bảo vệ tại trường Đại học Y sỗ 1 Xê - Trê - Nốp Matxcova năm 1985.
Trong 10 loài, ông đã tập trung nghiên cứu sâu hơn loài D. collettii Hook.F (ông đặt tên là Nần nghệ) về các mặt hoạt chất, tác dụng dược lí, lâm sàng, bào chế... Ông đã nhận được sự giúp đỡ và cộng tác chân tình của các nhà khoa học như GS. Vũ Văn Chuyên, DS. Lê Đình Bích, DS. Hoàng Trạch, GS. Phạm Khuê, GS. Hoàng Kim Huyền, ông bà GS. Muraviova D.A. (Liên Xô cũ)... cùng sự tham gia của hàng chục sinh viên, nghiên cứu sinh làm luận văn tốt nghiệp quanh để tài thuốc Diosgin.
Ts. Nguyễn Hoàng hướng dẫn sinh viên học cây thuốc trên rừng
Năm 1992, một trong những học trò của ông tham gia nghiên cứu đề tài này và đã đạt giải nhất trong Hội nghị Khoa học Tuổi trẻ Y dược toàn quốc và được thưởng Huy chương Tuổi trẻ sáng tạo. Trung ương đoàn đã tặng ông Huy chương vì thế hệ trẻ.
Đề tài thuốc Diosgin đã được nghiệm thu ở Hội đổng khoa học trường Đại học Dược Hà Nội, thuốc đã được sử dụng cho khoảng 500 người rối loạn chuyển hóa lipid trong máu, kết quả rẫt tốt các chỉ số mỡ máu đều được trở lại bình thường sau 1-2 tháng điều trị. Thuốc còn có tác dụng cho người bị viêm khớp, huyết áp cao.
Hiện nay, với sự kết hợp của công nghệ chiết xuất, bào chế hiện đại, Công ty dược Tân Bách Tùng sản xuất đại trà mang tên Nần Vàng Tiên Thảo. Sản phẩm đã được chứng nhận top 100 sản phẩm vàng nảm 2012 và đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành toàn quốc. Nần Vàng Tiên Thảo, tinh chất thảo dược 100% từ củ Nần nghệ giúp hạ mỡ máu, tốt cho người bị rối loạn chuyển hóa lipid, béo phì, tiểu đường và gan nhiễm mỡ.
Cây Nần nghệ
Ngoài đề tài khoa học đã cho ra sản phẩm Nần Vàng Tiên Thảo, Hamomax, Diosgin ông còn có rất nhiêu công trình nghiên cứu khoa học khác. Trong đó, một số công trình ông tâm đắc đó là: Bước đầu nghiên cứu cây hoàng cung trinh nữ có khả năng chữa ung thư; Khảo sát chất chống oxi hóa ữong thuốc đông dược; Khảo sát mối liên quan giữa chất chống oxi hóa và tính năng của đông được theo thuyết âm dương; Xây dựng phương pháp xác định hoạt độ chống oxi hóa của đông dược bằng phương pháp xác định chỉ số iot của Tween 80...
Với sự thành công của những để tài nghiên cứu khoa học ấy, ông đã có những bước đi mới trong việc khám và điều trị bệnh đa khoa. Hiện nay, ông vẫn tích cực tham gia khám chữa bệnh cho các bệnh nhân tại nhà, mỗi ngày ông tiếp hàng chục bệnh nhân, ông chữa đa khoa như: Bệnh trĩ, viêm khớp, đường ruột, phụ khoa như rối loạn kinh nguyệt, viêm xoang, ho, rối loạn tiêu hóa, huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu... Có khi khách đến chỉ đơn thuần là tư vấn hoặc đàm đạo về y lí, sức khỏe, thuốc men...
Ts. Lương y Nguyễn Hoàng đang thăm khám cho bệnh nhân
Hiện nay, đã hơn 50 năm kinh nghiêm gắn bó với nghề y, đặc biệt là gắn bó với Đông y. Tài năng cũng như lòng nhiệt thành của ông đã được khẳng định theo năm tháng. Không chỉ khám, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học mà người Tiến sĩ - Lương y này còn là một chuyên gia tư vẫn quen thuộc của các chương trình truyền hình như: Chương trình Cây thuốc Việt, Cuộc sống thường ngày, Chương trình Vitamin, Lắng nghe cơ thể bạn... Ông cũng là cố vấn cho các công ty sản xuất dược phẩm nổi tiếng như: Công ty Dược Phúc Hưng, Công ty Dược Tâm Bình, Công ty Dược Hoa Linh, Công ty Tân Bách Tùng...
Ts. Nguyễn Hoàng đang tư vấn cho chương trình cây thuốc Việt
Ts. Nguyễn Hoàng đang tư vấn cho chương trình Vitamin
Nhìn lại cả cuộc đời của người thầy thuốc tuổi đã ngoài 70 - Tiến sĩ -Lương y Nguyễn Hoàng, người đời mới thấy ngưỡng mộ cái tài, cái đức của người làm y nghiệp như ông. Ông đã và đang là người viết tiếp trang sử vẻ vang về câu chuyện những người con Quảng Ngải khoác áo blouse trắng trên khắp mọi miền tổ quốc. Đó là tấm gương về lao động và học tập cho thế hệ trẻ, những tấm gương như vậy còn sáng mãi cùng đất nước, non sông.
Nguồn: Chuyện người thầy thuốc Nhân dân, (2015), Nhà xuất bản văn hóa-thông tin, Tập II, trang 100-109