MÃ ĐỀ
Tên khác:Xa tiền, Bông mã đề, Suma (Tày), Nhả én dứt (Thái).
Tên khoa học:Plantago major L.; thuộc họ Mã đề (Plantaginaceae).
Tên đồng nghĩa: Plantago borysthenica Wissjul.; Plantago dregeana Decne.; Plantago gigasH. Lév.; Plantago jehohlensis Koidz.; Plantago latifolia Salisb.; Plantago macronipponica Yamam.; Plantago major var. borysthenica Rogow.; Plantago major var. gigas (H. Lév.) H. Lév.; Plantago major var. jehohlensis (Koidz.) S.H. Li; Plantago major var. kimurae Yamam.; Plantago major var. major; Plantago major f. major; Plantago majorvar. paludosa Bég.; Plantago major var. pauciflora (Gilib.) Bég.; Plantago major var. sawadai Yamam.; Plantago major f. scopulorum Fr.; Plantago major var. sinuata (Lam.) Decne.; Plantago sawadai (Yamam.) Yamam.; Plantago villifera Kitag.
Mô tả (Đặc điểm thực vật): Cây thảo, sống hàng nãm, có thân ngắn. Lá mọc thành hình hoa thị, hình trứng, dài 5 - 12 cm, rộng 3,5 - 8 cm, đầu tù hơi có mũi nhọn, gân lá hình cung, mép uốn lượn, nguyên hoặc có răng cưa nhỏ, không đều; cuống lá dài 5 -10 cm, loe ở gốc. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thằnh bông có cán dài hơn lá; hoa nhỏ có lá bắc hình trứng, ngắn hơn đài; đài 4 thùy hơi có gờ, dính nhau ở gốc; tràng hoa mỏng, khô xác, có 4 thùy hình tam giác nhọn, xếp xen kẽ vói các lá đài; nhị 4, chỉ nhị mảnh; bầu hình cầu, có 2 ô. Quả nang, hình chóp thuôn, dài 3,5 - 4 mm, mở bằng một nắp nứt ngang trên các lá đài; hạt hơi dẹt, màu nâu hoặc đen bóng. Mùa hoa quả : tháng 5-8.
Bộ phận dùng:Phần cây trên mặt (Herba Plantaginis), thường gọi là Xa tiền thảo và hạt (Semen Plantaginis), thường gọi là Xa tiền tử.
Phân bố: Trên thế giới, mã đề phân bố ở tất cả các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới của các châu lục. Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Philippin, Indonesia, Ấn Độ và một số tỉnh phía nam Trung Quốc... là những nơi có nhiều mã đề trong các quần thể mọc hoang cũng như trồng trọt, ở Việt Nam, mã đề mọc hoang dại ở vùng núi. Độ cao phân bố có thể hơn 1600 m (ở Đồng Văn và Mèo Vạc - Hà Giang). Cây còn gặp ở một số đảo lớn như Hòn Mê (Thanh Hóa); Cát Bà (Hải Phòng); Cô Tô (Quảng Ninh)...
Sinh thái: Mã đề là cây ưa sáng, ưa ẩm và có khả năng chịu hạn nhẹ, thích nghi cao với vùng có khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm. ở vùng núi cao lạnh (nhiệt độ trung bình 15 - 16°C), cây sinh trưởng kém, lá nhỏ và tổng khối lượng chất xanh cũng ít. Cây ra hoa quả nhiều, trên một cá thể có thể thu được 10.000 - 14.000 hạt; Trong tự nhiên, khi cây tàn lụi, hạt giống rd xuống đất và có thể tồn tại qua mùa đông, sau đó mới nảy mầm.
Thu hái:Vào tháng 7-8, lúc quả chín, thu hái toàn cây đem về phơi khô, đập quả lấy hạt, rồi phơi khô cất dành.
Thành phần hoá học:
Lá mã đề chứa iridoid (aucubosid, catalpol), acid phenolic và ester phenylpropanoic của glycosid, majorosid. Dược điển Pháp X quy định hàm lượng aucubin phải đạt 0,5%. Sấy ở nhiệt độ 80°, hàm lượng aucubin cao hơn ỏ 40°.
Lá còn chứa chất nhầy vói hàm lượng là 20% (Giáo trình dược liệu, tập 1,1998). Dược điển Việt Nam I, tập 2 quy định hạt phải có chỉ số nở tối thiểu là 5.
Hạt chứa chất nhầy giàu D-galactose, L - arabinose và có khoảng 40% acid uronic, dầu béo, trong đó có acid 9 - hydroxy cis - 11 - octadecenoic (đồng phân của acid ricinoleic) 1,5%
Ngoài ra, mã đề có nhiều flavonoid: apigenin, quercetin, scutelarein, baicalein, hispidulin (5,7,4'-trihydroxy-6-methoxy-flavon), luteolin-7-glucosid, luteolin-7-glucuronid, homoplantaginin (= 7-O-β-D-glucopyranosyl-5,4'- dihydroxy - 6 - methoxyflavon), nopitrin (=7-0-ị3-D- glucopyranosyl - 5,3',4'-trihydroxy-6-methoxyflavon), 7-O-β-D-glucopyranosyl- 5,6,3',4' -trihydroxyflavon).
Mã đề còn chứa nhiều chất khác như acid cinamic, acid p. coumaric, acid ferulic, acid cafeic, acid chlorogenic), caroten, vitamin K, vitamin C (Bài giảng dược liệu, tập I, 1998).
Tính vị, tác dụng: Mã đề có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, lợi phế, làm long đờm.
Công dụng: Thường dùng chữa: 1. Sỏi niệu và nhiễm trùng đường niệu, viêm thận, phù thũng; 2. Cảm lạnh ho, viêm khí quản; 3. Viêm ruột, lỵ; 4. Viêm kết mạc cấp, viêm gan; 5. Ðau mắt đỏ có màng. Dùng toàn cây 15-30g, hạt 5-10g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, giã cây tươi đắp mụn nhọt.
Ở Thái Lan, toàn cây được dùng lợi tiểu, trị viêm họng và dùng ngoài trị viêm mủ da, sâu bọ cắn và dị ứng.
Cách dùng: Lá sắc hoặc nấu cao uống làm thuốc thông tiểu, chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, tả lỵ, mắt đỏ đau. Cả cây nấu cao đặc bôi trị bỏng. (Lấy bông nhúng thuốc đắp lên chỗ bỏng băng lại, mỗi ngày thay 1 lần). Cây tươi sắc nước uống chữa huyết áp cao. Lá tươi sắc uống chữa lỵ cấp tính và mạn tính. Lá tươi giã nát đắp mụn nhọt, làm mụn nhọt chóng vỡ mủ và mau lành.
Bài thuốc:
1. Chữa lỵ: Mã đề, đây mơ lông, cỏ seo gà, mỗi vị 20g. sắc uống.
2. Chữa người già đái khó, cơ thể nóng: Hạt mã đề 1 chén (có dung tích 50 ml), bỏ vào túi, sắc lấy nước. Dùng nước này nấu cháo lứa kê mà ăn.
3. Chữa tiểu ra máu: Lá mã đề, cỏ ích mẫu, giã vắt lấy nước cốt uống.
4. Chữa sưng dương vật: Hạt mã đề tán nhỏ, mỗi lần uống 1 thìa, ngày 2 lần.
5. Chữa trẻ em tiểu tiện khó: Mã đề giã vắt lấy nước, hòa vói ít mật ong cho uống.
6. Chữa đau mắt: Mã để giã vắt lấy nước cốt, hòa vdi nước mãng tre vòi, lọc trong mà nhỏ mắt.
7. Thuốc lợi tiểu: Hạt mã đề 10g, cam thảo 2g, nước 600 ml. sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày.
8. Chữa ho đờm: Mã đề 10g, cam thảo 2g, cát cánh 2g, nước 400ml. Sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày. Nếu không có cam thảo, có thể thay bằng đưòng cho đủ ngọt.
9 Chữa phù thũng và tiêu chảy kèm sốt, ho và nôn: Hạt mã đề, ý dĩ sao, đều bằng nhau. Tán bột, uống mỗi lần 10g, ngày dùng 30g.
10. Chữa tiêu chảy: Mã đề tươi 1-2 nắm, rau má 1 nắm, cỏ nhọ nồi (hoặc lá phèn đen) 1 nắm. Sắc đặc, chia nhiều lần uống.
11. Chữa sốt xuất huyết:
a. Mã đề (hoặc cối xay, rễ cỏ tranh) 20g, rau má 30g, cỏ nhọ nồi 30g. Có thể dùng tươi (giã vắt lấy nưốc uống), hoặc sắc uống. Bài thuốc này cũng có thể dùng để phòng bệnh.
b. Mã đề 40g, cỏ nhọ nồi 40g, rau má (hoặc cát căn) 40g, rau sam 40g, kim ngân 30g, hoa hoè 10g, thảo quyết minh 10g. Sắc với 300 ml nước, lấy 100 ml, uống nước đầu, sau đó sắc nước thứ hai và thứ ba, uống tiếp trong ngày.
12. Chữa bỏng: Nước sắc mã đề đậm đặc 100% (100 ml = 100g mã đề khô), trộn đều vói lanolin 50g, dầu parafin 50g. Bôi thuốc mỡ lên vết bỏng và băng lại.
13. Chữa giai đoạn đầu của bệnh lao phổi: Hạt mã đề 10g, đảng sâm 16g, sơn dược 15g, ý dĩ 10g, mạch môn 10g, hạt mơ Trung Quốc (Prunus mume) 10g, cam thảo 3g. sắc với 600 ml nước, còn 200 ml. Chia làm 2-3 lần uống trong ngày.
14. Chữa đái tháo đường: Hạt mã đề 6g, sơn dược 15,5g, sinh địa 15,5g, phục linh 15,5g, phụ tử 15,5g, sơn thù du 10g, trạch tả 10g, quế 10g, ngưu tất 10g, mẫu đơn bì 6g. Làm thành viên 2,5g, mỗi lần uống 4 viên, agày 2 lần. Hoặc sắc với 800 ml nước, còn 450 ml, mỗi lần uống 150 ml, ngày 3 lần.
15. Dùng trong bệnh sỏi niệu để thúc đẩy sự bài xuất sỏi:
a. Bệnh sỏi niệu thể nhẹ: Hạt mã đề 12 - 40g, kim tiền thảo 40g, thạch vĩ 20- 40g, hoạt thạch 20 - 40g, hải kim sa 12 - 40g, đông quỳ tử 12 - 20g, ngưu tất 12g, chỉ xác 12g, hậu phác 12g, vương bất lưu hành 12g. Có tác dụng bài xuất sỏi đường tiết niêu có đường kính 0,5 - 0,9 cm.
b. Bệnh sỏi niệu thể nặng: Hạt mã đề 12 - 40g, kũn tiền thảo 40g, thạch vĩ 20- 40g, hoạt thạch 20 - 40g, miết giáp 12 - 40g, tam lăng 20g, ý dĩ 20g, ngưu tất 20g, nga truật 20g, chỉ xác 12g, hậu phác 12g, tạo giác thích 12g, hạ khô thảo 12g, xuyên sơn giáp 12g, bạch chỉ 12g. Có tác dụng bài xuất sỏi đường tiết niệu có thể tích tương đối to hơn, lâu không di động.
16. Chữa viêm loét dạ dày tá tràng thể tỳ vị hư hàn, cố thiểu toan dạ dày: Mã đề 10g, hoàng bá 18g, đảng sâm 12g, ô mai 10 quả; phụ tử chế, hoàng liên, đương quy, mỗi vị 8g; quế chi, tế tân, can khương, mỗi vị 6g. sắc uống ngày một thang.
17. Chữa tiêu chảy mạn tính: Hạt mã đề 8g; cát căn, rau má, đảng sâm, cam thảo dây, mỗi vị 12g; cúc hoa 8g. sắc uống ngày một thang.
18. Chữa viêm gan cấp tính:
a. Mã đề 20g, nhân trần 40g, hạ khô thảo 20g, đại phúc bì 16g, đảng sâm 12g. sắc uống ngày một thang.
b. Hạt mã đề, nhân trần, mỗi vị 20g; chi tử sao, phục linh, trư linh, trạch tả, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
c. Mã đề 16g, lá bọ mẩy 20g, ý dĩ 16g; nhân trần, đại phúc bì, mỗi vị 12g; chi tử, hương phụ, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang
19. Chữa viêm gan mạn tính (Nhân trần ngũ linh thang gia giảm): Mã đề 12g, nhân trần 20g; đảng sâm, ý dĩ, mỗi vị 16g; bạch truật, phục linh, trạch tả, mỗi vị 12g; trư linh 8g. Sắc uống ngày một thang.
20. Chữa viêm cầu thận cấp tính (Việt tỳ thang gia vị): Mã đề 16g, thạch cao 20g; ma hoàng, bạch truật, đại táo, mỗi vị 12g; mộc thông 8g; gừng, cam thảo, quế chi, mỗi vị 6g. sắc uống ngày một thang.
21. Chữa viêm cầu thận mạn tính (Vi linh thang gia giảm):
a. Mã đề 20g, ý dĩ 16g; thương truậl, phục linh bì, trạch tả, mỗi vị 12g; quế chi, hậu phác, mỗi vị 6g; xuyên tiêu 4g. sắc uống ngày một thang.
b. Mã đề, bạch truật, bạch thược, bạch linh, trạch tả, mỗi vị 12g; phụ tử chế, trư linh, mỗi vị 8g; can khương 6g, nhục quế 4g. sắc uống ngày một thang.
22. Chữa viêm bàng quang cấp tính: Mã đề 16g; hoàng bá, hoàng liên, phục linh, rễ cỏ tranh, mỗi vị 12g; trư linh, mộc thông, hoạt thạch, bán hạ chế, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang.
23. Chữa bí tiểu tiện, đái dắt, đái buốt: Bông mã đề 12g, cao ban long 20g, rễ cỏ tranh 12g, nhục quế 4g. sắc uống ngày một thang.
24. Chữa sỏi tiết niệu kèm theo bội nhiễm đường tiết niệu:
a. Mã đề 20g, kim tiền thảo 40g, tỳ giải 20g; trạch tả, uất kim, ngưu tất, mỗi vị 12g; kê nội kim 8g. sắc uống ngày một thang.
b. Mã để 20g, Jdm tiền thảo 40g; sinh địa, đạm trức diệp, mỗi vị 16g; mộc thông, cam thảo sao cháy, kê nội kim, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang. Nếu đái ra máu thêm : cỏ nhọ nồi 16g, tiểu kế 12g. Nếu đau nhiều thêm : ô dược, uất kim, diên hồ sách, mỗi vị 8g.
25. Chữa sỏi tiết niệu gây sung huyết, chảy máu nhiều: Mã đề 20g, kim tiền thảo 40g, ý dĩ 16g, ngưu tất 12g; đào nhân, uất kim, chỉ xác, vỏ cau, kê nội kim, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
26. Chữa sỏi tiết niệu nhỏ không có cơn đau, để làm tan sỏi hoặc bài tiết ra ngoài: Hạt mã đề, kim tiền thảo, bạch mao căn, mỗi vị 20g, ý dĩ 12g. Sắc uống ngày một thang.
27. Chữa khí hư:
a. Dịch hoàng thang: Hạt mã đề sao 4g; sơn dược, khiếm thực, mỗi vị 40g; hoàng bá 8g, bạch quả (đập nát) 10 quả. sắc uống ngày một thang.
b. Long đởm tả can thang gia giảm : Mã đề, hạt mã đề, sơn chi, tỳ giải, ý dĩ, mỗi vị 12g; long đởm thảo, sài hồ, bạch thược, sinh địa, mộc thông, hoàng bá, phục linh, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang.
28. Viêm tai giữa cấp tính:
Hạt mã đề, long đởm thảo, hoàng cầm, mộc thông, trạch tả, smh địa, mỗi vị 12g; chi tử, đương quy, mỗi vị 8g; cam thảo 4g. sắc uống ngày một thang.
Tài liệu dẫn:
Bộ môn dược liệu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, tr. 203-205
Võ Văn Chi (2013), Từ điển cây thuốc Việt Nam Tập I, Nhà xuất bản Y Học
FOC Vol. 19 Page 495, 497
The Plant List 2013