Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Ts. Lương y Nguyễn Hoàng Chân dung người thầy giáo, thầy thuốc khoa học

Nguyễn HoàngLà một tỉnh nằm ở vùng Duyên Hải Trung Bộ, Việt Nam. Cũng như các tỉnh miền biển khác, Quảng Ngãi thường xuyên chịu nắng mưa, hão lũ thất thường của thời tiết. Nhưng, chính cái khó khăn ấy mà đất và người nơi đây đều có một sức sống bền bỉ sáng tạo. Họ vươn lên từ trong khó khăn và mang chính những thành quả tốt đẹp đi xây dựng khắp mọi miền tổ quốc. Tiến sĩ, Lương y Nguyễn Hoàng nguyên Giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội là một bức chân dung về con người ấy, nghị lực, cống hiến và thiện tâm.
Bước đường đến vai nghề thầy thuốc...
Tiến sĩ, Lương y Nguyễn Hoàng sinh nảm 1940 tại xã Tinh Châu, huyện Sơn Tĩnh, tỉnh Quảng Ngãi trong gia đình có truyền thống y nghiệp. Cha ông đã từng làm đông y khám chữa bệnh cho chính những người dân trong làng, sau này cụ không có dịp làm nghề y nữa mà theo tiếng gọi của tổ quốc, cụ lên đường tham gia cách mạng bảo vệ non sông đất nước Việt Nam.
Năm 1954 cụ tập kết ra Bắc theo Hiệp định Giơ - ne - vơ. Theo tiêu chuẩn của cụ, Nguyễn Hoàng ra Bắc học tập ở trường học sinh miền Nam trong sự đùm bọc, cưu mang, dạy dỗ của nhân dân miền Bắc, trong lúc đồng bào còn gặp vô vàn khó khăn thiếu thốn sau chiến tranh. Cảm nhận được tình cảm và công ơn ấy, Nguyễn Hoàng và bạn bè không ngừng cố gắng học tập. Năm 1961 ông thi đỗ vào khoa Vật lí trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và được gọi sang học ở Liên Xô cũ. Tại đây ông theo học cử nhân Sinh học chuyên Khoa Sinh hóa học, với luận văn tốt nghiệp “Phân tích thành phần Protein trong một giống lúa ở Việt Nam”. 

 Ts. Nguyễn Hoàng cùng Gs. Đỗ Tất Lợi và toàn thể bộ môn Dược liệu
   Ts. Nguyễn Hoàng cùng Gs. Đỗ Tất Lợi và toàn thể bộ môn Dược liệu trường Đại học Dược Hà Nội
Năm 1967, sau 6 năm học tập và nghiên cứu trên đất nước Liên Xô ông trở về nước và nhận nhiệm vụ giảng dạy ở trường Đại học Dược Hà Nội, Bộ môn Dược liệu do Giáo sư Đỗ Tất Lợi làm chủ nhiệm bộ môn. Tại đây, ông vừa giảng dạy vừa học thêm về ngành dược nói chung và dược liệu nói riêng. Trong thời gian này, do được tiếp xúc với dược liệu, được học về công dụng, thành phần hóa học của cây thuốc mà ông lại càng ngày càng thấy yêu thích hơn về Đông Y. Ông muốn được hiểu rõ về cơ sở khoa học của việc sử dụng những vị thuốc trong dân gian, rất gần gũi thân thuộc với người dân mà lại có công dụng rất tốt trong việc chữa bệnh, ông nhận thấy rằng bên cạnh các sản phẩm thuốc Tây Y, nhiều trường hợp được kết hợp với dược liệu Đông y trong dân gian thì hiệu quả tăng lên gấp bội, tốn kém ít, rất phù hợp với kinh tế của đại đa số người dân nước Việt. Bởi vậy mà ông đã quyết tâm học Đông y, học trong sách Lãn ông, Tuệ Tĩnh, sách Trung Quốc, học trong dân, học bạn. Ông theo học các lớp học ở Hội Đông y Việt Nam. Tại đây, ông muốn được trao đổi, học hỏi các lương y nắm vững y lí và giàu kinh nghiêm thực tế trong việc chữa bệnh. Kiến thức về Đông y đã giúp cho bài giảng dược liệu của ông trước sinh viên càng được phong phú, sinh động. Khi tích lũy được vốn kiến thức kha khá về y học cổ truyền lại có hiểu biết cơ bản về hoạt chất và tác dụng dược lí của cây thuốc, năm 1980 ông bắt đầu hành nghề Đông y, khám và chữa bệnh bằng thảo dược.
Trong quá trình giảng dạy tại trường Đại học Dược Hà Nội, ông tự nghiên cứu thu thập cây cỏ làm thuốc, tự viết luận án Tiến sĩ, đến năm 1985 ông tiếp tục sang Liên Xô 6 tháng (theo diện Liên Xô gọi lại các học sinh cũ sang) để nâng cao trình độ. Lúc này, do đã có sẵn luận án trong tay nên ỏng được bảo vệ học vị Phó tiến sĩ Dược học (nay là Tiến sĩ) tại trường Y số 1 Matxcova. Sau khi bảo vệ Luận án Tiến sĩ thành công tại Liên Xô, ông trở về nước tiếp tục nghiên cứu, giảng dạy tại trường Đại học Dược Hà Nội.
Ông đã biên soạn một số giáo trình: Sinh tổng hợp các nhóm hoạt chất trong cây thuốc (bài giảng cho sinh viên chuyên khoa Dược liệu); Thực tập hóa thực vật (sử dụng cho sinh viên chuyên khoa Dược liệu); Nhận thức dược liệu (tài liệu thực tập môn Dược liệu); Chất chống oxi hóa trong đông dược (giảng cho học viên sau Đại học); Nguồn tài nguyên steroid (giảng cho học viên sau Đại học).
Năm 1990 Tiến sĩ - Lương y Nguyễn Hoàng cùng một số bạn đồng nghiệp thành lập phòng khám Đông Y ngay tại trường Đại học Dược Hà Nội. Sau hơn 20 năm làm nghề Đông y, khám và chữa cho hàng nghìn bệnh nhân trên khắp các miền của tổ quốc, năm 1992 ông đã được Sở Y tế cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh. Năm 2003 khi đã hơn 60 năm tuổi đời, gần 40 năm công tác tại Đại học Dược Hà Nội ông được nghỉ hưu, nhưng ông vẫn tiếp tục khám và chữa bệnh tại phòng khám. Năm 2008, ông và các bạn đồng nghiệp không khám chữa bệnh ở trường nữa mà vừa nghỉ ngơi vừa bốc thuốc tại nhà.
Đến nay, khi đã hơn 50 năm gắn bó với nghề y, trực tiếp khám và điều trị bệnh cho hàng ngàn bệnh nhân trên cả nước, Tiến sĩ - Lương y Nguyễn Hoàng vẫn rất minh mẫn và tự hào với công việc khám bệnh, bốc thuốc cứu người của mình. Không chỉ là một lương y chuyến khám chữa bệnh cho bệnh nhân mà ông còn là một thành viên rất tích cực trong các hoạt động từ thiện tại chùa, đình, hay đi tới các gia đình chính sách. Nhân dịp ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 ông cũng đã tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho các gia đinh thương binh hệt sĩ có công với tổ quốc. Ông muốn tỏ lòng tri ân tới tất cả các liệt sĩ đã hy sinh vi sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, họ đã ngã xuống vi hòa bình, độc lập dân tộc. Vậy nên với tư cách là một lương y, có kiến thức về y học ông muốn chữa bệnh, khám bệnh nhiều hơn nữa cho bệnh nhân. Đặc biệt là việc chữa bệnh miễn phí cho những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn, những người bệnh thuộc gia đình chính sách.
Để có thể làm được những điểu giản dị nhưng rất đỗi nhân văn ấy không phải bất cứ người lương y nào cũng làm được, nhất là trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay. Vượt qua những rào cản của cuộc sống, rào cản về kinh tế trên hết là tình yêu thương bệnh nhân, sự đồng cảm với người bệnh và lòng nhiệt thành của người Thầy thuốc, niềm hạnh phúc lớn của ông là mỗi lần người bệnh được chữa khỏi, còn ngược lại là nỗi buồn. Với lương y Nguyễn Hoàng, đằng sau những khó khăn, vấp ngã của cuộc đời, ông luôn có hậu phương vững chắc, luôn ủng hộ và cùng ông vượt qua sóng gió và viết tiếp cuốn gia phả gia đinh lương y. Gia đình ấy là vợ và hai người con của ông. Vợ ông, là một kỹ thuật viên công tác tại Bộ môn Dược liệu, trường Đại học Dược Hà Nội, bà luôn hỗ trợ đắc lực cho ông trong công việc. Hai người con trai đã trưởng thành là niềm động viên vô cùng lớn lao đối với ông, anh con trai đầu là Kỹ sư xây dựng, còn con trai thứ 2 theo bước cha, anh là Tiến sĩ Dược học, giảng dạy cây thuốc tại trường Đại học Dược Hà Nội và cũng đã có chứng chỉ lương y.

Ts. Nguyễn Hoàng cùng gia đình
Ts. Nguyễn Hoàng cùng gia đình
Câu chuyện người thầy thuốc làm khoa học
Trong công tác giảng dạy, năm nào ông cũng đưa sinh viên lặn lội đi khắp miền đất nước từ Bắc vào Nam, từ biển đảo lên núi rừng để sưu tầm cây thuốc. Trong hàng trăm mẫu cây thuốc thu thập được, ông đã tập trung sức lực nghiên cứu nhiều hơn vào các loài Dioscorea, họ củ nâu Dioscoreaceae, có saponin steroid. Các nhà khoa học trên thế giới lúc đó cũng đang tập trung nghiên cứu hợp chất steroit trong các loài cây này theo 2 hướng:
- Chiết xuất phần genin (chủ yếu là Diosgenin) làm nguyên liệu bán tổng hợp hàng loạt thuốc steroid.
- Chiết xuất saponin toàn phần làm thuốc chống viêm, thuốc hạ mỡ máu. Ông đã tập hợp và nghiên cứu sâu 10 loài Dioscorea, lập nên luận án Phó tiến sĩ “Tìm nguồn nguyên liệu diosgenin trong các loài Dioscorea ở Việt Nam” để bảo vệ tại trường Đại học Y sỗ 1 Xê - Trê - Nốp Matxcova năm 1985.
Trong 10 loài, ông đã tập trung nghiên cứu sâu hơn loài D. collettii Hook.F (ông đặt tên là Nần nghệ) về các mặt hoạt chất, tác dụng dược lí, lâm sàng, bào chế... Ông đã nhận được sự giúp đỡ và cộng tác chân tình của các nhà khoa học như GS. Vũ Văn Chuyên, DS. Lê Đình Bích, DS. Hoàng Trạch, GS. Phạm Khuê, GS. Hoàng Kim Huyền, ông bà GS. Muraviova D.A. (Liên Xô cũ)... cùng sự tham gia của hàng chục sinh viên, nghiên cứu sinh làm luận văn tốt nghiệp quanh để tài thuốc Diosgin.

Ts. Nguyễn Hoàng hướng dẫn sinh viên học cây thuốc trên rừng
Ts. Nguyễn Hoàng hướng dẫn sinh viên học cây thuốc trên rừng
Năm 1992, một trong những học trò của ông tham gia nghiên cứu đề tài này và đã đạt giải nhất trong Hội nghị Khoa học Tuổi trẻ Y dược toàn quốc và được thưởng Huy chương Tuổi trẻ sáng tạo. Trung ương đoàn đã tặng ông Huy chương vì thế hệ trẻ.
Đề tài thuốc Diosgin đã được nghiệm thu ở Hội đổng khoa học trường Đại học Dược Hà Nội, thuốc đã được sử dụng cho khoảng 500 người rối loạn chuyển hóa lipid trong máu, kết quả rẫt tốt các chỉ số mỡ máu đều được trở lại bình thường sau 1-2 tháng điều trị. Thuốc còn có tác dụng cho người bị viêm khớp, huyết áp cao.
Hiện nay, với sự kết hợp của công nghệ chiết xuất, bào chế hiện đại, Công ty dược Tân Bách Tùng sản xuất đại trà mang tên Nần Vàng Tiên Thảo. Sản phẩm đã được chứng nhận top 100 sản phẩm vàng nảm 2012 và đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành toàn quốc. Nần Vàng Tiên Thảo, tinh chất thảo dược 100% từ củ Nần nghệ giúp hạ mỡ máu, tốt cho người bị rối loạn chuyển hóa lipid, béo phì, tiểu đường và gan nhiễm mỡ.

Cây Nần nghệ
Cây Nần nghệ
Ngoài đề tài khoa học đã cho ra sản phẩm Nần Vàng Tiên Thảo, Hamomax, Diosgin ông còn có rất nhiêu công trình nghiên cứu khoa học khác. Trong đó, một số công trình ông tâm đắc đó là: Bước đầu nghiên cứu cây hoàng cung trinh nữ có khả năng chữa ung thư; Khảo sát chất chống oxi hóa ữong thuốc đông dược; Khảo sát mối liên quan giữa chất chống oxi hóa và tính năng của đông được theo thuyết âm dương; Xây dựng phương pháp xác định hoạt độ chống oxi hóa của đông dược bằng phương pháp xác định chỉ số iot của Tween 80...
Với sự thành công của những để tài nghiên cứu khoa học ấy, ông đã có những bước đi mới trong việc khám và điều trị bệnh đa khoa. Hiện nay, ông vẫn tích cực tham gia khám chữa bệnh cho các bệnh nhân tại nhà, mỗi ngày ông tiếp hàng chục bệnh nhân, ông chữa đa khoa như: Bệnh trĩ, viêm khớp, đường ruột, phụ khoa như rối loạn kinh nguyệt, viêm xoang, ho, rối loạn tiêu hóa, huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu... Có khi khách đến chỉ đơn thuần là tư vấn hoặc đàm đạo về y lí, sức khỏe, thuốc men...

Ts. Lương y Nguyễn Hoàng đang thăm khám cho bệnh nhân
Ts. Lương y Nguyễn Hoàng đang thăm khám cho bệnh nhân
Hiện nay, đã hơn 50 năm kinh nghiêm gắn bó với nghề y, đặc biệt là gắn bó với Đông y. Tài năng cũng như lòng nhiệt thành của ông đã được khẳng định theo năm tháng. Không chỉ khám, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học mà người Tiến sĩ - Lương y này còn là một chuyên gia tư vẫn quen thuộc của các chương trình truyền hình như: Chương trình Cây thuốc Việt, Cuộc sống thường ngày, Chương trình Vitamin, Lắng nghe cơ thể bạn... Ông cũng là cố vấn cho các công ty sản xuất dược phẩm nổi tiếng như: Công ty Dược Phúc Hưng, Công ty Dược Tâm Bình, Công ty Dược Hoa Linh, Công ty Tân Bách Tùng...

Ts. Nguyễn Hoàng đang tư vấn cho chương trình cây thuốc Việt
Ts. Nguyễn Hoàng đang tư vấn cho chương trình cây thuốc Việt

Ts. Nguyễn Hoàng đang tư vấn cho chương trình Vitamin
Ts. Nguyễn Hoàng đang tư vấn cho chương trình Vitamin
Nhìn lại cả cuộc đời của người thầy thuốc tuổi đã ngoài 70 - Tiến sĩ -Lương y Nguyễn Hoàng, người đời mới thấy ngưỡng mộ cái tài, cái đức của người làm y nghiệp như ông. Ông đã và đang là người viết tiếp trang sử vẻ vang về câu chuyện những người con Quảng Ngải khoác áo blouse trắng trên khắp mọi miền tổ quốc. Đó là tấm gương về lao động và học tập cho thế hệ trẻ, những tấm gương như vậy còn sáng mãi cùng đất nước, non sông.
Nguồn:  Chuyện người thầy thuốc Nhân dân, (2015), Nhà xuất bản văn hóa-thông tin, Tập II, trang 100-109

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

PHÒNG PHONG THẢO-chữa viêm dạ dày ruột, thấp khớp

PHÒNG PHONG THẢO


Tên khác: Hy kiểm, Thiên thảo, Phòng phong thảo, Dị thần, Dị phần ấn, Thổ hoắc hương,  Sơn kiềm.
Tên khoa học:Anisomeles indica (L.) Kuntze; họ Hoa môi (Lamiaceae).
Tên đồng nghĩa: Ajuga disticha (L.) Roxb.; Ajuga glabrata Benth. ex Wall.; Ajuga mollissima Wall. ex Steud.; Anisomeles albiflora (Hassk.) Miq.; Anisomeles disticha (L.) B.Heyne ex Roth; Anisomeles glabrata Benth. ex Wall.; Anisomeles malabarica var. albiflora Hassk.  ; Anisomeles mollissima Wall.; Anisomeles ovataW.T.Aiton; Anisomeles secunda Kuntze; Anisomeles tonkinensis Gand.; Ballota disticha L.; Ballota mauritiana Pers.; Epimeredi indicus (L.) Rothm.; Epimeredi secundus Rothm.;      Marrubium indicum (L.) Burm.f.; Monarda zeylanicaBurm.f.; Nepeta amboinica L.f.; Nepeta disticha (L.) Blume; Nepeta indica L.; Phlomis alba Blanco
Tên tiếng Anh: Indian catmint
Mô tả (Đặc điểm thực vật): Cây thảo, sống lâu năm, cao 0,70 - l,20m. Thân vuông, mọc đứng, có nhiều lông nhất là ở ngọn và trên các cạnh. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 7 - 15 cm, rộng 3-6 cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép Miía răng, hai mặt đều có lông dày; cuống lá dài 1 - 5 cm. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành nhiều vòng rất sít nhau; lá mọc ở cụm hoa giống với lá thường, lá bắc hình mác hẹp; hoa không cuống, màu. hồng hoặc đỏ tía; đài hình chuông có 5 răng đều; tràng có ống ngắn chia 2 môi, môi trên rộng chia 3 thùy, thùy giữa lớn hơn, môi dưới ngắn; nhị 4. Quả bế gồm 4 quả hạch con, hình trứng dài và nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 12-3.

Phòng phong thảo: Anisomeles indica
Phòng phong thảo: Anisomeles indica (L.) Kuntze
Bộ phận dùng: Toàn cây (Herba Anisomelis Indicae).
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Ðộ, Nam Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Ở nước ta, cây mọc trên đất hoang ở nhiều nơi, chỗ ẩm mát.
Sinh thái: Cây phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du, độ cao dưới 1000m. Cỏ thiên thảo ưa ẩm và ưa sáng, thường mọc ở nương rẫy và thung lũng,
Thu hái: Thu hái toàn cây vào hè - thu, dùng tươi hoặc phơi khô.
Thành phần hóa học: Cỏ thiên thảo chứa các chất thuộc nhiều nhóm hóa học khác nhau:
- Các chất terpen: ovatodiolid; 4, 5-epioxyovatodiolid; acid anisomelic; acid 4, 7 - oxycycloanisomelic; 4-methylen-5-hydroxyovato-diolid; acid 4 - methylen-5-oxoanisomelic; iso - vatodiolid; betulin; glutinon; friedlin; glutinol; β-amyrin.
- Các flavonoid: cosmosiin; terniflorin, anisofloin A; prunin - 6”- p - coumarat; prunin - 3", 6" di - p - coumarat; apigenin - 7 - o - β - D - (2", 6"- di - O - p - coumaroyl) - glucosid; apigenin - O - p - D (4", 6"-di-O- p coumaroyl) glucosid; 5, 6 - dimethyl - 7, 3', 4’- trihydroxyflavon; 5 - hydroxy - 6, 7, 3', 4'-tetramethoxyflavon, 4,5 - dihydroxy - 6, 7, 3’-trimethoxyflavon; 5, 7, 4' - trihydroxyflavon.
- Các thành phần khác: methyl-p-hydroxycinamat; β-sitosterol - 3- O- β- D- glucosid; n-hexacosanol.
Tính vị, tác dụng: Vị cay, đắng, tính hơi ấm, có hương thơm; có tác dụng khư phong phát biểu, tiêu viêm chống đau, tiêu tích trệ, hoà trung chỉ ẩu.
Công dụng, cách dùng, liều dùng:
Cỏ thiên thảo làm dễ tiêu, lợi trung tiện, hạ sốt, lợi tiểu, chữa đau bụng, đầy hơi, bụng trướng, nôn mửa, viêm dạ dày ruột, rối loạn tiết niệu, thấp khớp. Ngày 20 - 40g sắc uống. Rễ cây chữa rắn độc cắn.
Lá vò ra có mùi hôi, nhưng phụ nữ vẫn dùng cây có hoa nấu nước gội đầu.
Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, người ta dùng cỏ thiên thảo chữa cảm mạo, ho, viêm
Bài thuốc:
1. Ngoài da nổi mẩn ngứa, eczema: 40-60g cây nấu nước xông rửa, và uống 1 bát khi thuốc nguội.
2. Chữa ăn không tiêu, đau bụng đầy hơiy bụng trướng, đi ngoài phân sống: Cỏ thiên thảo 20g, nghệ đen 8g. Sắc uống.
3. Chữa cảm gió, cảm cúm, sốt gai rét, không ra mồ hôi, đau mình hoặc ngoài da mẩn ngứa: Cỏ thiên thảo 30 - 40g, thêm 3 lát gừng, nấu nước, xông cho ra mồ hôi, uống một bát, khi thuốc còn nóng.
4. Chữa thấp khớp, thân thể đau nhức: Thân cành cỏ thiên thảo và dây đau xương, mỗi vị 30g/ngày. sắc uống.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, tr. 510-513
Võ Văn Chi (2013), Từ điển cây thuốc Việt Nam Tập I, Nhà xuất bản Y Học
Flora of China Vol. 17 Page 188
The Plant List 2013

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

MÃ ĐỀ Á-Plantago asiatica-chữa tiểu tiện buốt

MÃ ĐỀ Á


Tên khác: Xa tiền
Tên tiếng Anh: Chinese plantain, obako, arnoglossa
Tên khoa học: Plantago asiatica L.; Họ Mã đề (Plantaginaceae).
Tên đồng nghĩa: Plantago asiatica subsp. Asiatica; Plantago asiatica var. brevior Pilg.; Plantago asiatica var. densiusculaPilg.; Plantago asiatica f. folioscopa (T.Itô) Honda; Plantago asiatica var. laxa Pilg.; Plantago asiatica var. lobulata Pilg.; Plantago asiatica f. paniculata(Makino) Hara     ; Plantago asiatica f. roseaMakino ex Nakai; Plantago formosana Tateishi & Masam.; Plantago hostifoliaNakai & Kitag.           ; Plantago major var. asiatica (L.) Decne.; Plantago major var. folioscopa T.Itô ; Plantago major f. paniculata Makino
Mô tả (Đặc điểm thực vật): Cây thảo lâu năm cao 20-60cm có rễ to. Lá chụm ở mặt đất, phiến xoan dài 11-12cm, rộng 4-9cm, hai đầu tù, mép nguyên, nhăn, gân chính 5, mỏng không lông; cuống dẹp, dài đến bằng phiến. Bông đứng cao 20-45cm. Hoa nhỏ màu trắng không lông, lá dài bầu dục cao 1,8-2mm; tràng có ống mang 5 thuỳ xoan; nhị 4. Quả hộp xoan, cao to 3,5 x 2mm, hạt 4-6 to, dài đến 1,8mm, đen. Cây ra hoa tháng 5-9, quả tháng 6-10. 
Bộ phận dùng:Phần cây trên mặt đất (Herba Plantaginis), thường gọi là Xa tiền thảo. Hạt – (Semen Plantaginis), thường gọi là Xa tiền tử.
Phân bố: Ở Việt Nam cây mọc ở trảng vùng núi cao ở Ðà Lạt, tỉnh Lâm Ðồng. Trên thế giới cây có ở Trung Quốc, Bangladesh, Bhutan, India, Indonesia, Japan, Korea, Malaysia, Nepal, Sri Lanka.
Sinh thái: Cây thường mọc ở sườn núi, khe núi, bờ sông, ruộng ,ven đường, đất trống, bãi cỏ; ở độ cao 3800 m so với mực nước biển.
Thu hái: Thu hái khi cây đã có quả chín, phơi khô và đập quả lấy hạt, rồi phơi khô tiếp để cất dành.
Thành phần hoá học: Trong quả, hạt có nhiều chất nhầy, glucosid aucubin, acidic polysaccharide (PLP) , acid plantenolic, cholin, adenin và nhựa. Trong lá có chất nhầy chất đắng caroten, vitamin C, vitamin K và acid citric. Trong cây có glucosid aucubin.
Tính vị, tác dụng: Dược liệu có vị ngọt, tính hơi hàn; có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, thẩm thấp thông lâm, minh mục, khư đàm.
Công dụng:Thường dùng chữa: 1. Thuỷ thũng đầy trướng; 2. Tiểu tiện buốt; 3. Tả lỵ; 4. Mắt đỏ sưng đau; 5. Ho lâu ngày, viêm phế quản.
Tài liệu dẫn:
Võ Văn Chi (2013), Từ điển cây thuốc Việt Nam Tập I, Nhà xuất bản Y Học
Lu Gong, Hua Zhang, Yuge Niu, Lei Chen, Jie Liu, Sierkemideke Alaxi, Pingping Shang, Wenjuan Yu, and Liangli (Lucy) Yu;Novel Alkali Extractable Polysaccharide from Plantago asiatic L. Seeds and Its Radical-Scavenging and Bile Acid-Binding Activities; J. Agric. Food Chem., 2015, 63 (2), pp 569–577
Flora of China Vol. 19 Page 495, 497

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

MÃ ĐỀ- chữa sỏi niệu và nhiễm trùng đường niệu

MÃ ĐỀ


Tên khác:Xa tiền, Bông mã đề, Suma (Tày), Nhả én dứt (Thái).
Tên khoa học:Plantago major L.; thuộc họ Mã đề (Plantaginaceae).
Tên đồng nghĩa: Plantago borysthenica Wissjul.; Plantago dregeana Decne.; Plantago gigasH. Lév.; Plantago jehohlensis Koidz.; Plantago latifolia Salisb.; Plantago macronipponica Yamam.; Plantago major var. borysthenica Rogow.; Plantago major var. gigas (H. Lév.) H. Lév.; Plantago major var. jehohlensis (Koidz.) S.H. Li; Plantago major var. kimurae Yamam.; Plantago major var. major; Plantago major f. major; Plantago majorvar. paludosa Bég.; Plantago major var. pauciflora (Gilib.) Bég.; Plantago major var. sawadai Yamam.; Plantago major f. scopulorum Fr.; Plantago major var. sinuata (Lam.) Decne.; Plantago sawadai (Yamam.) Yamam.; Plantago villifera Kitag.
Mô tả (Đặc điểm thực vật): Cây thảo, sống hàng nãm, có thân ngắn. Lá mọc thành hình hoa thị, hình trứng, dài 5 - 12 cm, rộng 3,5 - 8 cm, đầu tù hơi có mũi nhọn, gân lá hình cung, mép uốn lượn, nguyên hoặc có răng cưa nhỏ, không đều; cuống lá dài 5 -10 cm, loe ở gốc. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thằnh bông có cán dài hơn lá; hoa nhỏ có lá bắc hình trứng, ngắn hơn đài; đài 4 thùy hơi có gờ, dính nhau ở gốc; tràng hoa mỏng, khô xác, có 4 thùy hình tam giác nhọn, xếp xen kẽ vói các lá đài; nhị 4, chỉ nhị mảnh; bầu hình cầu, có 2 ô. Quả nang, hình chóp thuôn, dài 3,5 - 4 mm, mở bằng một nắp nứt ngang trên các lá đài; hạt hơi dẹt, màu nâu hoặc đen bóng. Mùa hoa quả : tháng 5-8.
Bộ phận dùng:Phần cây trên mặt (Herba Plantaginis), thường gọi là Xa tiền thảo và hạt  (Semen Plantaginis), thường gọi là Xa tiền tử.
Phân bố: Trên thế giới, mã đề phân bố ở tất cả các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới của các châu lục. Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Philippin, Indonesia, Ấn Độ và một số tỉnh phía nam Trung Quốc... là những nơi có nhiều mã đề trong các quần thể mọc hoang cũng như trồng trọt, ở Việt Nam, mã đề mọc hoang dại ở vùng núi. Độ cao phân bố có thể hơn 1600 m (ở Đồng Văn và Mèo Vạc - Hà Giang). Cây còn gặp ở một số đảo lớn như Hòn Mê (Thanh Hóa); Cát Bà (Hải Phòng); Cô Tô (Quảng Ninh)...
Sinh thái: Mã đề là cây ưa sáng, ưa ẩm và có khả năng chịu hạn nhẹ, thích nghi cao với vùng có khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm. ở vùng núi cao lạnh (nhiệt độ trung bình 15 - 16°C), cây sinh trưởng kém, lá nhỏ và tổng khối lượng chất xanh cũng ít. Cây ra hoa quả nhiều, trên một cá thể có thể thu được 10.000 - 14.000 hạt; Trong tự nhiên, khi cây tàn lụi, hạt giống rd xuống đất và có thể tồn tại qua mùa đông, sau đó mới nảy mầm.
Thu hái:Vào tháng 7-8, lúc quả chín, thu hái toàn cây đem về phơi khô, đập quả lấy hạt, rồi phơi khô cất dành.
Thành phần hoá học:
Lá mã đề chứa iridoid (aucubosid, catalpol), acid phenolic và ester phenylpropanoic của glycosid, majorosid. Dược điển Pháp X quy định hàm lượng aucubin phải đạt 0,5%. Sấy ở nhiệt độ 80°, hàm lượng aucubin cao hơn ỏ 40°.
Lá còn chứa chất nhầy vói hàm lượng là 20% (Giáo trình dược liệu, tập 1,1998). Dược điển Việt Nam I, tập 2 quy định hạt phải có chỉ số nở tối thiểu là 5.
Hạt chứa chất nhầy giàu D-galactose, L - arabinose và có khoảng 40% acid uronic, dầu béo, trong đó có acid 9 - hydroxy cis - 11 - octadecenoic (đồng phân của acid ricinoleic) 1,5%
Ngoài ra, mã đề có nhiều flavonoid: apigenin, quercetin, scutelarein, baicalein, hispidulin (5,7,4'-trihydroxy-6-methoxy-flavon), luteolin-7-glucosid, luteolin-7-glucuronid, homoplantaginin (= 7-O-β-D-glucopyranosyl-5,4'- dihydroxy - 6 - methoxyflavon), nopitrin (=7-0-ị3-D- glucopyranosyl - 5,3',4'-trihydroxy-6-methoxyflavon), 7-O-β-D-glucopyranosyl- 5,6,3',4' -trihydroxyflavon).
Mã đề còn chứa nhiều chất khác như acid cinamic, acid p. coumaric, acid ferulic, acid cafeic, acid chlorogenic), caroten, vitamin K, vitamin C (Bài giảng dược liệu, tập I, 1998).
Tính vị, tác dụng: Mã đề có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, lợi phế, làm long đờm.
Công dụng: Thường dùng chữa: 1. Sỏi niệu và nhiễm trùng đường niệu, viêm thận, phù thũng; 2. Cảm lạnh ho, viêm khí quản; 3. Viêm ruột, lỵ; 4. Viêm kết mạc cấp, viêm gan; 5. Ðau mắt đỏ có màng. Dùng toàn cây 15-30g, hạt 5-10g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, giã cây tươi đắp mụn nhọt.
Ở Thái Lan, toàn cây được dùng lợi tiểu, trị viêm họng và dùng ngoài trị viêm mủ da, sâu bọ cắn và dị ứng.
Cách dùng: Lá sắc hoặc nấu cao uống làm thuốc thông tiểu, chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, tả lỵ, mắt đỏ đau. Cả cây nấu cao đặc bôi trị bỏng. (Lấy bông nhúng thuốc đắp lên chỗ bỏng băng lại, mỗi ngày thay 1 lần). Cây tươi sắc nước uống chữa huyết áp cao. Lá tươi sắc uống chữa lỵ cấp tính và mạn tính. Lá tươi giã nát đắp mụn nhọt, làm mụn nhọt chóng vỡ mủ và mau lành.
Bài thuốc:
1. Chữa lỵ: Mã đề, đây mơ lông, cỏ seo gà, mỗi vị 20g. sắc uống.
2. Chữa người già đái khó, cơ thể nóng: Hạt mã đề 1 chén (có dung tích 50 ml), bỏ vào túi, sắc lấy nước. Dùng nước này nấu cháo lứa kê mà ăn.
3. Chữa tiểu ra máu: Lá mã đề, cỏ ích mẫu, giã vắt lấy nước cốt uống.
4. Chữa sưng dương vật: Hạt mã đề tán nhỏ, mỗi lần uống 1 thìa, ngày 2 lần.
5. Chữa trẻ em tiểu tiện khó: Mã đề giã vắt lấy nước, hòa vói ít mật ong cho uống.
6. Chữa đau mắt: Mã để giã vắt lấy nước cốt, hòa vdi nước mãng tre vòi, lọc trong mà nhỏ mắt.
7. Thuốc lợi tiểu: Hạt mã đề 10g, cam thảo 2g, nước 600 ml. sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày.
8. Chữa ho đờm: Mã đề 10g, cam thảo 2g, cát cánh 2g, nước 400ml. Sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày. Nếu không có cam thảo, có thể thay bằng đưòng cho đủ ngọt.
9 Chữa phù thũng và tiêu chảy kèm sốt, ho và nôn: Hạt mã đề, ý dĩ sao, đều bằng nhau. Tán bột, uống mỗi lần 10g, ngày dùng 30g.
10. Chữa tiêu chảy: Mã đề tươi 1-2 nắm, rau má 1 nắm, cỏ nhọ nồi (hoặc lá phèn đen) 1 nắm. Sắc đặc, chia nhiều lần uống.
11. Chữa sốt xuất huyết:
a. Mã đề (hoặc cối xay, rễ cỏ tranh) 20g, rau má 30g, cỏ nhọ nồi 30g. Có thể dùng tươi (giã vắt lấy nưốc uống), hoặc sắc uống. Bài thuốc này cũng có thể dùng để phòng bệnh.
b. Mã đề 40g, cỏ nhọ nồi 40g, rau má (hoặc cát căn) 40g, rau sam 40g, kim ngân 30g, hoa hoè 10g, thảo quyết minh 10g. Sắc với 300 ml nước, lấy 100 ml, uống nước đầu, sau đó sắc nước thứ hai và thứ ba, uống tiếp trong ngày.
12. Chữa bỏng: Nước sắc mã đề đậm đặc 100% (100 ml = 100g mã đề khô), trộn đều vói lanolin 50g, dầu parafin 50g. Bôi thuốc mỡ lên vết bỏng và băng lại.
13. Chữa giai đoạn đầu của bệnh lao phổi: Hạt mã đề 10g, đảng sâm 16g, sơn dược 15g, ý dĩ 10g, mạch môn 10g, hạt mơ Trung Quốc (Prunus mume) 10g, cam thảo 3g. sắc với 600 ml nước, còn 200 ml. Chia làm 2-3 lần uống trong ngày.
14. Chữa đái tháo đường: Hạt mã đề 6g, sơn dược 15,5g, sinh địa 15,5g, phục linh 15,5g, phụ tử 15,5g, sơn thù du 10g, trạch tả 10g, quế 10g, ngưu tất 10g, mẫu đơn bì 6g. Làm thành viên 2,5g, mỗi lần uống 4 viên, agày 2 lần. Hoặc sắc với 800 ml nước, còn 450 ml, mỗi lần uống 150 ml, ngày 3 lần.
15. Dùng trong bệnh sỏi niệu để thúc đẩy sự bài xuất sỏi:
a. Bệnh sỏi niệu thể nhẹ: Hạt mã đề 12 - 40g, kim tiền thảo 40g, thạch vĩ 20- 40g, hoạt thạch 20 - 40g, hải kim sa 12 - 40g, đông quỳ tử 12 - 20g, ngưu tất 12g, chỉ xác 12g, hậu phác 12g, vương bất lưu hành 12g. Có tác dụng bài xuất sỏi đường tiết niêu có đường kính 0,5 - 0,9 cm.
b. Bệnh sỏi niệu thể nặng: Hạt mã đề 12 - 40g, kũn tiền thảo 40g, thạch vĩ 20- 40g, hoạt thạch 20 - 40g, miết giáp 12 - 40g, tam lăng 20g, ý dĩ 20g, ngưu tất 20g, nga truật 20g, chỉ xác 12g, hậu phác 12g, tạo giác thích 12g, hạ khô thảo 12g, xuyên sơn giáp 12g, bạch chỉ 12g. Có tác dụng bài xuất sỏi đường tiết niệu có thể tích tương đối to hơn, lâu không di động.
16. Chữa viêm loét dạ dày tá tràng thể tỳ vị hư hàn, cố thiểu toan dạ dày: Mã đề 10g, hoàng bá 18g, đảng sâm 12g, ô mai 10 quả; phụ tử chế, hoàng liên, đương quy, mỗi vị 8g; quế chi, tế tân, can khương, mỗi vị 6g. sắc uống ngày một thang.
17. Chữa tiêu chảy mạn tính: Hạt mã đề 8g; cát căn, rau má, đảng sâm, cam thảo dây, mỗi vị 12g; cúc hoa 8g. sắc uống ngày một thang.
18. Chữa viêm gan cấp tính:
a. Mã đề 20g, nhân trần 40g, hạ khô thảo 20g, đại phúc bì 16g, đảng sâm 12g. sắc uống ngày một thang.
b. Hạt mã đề, nhân trần, mỗi vị 20g; chi tử sao, phục linh, trư linh, trạch tả, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
c. Mã đề 16g, lá bọ mẩy 20g, ý dĩ 16g; nhân trần, đại phúc bì, mỗi vị 12g; chi tử, hương phụ, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang
19. Chữa viêm gan mạn tính (Nhân trần ngũ linh thang gia giảm): Mã đề 12g, nhân trần 20g; đảng sâm, ý dĩ, mỗi vị 16g; bạch truật, phục linh, trạch tả, mỗi vị 12g; trư linh 8g. Sắc uống ngày một thang.
20. Chữa viêm cầu thận cấp tính (Việt tỳ thang gia vị): Mã đề 16g, thạch cao 20g; ma hoàng, bạch truật, đại táo, mỗi vị 12g; mộc thông 8g; gừng, cam thảo, quế chi, mỗi vị 6g. sắc uống ngày một thang.
21. Chữa viêm cầu thận mạn tính (Vi linh thang gia giảm):
a. Mã đề 20g, ý dĩ 16g; thương truậl, phục linh bì, trạch tả, mỗi vị 12g; quế chi, hậu phác, mỗi vị 6g; xuyên tiêu 4g. sắc uống ngày một thang.
b. Mã đề, bạch truật, bạch thược, bạch linh, trạch tả, mỗi vị 12g; phụ tử chế, trư linh, mỗi vị 8g; can khương 6g, nhục quế 4g. sắc uống ngày một thang.
22. Chữa viêm bàng quang cấp tính: Mã đề 16g; hoàng bá, hoàng liên, phục linh, rễ cỏ tranh, mỗi vị 12g; trư linh, mộc thông, hoạt thạch, bán hạ chế, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang.
23. Chữa bí tiểu tiện, đái dắt, đái buốt: Bông mã đề 12g, cao ban long 20g, rễ cỏ tranh 12g, nhục quế 4g. sắc uống ngày một thang.
24. Chữa sỏi tiết niệu kèm theo bội nhiễm đường tiết niệu:
a. Mã đề 20g, kim tiền thảo 40g, tỳ giải 20g; trạch tả, uất kim, ngưu tất, mỗi vị 12g; kê nội kim 8g. sắc uống ngày một thang.
b. Mã để 20g, Jdm tiền thảo 40g; sinh địa, đạm trức diệp, mỗi vị 16g; mộc thông, cam thảo sao cháy, kê nội kim, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang. Nếu đái ra máu thêm : cỏ nhọ nồi 16g, tiểu kế 12g. Nếu đau nhiều thêm : ô dược, uất kim, diên hồ sách, mỗi vị 8g.
25. Chữa sỏi tiết niệu gây sung huyết, chảy máu nhiều: Mã đề 20g, kim tiền thảo 40g, ý dĩ 16g, ngưu tất 12g; đào nhân, uất kim, chỉ xác, vỏ cau, kê nội kim, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
26. Chữa sỏi tiết niệu nhỏ không có cơn đau, để làm tan sỏi hoặc bài tiết ra ngoài: Hạt mã đề, kim tiền thảo, bạch mao căn, mỗi vị 20g, ý dĩ 12g. Sắc uống ngày một thang.
27. Chữa khí hư:
a. Dịch hoàng thang: Hạt mã đề sao 4g; sơn dược, khiếm thực, mỗi vị 40g; hoàng bá 8g, bạch quả (đập nát) 10 quả. sắc uống ngày một thang.
b. Long đởm tả can thang gia giảm : Mã đề, hạt mã đề, sơn chi, tỳ giải, ý dĩ, mỗi vị 12g; long đởm thảo, sài hồ, bạch thược, sinh địa, mộc thông, hoàng bá, phục linh, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang.
28. Viêm tai giữa cấp tính:
Hạt mã đề, long đởm thảo, hoàng cầm, mộc thông, trạch tả, smh địa, mỗi vị 12g; chi tử, đương quy, mỗi vị 8g; cam thảo 4g. sắc uống ngày một thang.
Tài liệu dẫn:
Bộ môn dược liệu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, tr. 203-205
Võ Văn Chi (2013), Từ điển cây thuốc Việt Nam Tập I, Nhà xuất bản Y Học
FOC Vol. 19 Page 495, 497
The Plant List 2013

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Hai loài chè mới của Việt Nam Camellia longii và Camellia curryana; họ Chè (Theaceae), phát hiện tại tại tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai

Hai loài chè mới của Việt Nam Camellia longii Camellia curryana; họ Chè (Theaceae), phát hiện tại tại tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai



Các nhà khoa học George Orel , Peter G. Wilson and Luu Hong Truong công bố thêm hai loài thực vật mới cho khoa học được phát hiện ở khu vực tỉnh Lâm Đồng có tên Camellia curryanaCamellia longii trên tạp chí thực vật học Nordic số 32 tháng 2/2014. Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc vườn thực vật hoàng gia Úc và Trung tâm Đa dạng sinh học và Phát triển – Viện Sinh thái học Miền Nam. Hai loài trà đặc hữu của Việt Nam này tìm thấy ở rừng nhiệt đới ở độ cao 1500-1700 so với mực nước biển.

Loài Camellia longii Orel & Luu sp. nov.  cây gỗ nhỡ lâu năm, cao 2.5-4 m. Lá dài 27-31 cm, rộng 6-9 (10.5) cm; phiến lá mỏng, hơi dai, biến đổi, hình elip hẹp đến hình thuôn hẹp. Cuống hoa dài tới 2 cm, rộng 4-5(6) mm. Hoa cô độc, hình elip không đều cho tới hình trứng, không mùi, dài 4.5-5.5 (6) cm, đường kính 3.5-5.5 cm. Nhị hoa nhiều.

Camellia longii
Camellia longii (Ảnh: Vũ ngọc Long)

Loài Camellia curryana Orel & Luu sp. nov. Cây lâu năm, cao tới 2.5 m, nhánh thưa thớt. Cuống lá dài tới 10 mm, rộng  2-3 (4) mm. Lá có răng cưa không đều, dài 10 – 12 cm, rộng 4 – 5(6) cm, phiến lá dày, dai, hình elip tới bầu bục, đôi khi không đối xứng giống hình cái liềm; đỉnh lá thay đổi, nhọn đến tù; bề mặt lá phía trên nhẵn, xanh đậm và sáng bóng, mặt dưới xanh sáng hơn và nhám; gân chính của lá rộng tới 3-4(6) mm, màu vàng xanh và sáng, gân lá phụ hình lông chim. Hoa gần như không cuống, tròn không đều, không hương; hai vòng hoa, trắng kem ở ngoài và gần gốc có màu vàng. Trái trưởng thành nứt ra làm 3 phần hoặc theo chiều dọc chia làm 2.

Camellia curryana
Camellia curryana  (Ảnh: Diep Dinh Quang)

Camellia curryana and C. longii spp. nov. (Theaceae) from Vietnam

ABSTRACT: Two species of Camellia L. (Th eaceae) are described here as new: C. curryanaand C. longii . Th e new species were discovered in the southern Annamite Mountains of Vietnam and are endemic to tropical rainforest remnants that occur at altitudes between 1500 and 1700 m a.s.l. Camellia curryana possesses almost sessile, unevenly circular, two whorled white-cream and proximally yellowish fl owers, proximally joined outer stamens, three styles and mature fruit that dehisces into three parts, or longitudinally into two halves. Camellia longii has campanulate or almost campanulate intensely dark orange to red fl owers with uneven whitish margins, 5 – 6 petals and 3 – 2 petaloids, fi laments that are unite with the petals and one another, a diamond shaped ovary and compound 5 – 6 styles that are connate at the base.

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

BIẾN HOA-Asystasia chelonoides

BIẾN HOA



Tên khác: Sao tím; Biến hóa
Tên khoa học: Asystasia chelonoides Nees; họ ô rô (Acanthaceae)
Tên đồng nghĩa: Asystasia chelonoides var. variabilis (Nees) M.R.Almeida; Asystasia coromandeliana var. variabilis Nees; Ruellia quadranguiaris B.Heyne ex C.B.Clarke
Đặc điểm thực vật (Mô tả): Cây thảo cao tới 1m, phân nhánh nhiều. Lá hình ngọn giáo, dài 6 - 12cm. Cụm hoa chùm đứng dài 5 - 10cm; hoa tạt về một bên; mỗi hoa có 2 lá bắc và 2 lá bắc con hẹp; đài do các lá đài gần như rời, có lông xanh; tràng hoa có ống màu hồng hay màu tím, môi trên thấp rộng, môi dưới ba thùy; nhị 4, bao phấn hơi chếch. Quả nang dài 18 - 22mm, mang 4 hạt ở phần trên.

Biến hoa: Asystasia chelonoides
Biến hoa: Asystasia chelonoides Nees
Phân bố:Trên thế giới cây có ở Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Đông), Lào. Ở Việt Nam, cây mọc ở Hà Tây (Ba Vì), Ninh Bình, Thừa Thiên - Huế, Kon Tum (Đắc Glây).
Sinh thái: Cây mọc dưới tán rừng, có khi mọc dọc đường đi, trên đất khô ráo.
Tác dụng: Cây có tác dụng giải độc
Công dụng: Toàn cây dùng trị đòn ngã tổn thương và gãy xương.
Tài liệu tham khảo:
Võ Văn Chi (2013), Từ điển cây thuốc Việt Nam Tập I, Nhà xuất bản Y Học
The Plant List 2013

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

Các diterpenoid (Kaempulchraols P−T) được phân lập từ Địa liền đẹp (Thiền liền đẹp)-Kaempferia pulchra ở Mianma

Các diterpenoid (Kaempulchraols P−T) được phân lập từ Địa liền đẹp (Thiền liền đẹp)-Kaempferia pulchra ở Mianma


TÓM TẮT: 5 diterpenoid isopimaran, kaempulchraol PT (15) được phân lập từ phân đoạn dầu thu được từ dịch chiết chloroform của thân rễ Địa liền đẹp (Thiền liền đẹp)-Kaempferia pulchra Ridl. Cùng  với 2 chất đã được biết. Cấu trúc của các chất này được xác định bằng phổ cộng hưởng từ hạt nhân 2 chiều

Thiềng liềng đẹp: Kaempferia pulchra
Thiềng liềng đẹp: Kaempferia pulchra ; nguồn htbg..com

Kaempulchraols PT, Diterpenoids from Kaempferia pulchra Rhizomes Collected in Myanmar

ABSTRACT: The isolation of the oily fraction obtained from the CHCl3-soluble extract of the rhizomes of Kaempferia pulchra afforded five new isopimarane diterpenoids, kaempulchraols P−T (1−5), along with two known analogues. The structures were elucidated using spectroscopic
techniques, including 2D NMR spectroscopy.


AUTHOR INFORMATION (Thông tin của tác giả), Corresponding Authors (Đồng tác giả
*Tel: +81 76 434 7625. Fax: +81 76 434 5059. E-mail: nnwin@inm.u-toyama.ac.jp (N. N. Win).
*Tel: +81 76 434 7625. Fax: +81 76 434 5059. E-mail:hmorita@inm.u-toyama.ac.jp (H. Morita).

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

Các alkaloid Koumin, Humantenin và Yohimban phân lập từ cây Lá Ngón Gelsemium elegans

Các alkaloid Koumin, Humantenin và Yohimban phân lập từ cây Lá Ngón Gelsemium elegans (Gardner & Chapm.) Benth.


Tóm tắt: Chín alkaloid mới đã được phân lập lá và thân cây lá Ngón Gelsemium elegans(Gardner & Chapm.) Benth. là koumin (1−4), humantenin (5−7) và yohimban (8, 9). Các alkaloid 1 và 7 trưng bày có hoạt tính ức chế năm dòng tế bào khối u trên người với giá trị IC50 trong khoảng 4,6-9,3 μM.

Cây lá Ngón: Gelsemium elegans
Cây lá Ngón: Gelsemium elegans (Gardner & Chapm.) Benth.


ABSTRACT: Nine new alkaloids of the koumine (1−4), humantenine (5−7), and yohimbane (8, 9) types as well as 12 known analogues were isolated from the leaves and vine stems of Gelsemium elegans. Compound 1 is the first N-4-demethyl alkaloid of the koumine type, compound 7 is the first norhumantenine alkaloid, and compounds 8 and 9 are the first N-1-oxide and the first seco-E-ring alkaloids, respectively, of the yohimbane type. Compounds 1 and 7 exhibited moderate cytotoxicity against five human tumor cell lines with IC50 values in the range 4.6−9.3 μM.