Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

THUỐC VIÊN TRÒN (VIÊN HOÀN CỨNG)

THUỐC VIÊN TRÒN (VIÊN HOÀN CỨNG)


A. ĐỊNH NGHĨA

Thuốc viên tròn (Đông y thường gọi là viên hoàn) là thuốc rắn, hình cầu, khối lượng thường nặng từ 0,05g đến 0,5g có khi tới 2g hay hơn nữa. Ngày nay nhiều dạng thuốc viên tròn được bào chế dưới dạng thuốc viên nén như: Viên ích mẫu, Ké đầu ngựa, Tô mộc ... nhưng thuốc viên tròn vẫn thông dụng bởi vì làm viên nén bằng dược liệu gặp nhiều khó khán về kỹ thuật như phải nấu dược liệu thành cao dặc hay cao khô, khó dập trực tiếp bột dược liệu thành viên nén được.

B. THÀNH PHẦN

Thuốc viên hoàn gồm 2 thành phần chính: Chất thuốc và tá dược.
1. Chất thuốc: Có thể là hoá chất, bột thảo mộc, cao động vật.
2. Tá dược: Là những chất cần thiết để chế tạo thành viên. Tá dược thường là những chất trơ (nghĩa là những chất không có tác dụng) nhưng cũng có khi góp phần làm tăng thêm hiệu lực hay hương vị của thuốc. Tuỳ theo chất thuôc mà ta chọn một hay nhiều tá dược cho thích hợp:
- Nếu chất thuốc khô và rắn, tá dược dùng là chất lỏng như: Mật ong, Xirô đơn, Dung dịch hồ nếp 20%.
- Nếu chất thuốc mềm hay lỏng thì tá dược dùng phải khô như: Bột Cam thảo, bột Gôm, bột Gạo, bột Sắn, bột Bánh khảo ...
Phải chú ý chọn tá dược cho phù hợp để cho viên thuốc phải được mịn, không khô nứt, không chảy nước, dễ tan và dễ tiêu trong đường tiêu hoá.

C. CÁCH BÀO CHẾ

1. Chuẩn bị nguyên liệu.

Các dược liệu đã được chia nhỏ và chế biến sao tẩm đúng với yêu cầu của từng vị, đem sấy khô tán riêng từng vị (nếu là thuôc độc) hoặc tán chung thành bột để có độ mịn như nhau.
Trộn các bột thuốc đó với nhau theo nguyên tắc trộn bột kép.

2. Làm thành viên.

Có hai cách;
- Làm viên bằng bàn cắt viên.
- Làm viên bằng thúng lắc.

a. Làm viên bằng bàn cắt viên.

- Dụng cụ cần dùng:
+ Cối chày sứ
+ Bàn cắt viên
+ Bàn xoa viên
+ Khay men để sấy
- Làm khối bột dẻo:
Cho dần tá dược lỏng, vào khôi bột kép nhào trộn kỹ trong cối, đánh mạnh thành một khối đều mịn dẻo, sờ không dính tay và không dính chày, cối là được.
- Cách chia viên: Căn cứ vào số lượng viên phải làm chia khối bột dẻo thành từng phần nhỏ. Đem lăn thành đũa viên rồi đặt lên bàn cắt viên, cắt thành từng viên, vừa cắt vừa lăn tròn. Khi chia viên cần rắc lên mặt bàn cắt một ít bột (Hoạt thạch hay bột Cam thảo) cho khỏi dính.
- Sửa viên: Chia viên xong có viên chưa được tròn thì dùng bàn xoa viên xoa cho thật đều.

b. Làm viên bằng thúng lắc.

- Dụng cụ cần dùng:
+ Một thúng lắc bằng nhôm hoặc tre, đường kính trung bình 0,65-0,7m dày dặn và mặt trong nhẵn, phẳng, có buộc 3 dây chéo như chiếc nôi trẻ em. Hiện nay các cơ sở sản xuất đã thay thế thúng lắc bằng máy bao viên quay nghiêng chạy bằng điện hoặc quay bằng tay.
+ Một bộ sàng bằng tre hay bằng nhôm, bằng thép không rỉ để lựa thuốc. Có cỡ mắt khác nhau từ 1, 2, 3, 4, 5mm đến 1cm.
+ Một số chổi nhỏ, bằng lông gáy Lợn hay lông đuôi Ngựa, hoặc bằng sợi ni lông giống như chổi xoa xà phòng cạo râu.
+ Một số đồ dùng khác như: Thìa, khay, bát, xô men hoặc inox để đựng bột, đựng cao, đựng hồ để làm viên.
- Tiến hành làm viên:
Ví dụ: Quá trình bào chế:

Viên hoàn Điều kỉnh bổ huyết

Công thức:
Hương phụ (tứ chế) 2000g
Ích mẫu 1500g
Ngải cứu 1000g
Ô dược ... 800g
Cỏ nhọ nồi 1000g
Các công đoạn bào chế
- Chuẩn bị nguyên liệu (chọn nhặt, chế biến) và dụng cụ hoàn viên.
- Hoàn viên (làm viên).
- Sàng lựa.
- Sấy, bao ảo, đóng gói bảo quản.
Cách tiến hành cụ thể:
Công đoạn I: Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ
+ Hương phụ chia ra 4 phần đem tứ chế sấy khô, tán bột mịn.
+ Ô dược rửa sạch ủ mềm, thái mỏng sấy giòn, tán bột mịn.
+ Ích mẫu, Ngải cứu, cỏ Nhọ nồi nấu cao lỏng (lấy 4 lít) thay tá dược lỏng và dính để làm viên.
+ Khi đã chuẩn bị đủ nguyên liệu bột và cao lỏng thì tiến hành lắc viên. Dụng cụ, lau rửa sạch, sấy khô, thúng lắc treo cao ngang bụng người đứng.
Công đoạn II: Hoàn viên.
Có 2 bước:
- Bước 1: Gây con giống hay làm viên nhân:
Lấy một số lượng bột chừng 40g tẩm nựớc cao cho ướt, nắm lại xát lên mặt sàng cỡ 1mm đặt trong thúng lắc. Bột lọt qua mặt sàng thành những hạt cốm nhỏ. Bỏ sàng ra cầm thúng lắc, lắc theo đường đảo tròn. Lắc mạnh một lúc chừng 10 phút, những hạt côm lăn trên đáy thúng sẽ dần dần thành hình tròn. Dồn thuốc về một bên đáỵ thúng, dùng chổi lông nhúng vào cao lỏng quét nhẹ một lớp mỏng vào đáy thúng rồi lại lắc mạnh khi những viên thuốc được lăn tròn và thấm ẩm đều nước cao ở đáy thúng, lúc này mới xúc một thìa bột nhỏ rắc đều lên viên thuôc. Tiếp tục lắc cho tới khi viên thuốc bám đều hết bột. Khi đáy thúng đã khô hết không còn dính, lại tiếp tục tưới nước cao và rắc bột từng lớp một như trên. Khi nào những hạt cốm nhỏ đã trở thành như hạt cải thì ngừng lại đổ thuốc ra, sàng lọc trên sàng có mắt cỡ 2mm, chia làm 3 loại;
+ Loại nhỏ lọt xuống để tiếp tục gây con giống.
+ Loại lớn xù xì lấy ra để riêng hoặc xát nát để gây con giông tiếp tục.
+ Loại hạt Cải tròn đều đặn vừa cỡ để vào một khay để làm con giông (viên nhân) lắc thành viên tới cỡ vừa yêu cầu sử dụng.
Chú ý: Ta có thể dùng hạt đường kính hay những hạt bột thuôc to loại ra khi rây để làm thay con giống cũng được.
+ Kinh nghiệm trung bình cứ 1kg bột thuốc thì làm 100-150g con giống cỡ bằng hạt Cải. Nếu làm viên nhỏ hơn thì con giống táng lên, viên to thì con giông giảm đi.
+ Nên tưới nước hoặc cao lỏng và cho bột vừa phải, nếu nhiều nước thuốc sẽ bết lại, trái lại nếu nhiều bột sẽ hình thành những hạt nhỏ, ảnh hưởng tới sản phẩm.
- Bước 2: Làm viên to (hoàn viên)
Khi đã có đủ con giống theo yêu cầu với tỷ lệ bột, lại tiếp tục thao tác như trên. Viên càng to càng tưới nhiều nước và rắc nhiều bột. Phải sàng lựa luôn để lấy cỡ viên cho đều. Thường phân làm 3 loại:
+ Loại to: Ngừng bao để riêng
+ Loại vừa: cũng ngừng bao, để riêng
+ Loại bé tiếp tục lắc và bao bột đuổi cho kịp loại vừa, rồi đổ chung làm cho kịp loại to.
Trong giai đoạn này cần tưới nước cao lỏng hay nước hồ, rắc bột và sàng lựa luôn luôn để cuối cùng đạt được những viên tròn đẹp và đồng đều.
Chú ý: Lúc viên nhỏ li ti phải làm ẩm bằng nước hồ thật loãng vì viên bé quá chưa có lực quay chuyển mạnh.
Nếu dùng hồ đặc hay tá dược có nồng độ đậm đặc thì sẽ dính bết vào nhau không tạo thành viên được, hoặc dính chặt dưới đáy thúng.
• Tóm lại khi viên càng lớn thì tá dược dùng phải đậm đặc, trái lại viên càng nhỏ thì tá dược dúng phải loãng. 1 kg bột thuôc cần từ 700-800 dung dịch hồ nếp 20%.
Công đoạn III: Sàng lựa
Khi đã làm xong viên, lấy ra sàng lựa lại: Loại ra những viên quá bé, quá lớn, hoặc thuốc vụn để làm lại.
Đem thuốc có cỡ đạt yêu cầu tấi mỏng ra khay rộng để nơi thoáng cho se khoảng 1-2 giờ, sau đó lại cho vào thúng lắc lại 10-15 phút cho viên thuốc tròn và nhẵn đẹp hơn. Tiếp tục các giai đoạn sau (sấy, bao áo).

3. Sấy viên.

Thuốc đã hoàn xong rải mỏng ra khay cho vào tủ sấy sấy ở nhiệt độ thấp 50-60°C trong 2 giờ rồi tăng dần nhiệt độ lên tới 70-80°C. Nếu sấy ngay ở nhiệt độ cao viên thuốc khô nhanh sẽ bị nhăn nheo rất xấu, hoặc ngoài vỏ khô cứng mà bên trong ruột viên vẫn mềm chưa khô do đó viên dễ bị mốc. Khi sấy phải đảo luôn để thuốc khô đều và đồng màu.

4. Bao áo viên.

Mục đích của bao áo viên là làm cho viên thuốc không dính vào nhau, không bị hút ẩm, để che lấp mùi vị khó chịu, giữ được hương vị của thuốc, để chống mốc.
Tuỳ theo tính chất của bài thuốc mà ta bao viên ngay sau khi làm viên còn ướt hoặc có khi phải sấy khô rồi mới bao áo.
- Các chất thường dùng để bao áo viên là:
+ Bột Hoạt thạch.
+ Bột than hoạt.
+ Bột Hoài sơn, bột Cam thảo.
+ Cao đặc Thục địa,
+ Bột đường, Xirô.
+ Bột Bạc, bột Vàng, bột Chu sa ...
- Cách bao áo viên:
Kỹ thuật bao cũng tương tự quá trình hoàn viên ở trên.
+ Bao bột Hoạt thạch: Lấy bột Hoạt thạch đem rây, loại bỏ các bột thô, quét một lớp mỏng xirô vào đáy thúng, đổ viên vào lắc cho ướt đều rồi rắc bột Hoạt thạch lên khắp mặt viên, lắc thúng tròn để viên bám bột. Tiếp tục quét xirô và tiếp tục cho bột Hoạt thạch, lắc cho tới khi bột Hoạt thạch bao đều hết viên thành một màng trắng bóng dày. Đem sấy ở nhiệt độ 40-50°C.
+ Bao đường: Phải sấy viên cho khô, quét nhẹ một lớp mỏng xirô vào đáy thúng cho viên vào lắc cho ướt đều xirô rồi cho đường bột vào thúng, lắc tròn cho đến khi bột đường bám kín viên. Đem sấy ở nhiệt độ 40-50°C.
Bao từng ít viên, ít bột đường một cho đều.

5. Bảo quản.

Thuốc viên tròn sấy xong phải để thật nguội mới đóng vào chai lọ hoặc túi polyetylen. Chai lọ và túi polyetylen đã được khử khuẩn và sấy khô.
Viên tròn phải để nơi khô ráo, mát, tránh ánh sáng, hay nắng chiếu quá nhiều.
Chú ý: Ngày nay việc bào chế viên tròn trong các xí nghiệp dược phẩm được cải tiến bào chế trên dây chuyền công nghệ hiện đại, thay thế thúng lắc thủ công cổ truyền.

6. Tiêu chuẩn kỹ thuật.

Thuốc viên tròn phải đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật sau:
- Mùi vị: Thơm dược liệu.
- Nhìn mặt viên nhẵn bóng đồng đều.
- Độ tan rã: Sau 10 phút đến 20 phút phải tan rã hoàn toàn trong nước nóng 3 7°c.
- Sai số khôi lượng ± 10% so với khôi lượng trung bình 1 viên.

D. GIỚI THIỆU MỘT SỐ THƯỐG VIÊN TRÒN

Lục vị hoàn

Thục địa 320g
Sơn thù 160g
Hoài sơn 160g
Đơn bì 120g
Bạch linh 120g
Trạch tả 120g
Mật ong hay xirô đủ dùng
Cách làm:
Thục địa thái lát mỏng nấu cao lỏng, bã sấy khô tán bột.
Sơn thù tẩm Rượu sao.
Hoài sơn thái mỏng sao vàng.
Đơn bì tẩm Rượu sao.
Bạch linh đồ mềm, thái lát mỏng, sấy khô.
Trạch tả ngâm nước muối nhạt 4 giờ, bào mỏng, tẩm rượu sao.
Bào chế xong đem sấy khô tán riêng từng dược liệu thành bột mịn, rây trộn đều với nhau theo phương pháp trộn bột kép, rồi dùng hỗn hợp cao lỏng Thục địa và xirô đơn hay Mật ong làm thành viên hoàn.
Công dụng: Ghữa can thận âm hư. Người suy nhược, nhức đầu, ù tai, hoa mắt, lưng đau gối mỏi, di tinh...
Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 12g, uống với nước đun sôi để nguội, có thêm một ít muối thì càng tốt.
Chú ý: Cấm dùng trong trường hợp đang cúm, sốt, ỉa chảy.
Bảo quản: Đóng chai kín. Để nơi khô mát.

Viên ho

Bách bộ (bỏ lõi sao vàng) 1000g
Thiên môn (bỏ lõi) 1000g
Mạch môn (bỏ lõi) 1000g
Vỏ rễ Dâu (tẩm mật sao vàng) 1000g
Kinh giới 300g
Trần bì (sao thơm) 300g
Bạc hà 200g
Gừng khô 100g
Nghệ vàng 200g
Hồ nếp 20% đủ dùng
Cách làm:
Bách bộ, Thiên môn, Mạch môn, vỏ rễ Dâu nấu thành cao lỏng, các vị thuôc khác sấy khô tán thành bột mịn, trộn đều theo phương pháp trộn bột kép. Nấu hồ nếp 20% làm thành viên hoàn (có thể thay hồ bằng mật trộn với cao lỏng trên).
Công dụng: Trị các chứng ho.
Cách dùng: Ngày uống 2-4g (Chia ra làm hai lần uống với nước nóng).
Bảo quản: Đóng lọ kín để nơi khô ráo.

Viên Bổ huyết điều kinh

Ngải cứu 1000g
Ích mẫu 2000g
Lá Sung non 500g
Hương phụ tứ chế 1000g
Cách làm: Hương phụ sấy khô tán bột mịn. Lá Sung non thái nhỏ sao qua, tán bột mịn trộn đều với bột Hương phụ. Ngải cứu, ích mẫu nấu thành cao lỏng thay Hồ nếp để hoàn.
Có thể thêm một ít mật cho dễ uống.
Công dụng: Trị các trường hợp rối loạn kinh nguyệt.
Cách dùng: Ngày uôrig 2 lần, mỗi lần 10-12g.
Bảo quản: Để nơi khô mát, đóng lọ kín.

Viên Bổ tỳ ích khí

Đảng sâm (tẩm nước Gừng sao) 400g
Củ Sả (sao vàng) 300g
Ý dĩ (sao vàng) 300g
Hoài sơn (sao vàng) 300g
Liên nhục 300g
Trần bì (sao thơm) 200g
Cam thảo (chích) 150g
Hồ nếp 20% đủ dùng.
Cách làm: Cấc vị đều sấy khô tán nhỏ thành bột mịn, rây riêng từng vị. Trộn đều theo phương pháp trộn bột kép.
Dùng hồ nếp 20% để hoàn.
Công dụng: Trị suy nhược, ăn uống khó tiêu, chân tay mệt mỏi.
Cách dùng: Người lớn ngày uống 15-20g chia làm 2 lần, sáng, tối. Trẻ em tuỳ tuổi mà giảm liều.
Bảo quản: Đóng lọ kín, để nơi khô mát...

TÀI LIỆU DẪN: THUỐC ĐÔNG Y CÁCH SỬ DỤNG - BÀO CHẾ - BẢO QUẢN, 2002

4 nhận xét: