Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015
Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015
Một số lan lọng Việt Nam
Tên khoa học: Bulbophyllum pecten-veneris (Gagnep.) Seidenf.
Tên đồng nghĩa: Bulbophyllum flaviflorum (Tang, S.Liu & H.Y.Su) Seidenf.; Bulbophyllum tingabarinum Garay, Hamer & Siegerist; Bulbophyllum tingabarinum f. flavum O.Gruss; Cirrhopetalum flaviflorum Tang, S.Liu & H.Y.Su; Cirrhopetalum miniatum Rolfe; Cirrhopetalum pecten-veneris Gagnep.
Tên Việt Nam: Chưa có.
Đặc điểm thực vật (Mô tả): Phong lan nhỏ, lá một chiếc. Chùm hoa dài 10-12 cm, hoa 4-9 chiếc, dài 3,5-4,5 cm. nở vào mùa Xuân.
Phân bố: Lai Châu, Cao Bằng, Quảng Ninh, Tây nguyên, Lâm Đồng.
Bulbophyllum pecten-veneris (Gagnep.) Seidenf.
Tên việt nam: Lan lọng tím
Tên khoa học: Bulbophyllum flabellum-veneris (J.Koenig) Aver.
Tên đồng nghĩa: Bulbophyllum flabelloveneris(J. König) Seidenf. & Ormerod ex Aver.; Bulbophyllum gamosepalum (Griff.) J.J.Sm.; Bulbophyllum griffithianum E.C.Parish & Rchb.f.; Bulbophyllum lepidum (Blume) J.J.Sm.; Bulbophyllum lepidum var. angustum Ridl.; Bulbophyllum lepidum var. insigne J.J.Sm.; Bulbophyllum rolfeanum (Rolfe ex Downie) Seidenf. & Smitinand; Bulbophyllum umbellatum J.J.Sm.; Bulbophyllum viscidumJ.J.Sm.; Cirrhopetalum ciliatum Klinge; Cirrhopetalum flabellum-veneris(J.Koenig) Seidenf. & Ormerod; Cirrhopetalum gagnepainii Guillaumin; Cirrhopetalum gamosepalum Griff.; Cirrhopetalum lepidum (Blume) Schltr.; Cirrhopetalum siamense Rolfe ex Downie; Cirrhopetalum stramineum var. purpureum Gagnep.; Cirrhopetalum viscidum (J.J.Sm.) Garay, Hamer & Siegerist; Ephippium lepidum Blume; Epidendrum flabellum-veneris J.Koenig; Phyllorchis gamosepala (Griff.) Kuntze; Phyllorkis gamosepala (Griff.) Kuntze
Đặc điểm thực vật (Mô tả): Lan sống phụ sinh, thân rễ bò dài. Củ giả cách xa nhau, dạng thuôn tròn, có cạnh, cao 2 - 3cm, đỉnh mang 1 lá. Lá thuôn dài 10 - 12cm màu xanh bóng dày, đầu gần tròn. Cụm hoa mọc từ đáy củ giả, thẳng, cứng, dài 15cm, đỉnh có 5 - 10 hoa xếp tỏa đều. Hoa màu vàng với các vân tím đỏ, cánh đài bên dính hoàn toàn với nhau, đỉnh có thùy.
Phân bố: Loài mọc rất phổ biến, từ miền Trung vào miền Nam (từ Ninh Bình đến Kiên Giang và các đảo) và phân bố ở Lào, Campuchia, Ấn Độ, Thái Lan, Mianma, Trung Quốc, Inđônêxia..
Tài liệu tham khảo: Phong lan Việt Nam - Trần Hợp - trang 42.; The Plant List 2013
Lan lọng tím: Bulbophyllum flabellum-veneris
LỌNG THÁI
Tên khoa học: Bulbophyllum thaiorum J.J.Sm.; Thuộc họ Lan (Orchidaceae)
Tên đồng nghĩa: Bulbophyllum papillosum (Rolfe) Seidenf. & Smitinand; Bulbophyllum thailandicum Seidenf. & Smitinand; Cirrhopetalum papillosum Rolfe.
Phân bố: Thái Lan , Myanmar và Việt Nam trên rừng cây rụng lá nhiều mây ở độ cao 600 đến 2000 mét so với mực nước biển.
Lọng Thái: Bulbophyllum thaiorum J.J.Sm
Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015
BỔ BÉO-Gomphandra mollis-công dụng cách dùng
BỔ BÉO
Tên khoa học: Gomphandra mollis Merrill; họ Thụ đào (Icacinaceae).
Tên đồng nghĩa: Gomphandra tonkinensis Gagnep; Stemonurus mollis (Merr.) R.A.Howard
Tên khác: Bùi béo, Béo trắng, Bổ béo mềm, Mao hùng mềm, Trai đang bắc bộ, Thô ti mềm.
Đặc điểm thực vật (Mô tả):
Cây nhỏ, cao 2 - 4m. Rễmọc thẳng, mập mềm và nạc, màu trắng ngà. Cành non có lông tơ. Lá mọc so le, hình ngọn giáo, có cuống ngấn, móp nguyên, đầu nhọn, có lông rất mịn, mặt trên nhẵn màu lục sẫm, mặt dưới màu xám nhạt. Cụm hoa mọc đối diện với lá thành ngù kép, gồm nhiều hoa nhỏ màu trắng, nụ hình trứng ngược - thuôn, đài dạng đấu rất ngắn, cánh hoa 5, hình tam giác có mũi nhọn ờ đầu, nhị 5 mọc thò ra ngoài, bao phân hình trái xoan, chỉ nhị có lông mềm ở nửa trên. Quả hình thoi, mang đài tồn tại ở gốc, có lông.
Hoa cây Bổ béo: Gomphandra mollis Merrill
Phân bố, sinh thái:
Bổ béo là cây ưa ẩm, chịu bóng, thường mọc dưới tán rừng kín thường xanh nguyên sinh hoặc thứ sinh. Đôi khi gặp ở rừng núi đá vôi ẩm hoặc bờ nương rẫy sát bìa rừng. Độ cao phân bố từ vài chục mét đến trên 1000m. Những tỉnh có Bổ béo như: Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Yên Bái, Tuyên Quang, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Ở các tỉnh phía nam ít thấy hơn. Bổ béo còn phân bố ở Trung Quốc và Lào.
Bố béo ra hoa hàng năm nhưng lượng quả trên cây thường ít. Tuy nhiên, đôi khi xung quanh gốc cây mẹ, có thểthấy cây con hoặc một vài cây ở lứa tuổi khác nhau. Cây mọc nơi đất tốt, tơi xốp, có rễ củ to và thẳng. Ngược lại, ở đồi cây bụi, rễ củ thường có lõi gỗ to và ít nạc. Cây có khả năng tái sinh chồi tốt sau khi chặt.
Bộ phận dùng:
Rễ, thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu. Đào rễ về, rửa sạch, cất bỏ gốc, đầu rễ và rễ con. Thái mỏng, ngâm nước vo gạo trong 24 giờ, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Sau đó tấm nước gừng (50g gừng trong 100ml nước), đun nóng 10-15 phút, phơi khô. Lại ngâm nước gừng, phơi nhiều lần cho đến khi hết nước tẩm. Để nguội. Phơi hoặc sấy khô lần cuối cùng, rồi sao vàng.
Thành phần hóa học: Rễ cây Bổ béo có polysaccharide, lipid, acid amin, saponin.
Tính vị, công năng:
Rễ bổ béo có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, không độc.Có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, sinh tân dịch, dưỡng tỳ, kích thích ăn ngon cơm, nhuận tràng, lợi tiểu, lợi sữa.
Công dụng:
Nhân dân ở vùng có cây mọc, khi đi rừng hoặc đi xa thường đào rễ củ ăn cho mát, giải khát, giải nhiệt đồng thời chống mệt mỏi.
Theo kinh nghiệm dân gian, rễ bố béo được dùng làm thuốc bổ, uống lâu ngày sẽ béo khỏe. Mỗi ngày dùng 10 - 12g rễ khô, dưới dạng thuốc sắc hoặc tán bột, trộn mặt làm thành viên. Có thề ngâm rượu uống.
Cách dùng, liều dùng:
Mỗi ngày dùng 10-20g rễ khô dưới dạng thuốc sắc hay tán bột làm thành viên mà uống. Có thể ngâm rượu.
Bài thuốc có Bổ béo:
1.Chữa kém ăn, mắt ngủ, cơ thể mệt mỏi, phụ nữ sau khi sinh:
Rễ bổbéo (20g), cây ké hoa vàng (20g), thân cây khế rừng (20g), cành lá dạ cẩm (20g), nhân quả giun (10g). sắc nước uống.
2. Thuốc lợi sữa:
Rễ bổbéo (20g), thân cây ớt làn lá to (10g), rễ xích đồng nam (10g), rễ hà thủ ô trắng (10g). Sắc nước uống.
3. Thuốc bổ: Rễ Bổ béo 12g, sắc uống mỗi ngày. Có thể tán dược liệu thành bột, trộn mật làm thành viên. Có thể ngâm rượu uống.
Tài liệu tham khảo:
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học.
Đinh Thị Thanh Mai (2013), Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hoá học của cây bổ béo (Gomphandra tonkinensis Gagnep.), Khoá luận tốt nghiệp.
FOC Vol. 11 Page 506
The Plant List 2013
Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015
Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2015
MẠC TÂM-Hymenocardia punctata-Công dụng cách dùng
MẠC TÂM
Tên khác:
Quả dẹt, giây nô, dom phnom phneng, pnon puin.
Tên khoa học:
Hymenocardia punctata Wall. ex Lindl.; thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae).
Tên đồng nghĩa:
Hymenocardia laotica Gagnep.; Hymenocardia wallichii Tul.; Hymenocardia wallichii var. dasycarpa Gagnep.; Hymenocardia wallichii var. dasycarpa Gagnep.; Samaropyxis elliptica Miq.
Đặc điểm thực vật (Mô tả):
Cây nhỏ cao 1-3m; nhánh non có lông vàng. Lá có phiến bầu dục, dài 5-6cm, rộng 3-3,5cm, không lông ở mặt trên, có lông hình khiên ở mặt dưới; gân phụ 4 cặp; cuống 8-15mm, có lông vàng; lá kèm hình kim cao 2-3,5mm. Hoa đực gắn thành bông; nhị 4-5, dính thành trụ nhị, có nhuỵ lép. Hoa cái thành chùm, lá đài có lông hình khiên; không có cánh hoa; bầu không lông có 2 vòi nhuỵ dài. Quả có 2 cánh; hột 2. Cây ra hoa quả tháng 3-5.
Bộ phận dùng:
Vỏ thân và quả phơi hay sấy khô của cây Mạc tâm (Cortex et Fructus Hymenocardiae).
Thành phần hóa học:
Phenol (wallinol), squalene, stigmasterol, homopterocarpin, triterpenes, dẫn chất benzaldehyde, dẫn chất cinnamyl derivatives, coumarin và monoglyceride
Phân bố sinh thái:
Cây mọc ở đất ẩm, dựa nước ở các tỉnh phía nam và Ðồng Nai, Sông Bé đến Ðồng Tháp, An Giang.
Công dụng, cách dùng:
Vỏ thân cây Mặc tâm dùng chữa kiết lỵ dưới dạng thuốc sắc nước, quả Mặc tâm dung ngoài để rửa vết thương.
Tài liệu tham khảo
Võ Văn Chi (2013), Từ điển cây thuốc Việt Nam Tập I, Nhà xuất bản Y Học
The Plant List 2013
A new phenolic compound from the stem of Hymenocardia wallichii; Journal of Asian Natural Products Research; Volume 14, Issue 5, 2012
Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015
MẮC COỌC-Pyrus pashia-công dụng cách dùng
MẮC COỌC
Tên khác:
Lê rừng
Tên khoa học:
Pyrus pashia Buchanan-Hamilton ex D. Don; thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).
Tên đồng nghĩa:
Aria crenata (D.Don) Decne.; Cormus crenata (D.Don) Koehne; Malus pashia (Buch.-Ham. ex Don) Wenz.; Pyrus crenata D.Don; Pyrus nepalensis hort. ex Decne.; Pyrus pashia var. pashia; Pyrus variolosaWall. ex G.Don; Pyrus verruculosaBertol.; Sorbus variolosa (Wall. ex G.Don) S.Schauer
Tên tiếng anh (English name):
Wild pear
Đặc điểm thực vật (Mô tả):
Cây nhỡ cao tới 12m đầu cành non có gai. Lá hình bầu dục mũi mác, đầu nhọn, mép có răng tù, dài 4-7cm, rộng 2-5cm; lúc còn non lá có lông ở mặt dưới, sau nhẵn; cuống lá có rãnh ở mặt trên, lá kèm hình chỉ, sớm rụng. Hoa họp thành chuỳ ở nách hay ở ngọn, phủ nhiều lông óng ánh; cánh hoa màu trắng, lá bắc màu nâu. Quả mọng hình cầu, có mụn nhỏ, màu xám hoặc trắng nhạt, có 3-5 ô, mỗi ô chứa một noãn. Quả tương tự như quả Lê nhưng thường nhỏ hơn. Cây ra hoa tháng 2-4, quả tháng 11-12.
Bộ phận dùng:
Quả và vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây Mắc coọc (Fructus et Cortex Radicis Pyri Pashiae).
Phân bố sinh thái:
Loài phân bố ở Ấn Ðộ, Mianma, Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta cây mọc ở Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình... trong rừng thưa hay các rú bụi ở độ cao giữa 600m-3000m, thường ở trên đất nghèo, có khi trên đất ngập. Lá rụng vào mùa đông.
Thành phần hóa học:
Trong quả có 62.0% nước; chất sơ 31%; acid hữu cơ 0.97%; đường 6.85 %; đường khử 6.79 %; đường không khử 0.04 %; tannins 0.42 %; pectin và vitamin C, 1.22 mg trong 100 g quả.
Tính vị, tác dụng:
Quả có vị chua, hơi ngọt và hơi chát, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch, mát phổi. Vỏ rễ có vị chua chát, tính hàn, có tác dụng giải độc, làm hết ngứa.
Công dụng, cách dùng:
Quả chín ăn được, dùng để chữa ho, long đờm. Ðể chữa uất trong, buồn bực ở lồng ngực, giã nát ép lấy nước uống; để chữa bệnh lỵ mới phát; dùng quả nướng ăn; Vỏ rễ chữa lở sần da (lở chàm) cạo lấy lớp vỏ trắng giã nhỏ, hoà với giấm, dùng vải gói lại mà tẩm xát vào chỗ đau, chỗ lở.
THAM KHẢO
Võ Văn Chi (2013), Từ điển cây thuốc Việt Nam Tập I, Nhà xuất bản Y Học
The Plant List 2013
FOC Vol. 9 Page 178
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)