Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

THẠCH TIÊN ĐÀO THÂN ĐỐT-Pholidota articulata

THẠCH TIÊN ĐÀO THÂN ĐỐT

Tên khác: Tục đoạn khế, Lan tục đoạn đốt.
Tên khoa học:  Pholidota articulata Lindl.; thuộc họ Lan (Orchidaceae).
Tên đồng nghĩa: Coelogyne articulata (Lindl.) Rchb.f.; Coelogyne khasyana (Rchb.f.) Rchb.f.; Pholidota articulata var. griffithii (Hook.f.) King & Pantl.; Pholidota articulata var. obovata (Hook.f.) Tang & F.T.Wang; Pholidota decurva Ridl.; Pholidota griffithii Hook.f.; Pholidota khasyana Rchb.f.; Pholidota lugardii Rolfe; Pholidota minahassae Schltr.; Pholidota obovata Hook.f.; Pholidota repens Rolfe
Mô tả (Đặc điểm thực vật): Giả hành có cạnh, chồng chất thành như một thân hình trụ chia đốt, cao 5-10cm, to đến 1,8cm. Lá 2; phiến dài 8cm, rộng 1,8cm. Chùm hoa ở ngọn, dài 8cm; hoa xếp 2 dãy màu trắng trắng hay hồng hoặc vàng vàng, môi có 5 gân dọc, lồi, thùy cuối nhỏ, lõm. Quả nang có 6 cạnh, dài 2cm, rộng 8mm. Cây ra hoa tháng 9.
Lan tục đoạn đốt: Pholidota articulata
Lan tục đoạn đốt: Pholidota articulata Lindl.
Bộ phận dùng: Giả hành (Pseudobulbus Pholidotae Articulatae).
Thành phần hóa học: Có flavonoid (Isoflavidinin and iso-oxoflavidinin)
Phân bố: Loài phân bố từ Tây Bắc Ấn Độ ra phía Ðông tới Vân Nam và về phía Nam Thái Lan tới Malaixia và Indonesia. Ở Việt nam, cây mọc ở rừng từ Lai Châu qua Nghệ An tới Kon Tum, Lâm Ðồng và Ðồng Nai.
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, tính bình; có tác dụng dưỡng âm, thanh phế, lợi thấp, tiêu ứ.
Công dụng, cách dùng: Ở Trung Quốc, cây được dùng trị đau đầu choáng váng, ho, thổ huyết, di tinh, kinh nguyệt không đều, tử cung trệ xuống, viêm màng xương.
Tài liệu tham khảo:
Võ Văn Chi (2013), Từ điển cây thuốc Việt Nam Tập II, Nhà xuất bản Y Học
Isoflavidinin and iso-oxoflavidinin, two 9,10-dihydrophenanthrenes from the orchids Pholidota articulata, Otochilus porecta and Otochilus fusca, Department of Chemistry, University College of Science, Calcutta, 700009, India Phytochemistry (Impact Factor: 3.35). 01/1982; 21(11):2713-2716
The Plant List 2013
FOC Vol. 25 Page 335, 336

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

LAN MÔI CHIM MÉP RÈM-Ornithochilus difformis

LAN MÔI CHIM MÉP RÈM



Tên khác: Điểu thiệt
Tên khoa học: Ornithochilus difformis (Wall. ex Lindl.) Schltr.; Thuộc Họ Phong lan (Orchidaceae).
Tên đồng nghĩa: Aerides difforme Wall. ex Lindl.; Aerides difformis Wall. ex Lindl.; Ornithochilus delavayi Finet; Ornithochilus difformis var. difformis; Ornithochilus eublepharon Hance; Ornithochilus fuscus Wall. ex Lindl.; Ornithochilus fuscus Hook. f.; Sarcochilus difformis (Wall. ex Lindl.) Tang & F.T.Wang; Trichoglottis diformis (Wall. ex Lindl.) T.B.Nguyen & D.H.Duong; Vanda doritoidesGuillaumin
Đặc điểm thực vật (Mô tả): Lan sống phụ sinh, thân ngắn. Lá sát gốc, thuôn hình trái xoan, dài đến 20cm, rộng 3 - 4cm, thuôn nhọn cả hai đầu, dày, mềm. Cụm hoa chùm đơn buông xuống, dài 20 - 40cm. Hoa màu vàng có vạch đỏ, cánh môI màu đỏ đậm, ở giữa thùy giữa chia ngón sâu dạng sợi như rèm, xếp toả rộng và cong lạI vào trong.

Môi chim mép rèm: Ornithochilus difformis
Môi chim mép rèm: Ornithochilus difformis (Wall. ex Lindl.) Schltr.
Phân bố: Cây mọc phổ biến từ Bắc: Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Cúc Phương (Ninh Bình) qua miền Trung: Tây Nguyên (Gia Lai, Kontum),, Daklak, Lâm Đồng đến Nam bộ Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và loài này còn phân bố ở Mianma, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia.
Ghi chú: Môi chim mép rèm: Chi Ornithochilus, Trên thế giới có 2 loài, trong khi đó Việt Nam đã có 1 loài.
Tài liệu tham khảo:
Trần Hợp (1998), Phong lan Việt Nam, NXB Nông nghiệp, trang 164.
The Plant List 2013
FOC Vol. 25 Page 448

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

LAN NHỤY SỪNG TRẮNG-Eparmatostigma dives

LAN NHỤY SỪNG TRẮNG


Tên khoa học: Eparmatostigma dives (Rchb.f.) Garay; thuộc Họ Phong lan (Orchidaceae).
Tên đồng nghĩa: Saccolabium chrysoplectrum Guillaumin; Saccolabium chrysoplectrum var. albiflorum Guillaumin; Saccolabium dives Rchb.f.
Mô tả (Đặc điểm thực vật):Lan sống phụ sinh, thân dẹt cao 5 - 7cm. Lá xếp 2 dãy đều, dạng thuôn hẹp, dài 10 - 17cm, rộng 1 - 1,7cm, đầu chia 2 thùy không đều, màu xanh nhạt. Cụm hoa chùm dày đặc, dài 12cm. Hoa nhỏ, màu trắng ở trong, màu nâu ở ngoài, cánh môi màu vàng tươi, chia 3 thùy, thùy giữa dày hình tam giác, có cựa lớn, 2 thùy bên nhỏ.

Lan nhụy sừng trắng: Eparmatostigma dives
Lan nhụy sừng trắng: Eparmatostigma dives (Rchb.f.) Garay

Phân bố: Cây mọc ở Nam bộ (Đồng Nai, Bình Phước) đây là loài đặc hữu của Việt Nam. Chi Eparmatostigma trên thế giới có duy nhất một loài, loài này chỉ có ở Việt Nam, tuy nhiên gần đây mới phát hiện có ở Lào
Tài liệu tham khảo:
Trần Hợp (1998), Phong lan Việt Nam, NXB Nông nghiệp, trang 105.
The Plant List 2013

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

CỦ DẸT LÙN-Thelasis pygmaea

CỦ DẸT LÙN



Tên khoa học: Thelasis pygmaea (Griff.) Lindl.; Thuộc họ Phong lan (Orchidaceae).
Tên đồng nghĩa: Euproboscis pygmaea Griff.; Thelasis amboinensis (J.J.Sm.) J.J.Sm.; Thelasis clausa Fukuy.; Thelasis elongata Blume; Thelasis elongata var. amboinensis J.J.Sm.; Thelasis hongkongensis Rolfe; Thelasis pygmaea (Griff.) Blume; Thelasis pygmaea var. multiflora Hook.f.; Thelasis triandra Blume; Thelasis triptera Rchb.f.; Thelasis zollingeriRchb.f.
Mô tả (Đặc điểm thực vật): Thân giả có dạng cầu dẹt (cao 1,5cm), chỉ có 1 lá, dạng thuôn rộng, dài 3 - 10cm, rộng 1, 5cm, thuôn đều cả hai đầu. Cụm hoa cao hơn lá. Hoa màu trắng nhạt nhỏ.
Củ dẹt lùn: Thelasis pygmaea
Củ dẹt lùn: Thelasis pygmaea (Griff.) Lindl.
Phân bố: Cây mọc bám trên thân cây và cành cây hoặc trên đá trong rừng, dọc theo các thung lũng; độ cao dưới 2000 m. Ở Viêt nam cây thấy ở Trùng Khánh, Cao Bằng, Nho Quan, Ninh Bình, Phan Rang, Tây Nguyên, Phú Quốc.  Trên thế giới cây phân bố ở Nêpan, Ấn Độ, Thái Lan, Mianma, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Philippines.
Tài liệu tham khảo:
Trần Hợp (1998), Phong lan Việt Nam, NXB Nông nghiệp, trang 200.
The Plant List 2013
FOC Vol. 25 Page 366

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

MIỆNG KÍN HAI MÀU-Cleisostoma discolor

MIỆNG KÍN HAI MÀU



Tên khác: Mật khẩu biến màu; Nhục lan màu.
Tên khoa học: Cleisostoma discolor Lindl.; thuộc họ (Phong lan Orchidaceae).
Tên đồng nghĩa: Cleisostoma auriculatum (Rolfe) Garay; Cleisostoma termissum (Rchb.f.) Garay; Gastrochilus rostellatus (Hook.f.) Kuntze; Saccolabium rostellatumHook.f.; Sarcanthus angkorensis Guillaumin; Sarcanthus auriculatus Rolfe; Sarcanthus discolor (Lindl.) J.J.Sm.; Sarcanthus josephi J.J.Sm.; Sarcanthus macrodon Rchb.f.; Sarcanthus termissus Rchb.f.

Mô tả (Đặc điểm thực vật): Lan sống phụ sinh, thân ngắn, rễ lớn. Lá hẹp dài 10 - 18cm, rộng 1,5 - 2cm, đầu có 2 thùy nhọn không đều, dày. Cụm hoa dài bằng lá, chia nhánh, có 8 - 10 hoa nhỏ, thưa. Cánh môi nhỏ, chia 3 thùy, gốc có cựa thuôn nhọn.
Miệng kín hai màu: Cleisostoma discolor
Miệng kín hai màu: Cleisostoma discolor Lindl.

Phân bố: Cây mọc ở Gia Lai, Daklak, Kontum, Đồng Nai và phân bố ở Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia....
Tài liệu tham khảo:
Trần Hợp (1998), Phong lan Việt Nam, NXB Nông nghiệp trang 62.
The Plant List 2013

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

THANH THIÊN QUỲ XANH-Nervilia concolor

THANH THIÊN QUỲ XANH


Tên khác: Chân trâu xanh, Trân châu xanh, Lan cờ, Lan một lá.
Tên khoa học: Nervilia concolor (Blume) Schltr.; thuộc họ Lan (Orchidaceae).
Tên đồng nghĩa: Aplostellis flabelliformis(Lindl.) Ridl.; Cordyla concolorBlume; Epipactis carinata Roxb.; Nervilia aragoana Gaudich.; Nervilia carinata (Roxb.) Schltr.; Nervilia flabelliformis (Lindl.) Tang & F.T.Wang; Nervilia scottii(Rchb.f.) Schltr.; Nervilia tibetensis Rolfe; Nervilia yaeyamensisHayata; Pogonia carinata (Roxb.) Lindl.; Pogonia concolor Blume; Pogonia flabelliformis Lindl.; Pogonia gracilis Blume; Pogonia nervilia Blume; Pogonia scottii Rchb.f.; Roptrostemon concolor (Blume) Lindl.
Đặc điểm thực vật (Mô tả): Ðịa lan nhỏ, cao dưới 20cm, có thân rễ tròn to 15mm, cho ra hoa trước rồi mới đến lá. Chỉ có một lá, màu lục nhạt với phiến to, tròn, gân chân vịt, rộng 10-25cm, cuống dài 10-20cm. Cụm hoa cao 20-30cm, hoa thưa, vàng xanh xanh; phiến hẹp, dài 1,3cm, môi xoan có 3 thùy nhỏ, thùy cuối lõm, mép có lông dài.
Thanh thiên quỳ xanh:Nervilia concolor
Thanh thiên quỳ xanh:Nervilia concolor (Blume) Schltr.
Bộ phận dùng: Thân củ, toàn cây phơi hay sấy khô (Rhizoma et Herba Concolorae); có khi chỉ dùng lá, thường có tên là Dự lan.
Phân bố: Ở rừng, dưới bong cây, ẩm ướt dọc thung lũng, độ cao từ; 400-2300 m. Loài phân bố ở Nam Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Bangladesh, Bhutan, Ấn độ, Indonesia, Nhật bản (Ryukyu Islands), Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, New Guinea, Philippines; Australia, Pacific islands. Ở nước ta, cây mọc trên núi đá, ở các kẽ đá, nơi rợp, các tỉnh Hoà Bình, Kon Tum đến Sông Bé.
Thành phần hóa học:Thân rễ có chứa Phytol, một glycerin ester, cycloeucalenol, stigmasterol, linolic acid, linolenic acid và L-norleucine.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính mát. Thân củ có tác dụng tán ứ tiêu thũng, trấn tĩnh chỉ thống. Toàn cây thanh nhiệt giải độc, nhuận phế chỉ khái, tán ứ.
Công dụng, cách dùng: Thân rễ chữa bệnh về tinh thần, đòn ngã tổn thương, ứ kết sưng đau. Toàn cây dùng trị đàm nhiệt, ho ra máu, thũng độc, lao phổi, còn dùng trị tràng nhạc.
Cách dùng, liều dùng: Ngày dùng 12-20g dạng thuốc sắc hay ngâm rượu. Dùng ngoài giã đắp.
Tài liệu dẫn:
Võ Văn Chi (2013), Từ điển cây thuốc Việt Nam Tập I, Nhà xuất bản Y Học
Studies on the Constituents of Orchidaceous Plants. I. Constituents of Nervilia purpurea SCHLECHTER and Nervilia aragoana GAUD. Chemical & pharmaceutical bulletin 29 (7), 2073-2078, 1981-07-25
FOC Vol. 25 Page 198, 200
The Plant List 2013 

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

MÃ ĐẬU LINH KHÁC LÁ-Aristolochia kaempferi

MÃ ĐẬU LINH KHÁC LÁ


Tên khác: Mã đậu linh lá to; Sơn dịch kaempf, Mã đậu linh khác lá, Phòng kỷ, Hán trung phòng kỷ, Thanh mộc hương.
Tên khoa học: Aristolochia kaempferi Willd.; họ Nam mộc hương (Aristolochiaceae).
Tên đồng nghĩa: Aristolochia chrysops (Stapf) E.Wilson ex Rehder; Aristolochia dabieshanensis C.Y.Cheng & W.Yu; Aristolochia heterophylla Hemsl.; Aristolochia kaempferi f. heterophylla (Hemsl.) S.M.Hwang; Aristolochia kaempferi f. lineata (Duch.) Makino; Aristolochia kaempferi var. longifolia Franch. & Sav.; Aristolochia kaempferi f. longifolia (Franch. & Sav.) Makino; Aristolochia kaempferi f. mirabilis S.M.Hwang; Aristolochia kaempferi var. pallescens Nakai; Aristolochia lineata Duch.; Aristolochia mollis Dunn; Aristolochia neolongifolia J.L.Wu & Z.L.Yang; Hocquartia kaempferi (Willd.) Nakai ex Honda; Isotrema beterophylla (Hemsl.) Stapf; Isotrema chrysops Stapf; Isotrema heterophyllum (Hemsl.) Stapf; Isotrema kaempferi (Willd.) H.Huber; Isotrema lasiops Stapf         
Đặc điểm thực vật (Mô tả): Dây leo mảnh, thân mảnh, có lông mịn. Lá có phiến bầu dục thuôn, dài 8 - 9cm, rộng 3cm, gốc hình tim có tai, hai mặt có lông mềm, hơi nâu ở mặt trên, vàng ở mặt dưới, gân từ gốc 5; cuống 1,5cm. Hoa 1 - 2 ở nách lá; cuống 1,5cm.. Hoa có cuống dài, có lông; bầu có lông dày trắng, ống có ít hoa. Quả nang, quả dài 5cm, rộng 1,5cm, nở thành, có nhiều hạt.; hạt dẹp, dài 12mm Cây ra hoa tháng 5-6, có quả tháng 7-8.
Bộ phận dùng: Rễ và hạt phơi hay sấy khô của cây mã đậu linh lá khác (Radix et Semen Aristolochiae Kaempferae), thường gọi là Hán trung phòng kỷ.
Phân bố sinh thái: Loài phân bố ở Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta đã phát hiện được ở núi Lưỡi hái, huyện Thanh Sơn, tỉnh Vĩnh Phú. Cây sống ở ven suối đá cạn của núi đất lẫn đá.
Thu hái chế biến: Người ta thu hái rễ vào mùa xuân, rửa sạch, thái nhỏ phơi khô dùng. Hạt lấy ở quả già.
Thành phần hóa học: Rễ và thân có dẫn chất phenanthrene (aristoliukine-C, aristofolin-E) và acid aristolochic-Ia methyl ester và one một sesquiterpene (madolin-P).
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, cay, tính hàn, có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, khư phong chỉ thống, giáng huyết áp.
Công dụng: Rễ được dùng ở Trung Quốc để trị thuỷ thũng, lâm bệnh, tiểu tiện khó khăn, phong thấp tê đau, cước khí thấp thũng, hạ bộ thấp sang ung thũng và cao huết áp. Quả cũng được dùng như các loại mã đâu linh khác.
Liều dùng, cách dùng: Ngày dùng 4-12g dạng thuốc sắc. Hạt được dùng trị bệnh đau dạ dày.
Tài liệu dẫn:
Võ Văn Chi (2013), Từ điển cây thuốc Việt Nam Tập I, Nhà xuất bản Y Học
Wu TS, Leu YL, Chan YY., Constituents from the stem and root of Aristolochia kaempferi., Biol Pharm Bull. 2000 Oct;23(10):1216-9.The Plant List 2013
FOC Vol. 5 Page 261

Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2015

Miệng kín buông rủ-Cleisostoma williamsonii

Tên việt nam: Miệng kín buông rủ (TH), Mật khẩu Williamson (PHH).
Tên khoa học: Cleisostoma williamsonii (Rchb.f.) Garay
Đồng nghĩa: Cleisostoma demangei (Guillaumin) Garay; Cleisostoma elegans Seidenf.; Cleisostoma elongatum (Rolfe) Garay; Cleisostoma hongkongense (Rolfe) Garay; Cleisostoma sacculatum (Ridl.) Garay; Cleisostoma weberi (Ames) Garay; Echioglossum elegans (Seidenf.) Szlach.; Echioglossum sacculatum (Ridl.) Szlach.; Echioglossum williamsonii (Rchb.f.) Szlach.; Saccolabium sacculatum(Ridl.) Ridl.; Sarcanthus demangeiGuillaumin; Sarcanthus elongatus Rolfe; Sarcanthus flaccidus J.J.Sm.; Sarcanthus hongkongensis Rolfe; Sarcanthus sacculatus Ridl.; Sarcanthus weberi Ames; Sarcanthus williamsonii Rchb.f.
Mô tả: Phong lan trung bình, lá hình ống, chùm hoa dài 25-30 cm, hoa to 7 mm nở liên tục vào mùa Hạ và mùa Thu.
Phân bố: Khắp Bắc, Trung, Nam của Việt Nam.
hoa lan Miệng kín buông rủ: Cleisostoma williamsonii
Miệng kín buông rủ: Cleisostoma williamsonii (Rchb.f.) Garay

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

Lớp cao học Quân y tại Vườn Quốc gia Cúc Phương

Thầy Bình chụp ảnh điểm danh
Cây Chò ngàn năm
Cây Chò ngàn năm
Bọ que
Bọ que
Nhện rừng
Nhện rừng
Hoàng tinh hoa trắng: Disporopsis longifolia
Hoàng tinh hoa trắng: Disporopsis longifolia Craib.
Bìm Bìm: Ipomoea cairica
Bìm Bìm: Ipomoea cairica (L.) Sw. 
Alpinia zerumbet
Alpinia zerumbet 
Móng rừng: Impatiens bonii
Móng rừng: Impatiens bonii Hook.f.
Vạn niên thanh: Aglaonema modestum Schott
Vạn niên thanh: Aglaonema modestum Schott ex Engl. 

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

Lan nhện-Brassavola

Brassavola sp.

Lan nhện: Brassavola
Lan nhện: Brassavola sp.

MÃ ĐẬU LINH-Aristolochia kwangsiensis-Chữa viêm dạ dày

MÃ ĐẬU LINH


Tên khác: Cây khố rách, Mã đậu linh quảng tây, Mã đậu linh lá to, Đại diệp mã đậu linh, Viên diệp mã đậu linh.
Tên khoa học: Aristolochia kwangsiensis Chun & F.C.How ex S.Yun Liang; thuộc họ Nam mộc hương (Aristolochiaceae).
Tên đồng nghĩa: Aristolochia austroszechuanicaS.S.Chien & C.Y.Cheng ex C.Y.Cheng & J.L.Wu   
Đặc điểm thực vật (Mô tả): Cây sống nhiều năm, thân leo hoá gỗ, có rễ củ to. Thân non và lá non có nhiều lông. Lá già chỉ có lông ở mặt dưới và ở gân mặt trên. Phiến lá dạng trứng tròn: 23-34 x 22-32 cm; chóp lá tù, gốc lõm dạng tim; có 5 đôi gân bên gần đối xứng nhau; gân mạng nổi rõ ở mặt dưới lá. Cụm hoa có 1-2 hoa ở nách lá. Hoa có cuống; cả cuống và bao hoa cong hình chữ "S"; ống bao hoa xanh nhạt, dài đến 7,5 cm, phần lớn nhất ở chỗ cong có đường kính khoảng 1,4 cm; các thuỳ của ống hình tam giác, mặt tím hồng, mặt trên có các gai nổi màu hồng đậm; họng ống tròn, màu vàng. Nhị 6. Bầu 6 ô; vòi nhuỵ 6. Quả màu nâu vàng, gần hình trụ tròn, dài 8-10 cm, có 6 cạnh lồi, đỉnh có đuôi dài khoảng 3mm. Hạt hình trứng, màu nâu, cỡ 5 x 4 mm, mặt hơi lõm.
Sinh học và sinh thái: Cây ra hoa vào tháng 5, mùa quả tháng 6-9. Cây tái sinh chồi ở thân vào mùa xuân. Chưa rõ khả năng trồng bằng hạt. Cây ưa sáng và có thể chịu bóng; mọc rải rác trên đất lẫn đá, ở rừng thứ sinh, thưa, ở độ cao tới 1000 m.
Phân bố: Loài của Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta cây mọc hoang ở rừng núi, phát hiện ở Lạng Sơn và Hà Giang (Mèo Vạc).
Bộ phận dùng: Rễ đã phơi hay sấy khô của Cây khố rách (Radix  Aristolochiae Kwangsiensis); thường gọi là Mã đậu linh.
Thu hái: Rễ và mùa thu, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hóa học: Trong rễ có allantoin, acid aristolochic A, β-sitosterol, 6-methoxydenitroaristolochic acid methyl ester, 6-methoxyaristolochic acid A methyl ester và magnoflorine.
Tính vị, tác dụng: Rễ có mùi thơm, có tác dụng giải nhiệt giảm đau, sát trùng, cầm máu.
Công dụng: Chữa viêm dạ dày, ruột, đau họng; dùng ngoài chữa vết thương và nhọt độc. 
Liều dùng, cách dùng: Ngày dùng 4-6g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, giã rễ tươi đắp hoặc dùng rễ khô tán bột rắc.
Tình trạng: Loài đã từng bị khai thác lấy nguyên liệu làm thuốc. Trong các điểm phân bố trước đây, tại Thạch An (Cao Bằng) nay không còn tìm lại được. Khu phân bố chia cắt xa nhau, bị tàn phá nghiêm trọng.
Phân hạng:EN A1c,d
Biện pháp bảo vệ: Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "sẽ nguy cấp" (V). Cần có kế hoạch điều tra, xác định điểm phân bố còn sót lại để bảo vệ. Đồng thời đưa về trồng, nghiên cứu nhân giống để phát triển.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam (2007): 93; STCT: 560-561; TCDL, 6(4): 98; TCSH, 17(4-CĐ): 32.
Võ Văn Chi (2013), Từ điển cây thuốc Việt Nam Tập I, Nhà xuất bản Y Học
Zhou FX, Liang PY, Qu CJ, Wen J (1981), Studies on the chemical constituents of Aristolochia kwangsiensis Chun et How ex C F Liang; Acta pharmaceutica Sinica 16:8 1981 Aug pg 638-40
The Plant List 2013
FOC Vol. 5 Page 262