Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

Cây sâm Việt Nam (Panax vietnamensis) nguồn tài nguyên đặc biệt quý hiếm trong chữa bệnh và trong phát triển kinh tế

Cây sâm Việt Nam (Panax vietnamensis) nguồn tài nguyên đặc biệt quý hiếm trong chữa bệnh và trong phát triển kinh tế-Thực trạng và giải pháp

                                                  NGUYỄN BÁ HOẠT Phó Viện trưởng Viện Dược liệu

Hầu hết các loài trong chi Panax L. Họ Araliaceae đều được đánh giá là cây thuốc quý, giá trị kinh tế cao: 4 loài trong chi này đã được nghiên cứu kỹ về hoá học, dược lý lâm sàng và bào chế ra nhiều dạng thuốc phục vụ phòng chữa bệnh, đã và đang được phát triển lớn mang lại nguồn thu hàng trăm triệu đô la/năm cho mỗi quốc gia như: sâm Triều Tiên (Panax ginseng); sâm Mỹ (P. qiuquefolius); sâm Nhật (Panax japonicus) và tam thất (Panax pseudoginseng). Năm 1973, lần đầu tiên phát hiện cây sâm Việt Nam ở núi Ngọc Linh - Kon Tum. Nhiều công trình nghiên cứu về hoá học, dược lý, lâm sàng xác định sâm Việt Nam có giá trị chữa bệnh không thua kém 4 loài sâm trên. Đây là tài nguyên quý về giá trị y tế, đồng thời là đối tượng rất quý cho phát triển kinh tế trên địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng kinh tế đang rất khó khăn của Tầy Nguyên cần phải có thái độ, chính sách thích đáng và kịp thời nhằm nhanh chóng phát triển nguồn tài nguyên này.

I. CÂY SÂM VIỆT NAM (PANAX VIETNAMENSIS) ĐÃ ĐƯỢC XÁC MINH GIÁ TRỊ ĐẶC BIỆT QUÝ TRONG PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

1. Xác định thành phần hoá học trong sâm Việt Nam

Nhiều tác giả nghiên cứu thành phần hoá học của cây sâm Việt Nam đã công b trên nhiều tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước, 4 luận văn tiến sĩ nghiên cứu về thành phần hoá học sâm Việt Nam được bảo vệ ở Ba Lan (2); ở Nhật Bản (2). Từ sâm Việt Nam đã phân lập được 49 saponin, xác định câu trúc 25 saponin và xác định hàm lượng những saponin quan trọng quyết định giá trị của nhân sâm như: ginsenosid Rbl chiếm 2%; ginsenosid Rgl chiếm 1,4%; ginsenosid Rd chiếm 0,87%. Đã xác định hàm lượng saponin toàn phần (quyết định phẩm chất nhân sâm) đạt 12-15% trong đó saponin damaran kiểu ocotillol chiếm hơn 50% saponin toàn phần.
Đã xác định hợp chất đặc trưng của sâm Việt Nam là majonoside R2 có hàm lượng gấp 42 lần sâm Nhật (Panax japonicus var. major). Hợp cht này trong nhân sâm, sâm Mỹ và tam thất không có. Majonoside R2 là một khác biệt lý thú quyết định một s tác dụng dược lý đặc hữu của sâm Việt Nam và đang trở thành mục tiêu nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước.
Từ sâm Việt Nam đã phân lập và xác định cu trúc của 7 hợp chất polyacetylen, trong đó 2 hợp cht chủ yếu là panaxynol có hàm lượng 0,0084% và heptadecad có hàm lượng 0,0028%. Hai hợp chât này có trong thành phần của sâm Triều Tiên và đã được chứng minh có tác dụng kháng ung thư. Từ sâm Việt Nam đã xác định được 17 acid béo với hàm lượng 0,53%, trong đó acid linderic và acid limodinic đã được chứng minh có tác dụng chông lão hoá tế bào (antioxydant).

2. Đánh giá phẩm cht sâm Việt Nam qua kết quả nghiên cứu được lý thực nghiệm

Đã có nhiều công trình nghiên cứu tác dụng dược lý của sâm Việt Nam đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước. Các công trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh Việt Nam tại trường Đại học Y - Dược Toyama và Đại học Hirosima Nhật Bản đều khẳng định sâm Việt Nam có tác dụng tăng lực, tăng cường hoạt động não bộ và sinh dục, tác dụng sinh thích nghi, tác dụng phòng chống phóng xạ, tác dụng kháng viêm và giảm đau, tác dụng hiệp lực với thuốc hạ đường huyết và hạ cholesterol máu, tác dụng kháng khuẩn đặc biệt trên chủng Streptococcus gây viêm họng. Tác dụng bảo vệ tế bào gan và gia tăng hàm lượng cytochrom P450 trong vi thể gan. Đặc biệt sâm Việt Nam có tác dụng hồi phục các rốì loạn bệnh lý gây bởi stress tâm lý. Như vậy những tác dụng dược lý tiêu biểu của sâm Triều Tiên đã được chứng minh đều có ở sâm Việt Nam tác dụng kháng khuẩn trên bệnh viêm họng, tác dụng antistress tâm lý là những tác dụng đặc hữu của sâm Việt Nam.
Tác dụng dược lý sâm Việt Nam đã được xác minh qua kết quả nghiên cứu lâm sàng thực nghiệm của một số chế phẩm như tinh sâm, viên ngậm... tại Viện Lão khoa Hà Nội, Quân y viện 175 TP. Hồ Chí Minh, Viện điều dưỡng PT. Hồ Chí Minh.
Những kết quả nghiên cứu cơ bản này khẳng định vị trí cây sâm Việt Nam sánh ngang với sâm Triều Tiên - một cây thuốc được coi là “thần dược” của thế giới. Các nước Nga, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Triều Tiên đều có viện chuyên nghiên cứu về cây sâm (Panax ginseng) tiếp tục khám phá những giá trị cao quý của cây thuốc này

II.       HIỆN TRẠNG CÂY SÂM VIỆT NAM, NHỮNG TỒN TẠI CẦN SỚM ĐƯỢC KHẮC PHỤC

Năm 1973 trong khói lửa của chiến tranh, đoàn điều tra dược liệu khu 5 dưới sự lãnh đạo của DS. Đào Kim Long lần đầu tiên đã phát hiện ra một loại sâm (Panax) mọc hoang với mật độ dày đặc trong một vùng phân bố hẹp ở độ cao 2.200m thuộc núi Ngọc Linh huyện Đakto tỉnh Kom Tum. Đoàn thu mẫu thực vật và dược liệu sơ bộ xác định là Trúc tiết nhân sâm Panax articulatus L. và gửi mẫu dược liệu ra miền bắc xác định chất lượng. DS Nguyễn Thơi Nhâm nhận được nguyên liệu đã đưa phân tích đánh giá tại Viện Dược Liệu Hà Nội và viện cây thuốc Poznan Ba Lan. Kết quả ban đầu về hoá học cây sâm Việt Nam hoàn toàn giống sâm Triều Tiên do đó DS Nguyễn Thơi Nhâm đề nghị tên sâm Việt Nam là Panax ginsengvar. K5. Đến năm 1988 GS. Gruvesky và Hà Thị Dung xác định đây là loài mới của khoa học, đặt tên Panax vietnamesis khẳng định một loài đặc hữu của Việt Nam trong chi Panaxhọ Araliaceae. Nhận thức được giá trị của cây sâm Việt Nam nên ngày 14/3/1978 Bộ Y tế đã ra quyết định tổ chức đơn vị nghiên cứu sâm trực thuộc Trường đại học Y Dược thành ph Hồ Chí Minh, đến năm 1985 đổi tên thành Trung tâm nghiên cứu sâm Việt Nam. Năm 1992 sát nhập với phân viện dược liệu, Trung tâm nghiên cứu sâm đổi tên thành Liên hiệp khoa học và sản xuất sâm Việt Nam.Năm 1997 chuyển sang trực thuộc Viện Dược liệu và đổi tên thành Trung tâm nghiên cứu sâm và dược liệu TP. Hồ Chí Minh. Sự phát triển gắn liền với các công trình nghiên cứu khá toàn diện cây sâm Việt Nam.
Sau khi giải phóng miền Nam năm 1976 sở y tế Gia Lai - Kon Tum được UBND tỉnh đồng ý đã tổ chức công ty Dược liệu Ngọc Linh nhằm bảo vệ và phát triển cây Sâm Việt Nam dưới tán rừng tại các vùng phân bố tập chung. Đồng thời tổ chức trồng thâm canh trên đồng ruộng ở độ cao 1.200m. Sau năm 1990 do chuyển đổi tổ chức dẫn tới công ty giải thể kéo theo cây sâm ở Kon Tum bị khai thác kiệt quệ, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Từ 1995 trở lại đây Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Kon Tum nỗ lực khôi phục và phát triển nhưng tiến triển rất chậm.
Vùng phân bố cây sâm Việt Nam tới 3 xã vùng cao của huyện Trà My, năm 1978 Trạm dược liệu Quảng Nam Đà Nng tổ chức Trạm bảo vệ và phát triển cây sâm Việt Nam tại xã Trà Linh huyện Trà My. Sau khi trạm dược liệu giải thể Trạm trồng sâm Trà Linh vẫn được giữ lại, trực thuộc Công ty Dược liệu Quảng Nam Đà Nấng. Nhưng năm 1988 - 1992 cây sâm của Quảng Nam đứng trước nguy cơ bị khai thác kiệt, Trại trồng sâm có nguy cơ bị giải tán. Khi tách tỉnh sở Y tế Quảng Nam đã quyết tâm bảo tồn trại trồng sâm để có cơ sở khôi phục phát triển. Được UBND tỉnh ủng hộ năm 1998 Sở Y tế đã tổ chức lại Trạm trồng sâm và đổi tên thành Trạm nuôi trồng và phát triển dược liệu Trà Linh. Nhờ củng c tổ chức tăng cường cao nên cây sâm ở Quảng Nam đã được phục hồi và phát triển, sau 5 năm củng c (1995 - 2000) nht là 3 năm tổ chức trạm nuôi trồng và phát triển dược liệu, vườn sâm ở Trà Linh Trà My Quảng Nam phát triển cả về s lượng và chất lượng cây trồng.
Thực trạng cây sâm Việt Nam hiện nay có thể coi là thoát hiểm tuyệt chủng nhờ vườn sâm Trà My đang giữ gần 30 vạn cá thể trên diện tích xp xỉ 3ha dưới tán rừng. Cây sâm được chăm sóc bảo vệ chu đáo, sinh trưởng phát triển tốt cung cấp vài vạn hạt giống 1 năm. Kon Tum cây sâm được lưu giữ trên diện tích gần 1 ha nhưng cây sinh trưởng phát triển kém, du hiệu sâu bệnh phổ biến. Sở KHCN và MT Lâm Đồng đầu tư nghiên cứu đánh giá nhập nội cây sâm Việt Nam. Kết quả bước đầu cây sâm sinh trưởng và phát triển bình thường, đã có một số cây ra hoa kết quả, cây sâm Việt Nam có triển vọng phát triển tại Lâm Đồng.
Trong khi cây sâm Việt Nam còn trong tự nhiên là rt ít, cây sâm trồng trong dân chưa thống kê được, trên thị trường giá củ sâm Việt Nam tăng nhanh từ 2,5 triệu đồng/ kg năm 1997 lên 5 triệu đồng/kg năm 2001 dẫn tới tình trạng lùng sục khai thác sâm quyết liệt. Cây sâm ở Kon Tum đã trở thành “cây vàng” như nhiều người nói, nguy cơ tuyệt chủng vẫn rình rập hàng ngày.
Từ thực tiễn nêu trên chúng ta thy vai trò của công tác tổ chức đối với sự tồn vong của cây sâm Việt Nam là rt lớn. Trước thực trạng đang kêu cứu của cây sâm đặc hữu, cần phải có giải pháp kịp thời nghiêm túc cả về tổ chức và đầu tư mới có thể khôi phục.

III.    NHỮNG ĐỀ NGHỊ V GIẢI PHÁP NHM KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN CÂY SÂM VIỆT NAM

Cần phải trình Bộ KHCN&MT, Bộ Kế hoạch Đầu tư duyệt cho một chương trình nghiên cứu phát triển cây sâm Việt Nam, tạo vùng sản xuất hàng hoá gắn với chiến lược phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường vùng núi cao. Đây là chương trình khoa học - kinh tế - xã hội thực thi trong thời gian 2 nhiệm kỳ 5 năm (10 năm) được chia ra 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Xây dựng hệ thống vường giống hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và chuẩn hoá phẩm chất giống đi từ 2 phương thức: sản xuất giống từ hạt và sản xuất giống invitro. Thời gian từ 3 đến 5 năm đầu yêu cầu phải sản xuâ't được hàng triệu cây giống một năm đủ đáp ứng nhu cầu sản xuấk Mô hình vườn giống quốc doanh của các lâm trường, trạm trại, vườn giống thôn bản, trang trại
Giai đoạn 2: Xây dựng mô hình sản xuất, hoàn thiện kỹ thuật trồng sâm bán tự nhiên và trồng thâm canh trên đất nương rẫy, tạo nên những vùng sản xuất tập trung có sản lượng hàng hoá. Biện pháp kỹ thuật - kinh tế - xã hội được vận dụng chặt chẽ trên cơ sở sản xuất trang trại hộ nông dân dưới sự quản lý và bảo trợ của chính quyền xã, bản. Thời gian của giai đoạn 2 kéo dài 5 năm định hình được một số mô hình để tổng kết nhân rộng.
Giai đoạn 3: Mở rộng mô hình sản xuất và tuyên truyền đào tạo kỹ thuật cho nông dân; Tổng kết nhân rộng mô hình vườn giống sản xuất, trang trại và nồng trại, hộ nông dân trồng sâm. Hoàn thiện các chế độ chính sách cho vùng nguyên liệu cây đặc sản về tín dụng, chính sách đầu tư và thu mua nguyên liệu.
Saú 10 năm có thể tổng kết đề án với những kết quả cụ thể về khoa học, tổ chức sản xuất, chế độ chính sách và tạo được vùng nguyên liệu hàng hóá thực sự trên địa bàn vùng cao.
Thực tế đang đòi hỏi chương trình khoa học công nghệ quốc gia sớm quyết định cho cây sâm Việt Nam một đề án nhằm bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên đặc biệt quý của đất nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét