Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

RIỀNG-Alpinia officinarum-Công dụng cách dùng

RIỂNG



Tên khoa học:

Alpinia officinarum Hance; Họ: Gừng (Zingiberaceae).

Tên đồng nghĩa: 

Languas officinarum(Hance) Farw.; Languas officinarum(Hance) P.H. Hô 

Tên khác: 

Riềng thuốc, cao lương khương, co khá (Thái), kìm sung (Dạo).

Tên nước ngoài: 

Java galangal, Siamese galangal (Anh); vrai galanga, galanga officinal, petit galanga (Pháp).

Đặc điểm thực vật (Mô tả):

Cây thảo, cao 1 - 1,5 m. Thân rễ hình trụ dài, mọc bò ngang, đường kính khoảng 2 cm, màu đỏ nâu, phủ nhiều vảy, chia thành những đốt không đều. Lá không cuống, mọc so le thành hai dãy, hình mác hẹp, dài 25 - 40 cm, rộng 2 - 3 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt; bẹ lá dạng vảy, có khía; lưỡi bẹ dạng vảy nhọn.
Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùy thẳng, có lông mềm, dài khoảng 10 cm; lá bắc nhỏ, đính trên những gờ nổi ngắn; hoa mọc sít nhau; đài hình ống, hơi loe ở đầu, có lông, chia 3 răng ngắn; tràng có ống

Phân bố, sinh thái:

AlpiniaRoxb. là một chi lớn, với khoảng 230 loài đã được ghi nhận ở vùng nhiệt đói và cận nhiệt đới châu Á, châu Phi, châu Đại Dương và một số đảo ở Thái Bình Đương. Khu vực Nam và Đông Nam châu Á là nơi tập trung nhiều loài; riêng ở Việt Nam đã có 24 loài, trong đó có cây riềng.
Riềng được trồng rộng rãi trong nhân dân. Gây mọc tốt ở khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, do đó trồng ở yùng núi cao như Sa Pa (Lào Cai), Sìn Hồ (Lai Châu)... có mùa đông lạnh kéo dài, cây sinh trưởng, phát triển chậm. Riềng ưa ẩm, chịu bọng, trồng xen ở vườn cây ăn quả (nhất là vườn chuối) thấy tốt hơn trồng trên cánh đồng. Cây không chịu được ngập úng, có thể hơỉ chịu hạn. Thân rễ nằm ngang cách mặt đất 3 - 5 cm, sẽ mọc lên nhiều chồi vào cuối mùa xuân đầu mùa hè. Hiện nay chưa quan sát được cây con mọc từ hạt.

Cách trồng:

Riềng sinh trưởng mạnh vào mùa hè và tàn lụi vào mùa đông. Cây chịu bóng nhưng cũng sống tốt ngoài nắng.
Riềng nhân giống bằng mầm củ. Chọn đoạn thân rễ có mầm, nặng 50 - 60g để làm giống. Có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất-vào mùa xuân. Chọn đất ẩm, nhiều màu (nơi có bóng càng tốt), bổ hốc với khoảng cách 30 x 40 hoặc 30 x 50 cm, bón lót ít phân chuồng mục, rồi đặt mầm. Dùng đất nhỏ lấp đây hốc, phủ rơm rạ lên trên và tưới ẩm. Chú ý đặt mầm ngủ hướng lên phía trên mặt. Sau khi cây mọc, thỉnh thoảng làm cỏ, xới nông và vun nhẹ. Cuối xuân và đầu hè, cây sinh trưởng mạnh, cần tưới thúc bằng nước phân chuồng hoặc bón thêm NPK để tăng nàng suất thân rễ.
Riềng mọc khỏe, ít bị sâu bênh hại.
Rễ củ thu hoạch quanh năm Có thể thu hoạch tập trung vào tháng 9-10. Dùng tươi hoặc thái lát, phơi hay sấy khô.

Bộ phận dùng:

Thân rễ đã loại bỏ rễ con, vết lá còn lại, rửa sạch, cắt thành phiến, rồi phơi hay sấy khô (Rhizoma Alpiniae).

Thành phần hóa học:

Thân rễ riềng chứa nhiều diarylheptanoid: 5 - hydroxy - 7 - (4 - hydroxy - 3 - methoxyphenyl) - l-phenyl-heptan-3-on; 1,7 - diphenylhept-4-en-3-on; 7 - (4-hydroxy-3-methoxyphenyl) - 1 - phenylhept - 4 - en-3-on; 7 - (4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-l-phenyl- heptan - 3,5 - dion; 7 - (4 - hydroxyphenyl) - 1 - phenyl - 5 - hydroxyheptan - 3 - oh; 7 - (4- hydroxyphenyl) -1-phenylheptan -3 - on ; 5-methoxy - 1,7 - diphenyl-heptan- 3 -on; 5-methoxy - 7 - (4- hydroxyphenyl) - l-phenylheptan-3-on; 1,7-bis (4- hydroxy-3-methoxyphenyl) - 5 - hydroxy-heptan-3-on.
Ngoài ra, còn có flavonoid và tinh dầu. Các flavonoid là quercetin và 3-methylether; galangin và 3-methylether, kaeinpferol, kaempferid và isorhamnetin. Tinh dâu chứa thành phần chủ yếu là cineol. (W. Tang và cs., 1992)

Tác dụng dược lý:

Riềng có tác dụng gây giãn mạch trên mạch cô lập và chống cố thắt cơ trơn ruột gây bởi histamin và acetylcholin trên độrig vật thí nghiệm.
Diarylheptanoid trong riềng có tác dụng ức chế sự sinh tổng hợp prostaglandia.
Đối với các bệnh nhân loét miệng nối, catecholamin trong nước tiểu tăng lên trong các ca thể nhiệt và giảm xuống trong thể hàn, khi dùng bài thuốc gồm riềng và 4 dược liệu khác thì có sự đảo ngược là catecholamin nước tiểu giảm trong loét miệng nối thể nhiệt yạ tăng lên trong thể hàn.

Tính vị, công năng:

Củ riềng có vị cay, mùi thơm, tính ấm, vào 2 kinh tỳ vị, có tác dụng ôn trung, tán hàn, giảm đau, tiêu thực. Quả riềng có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ấm bụng, chống lạnh, giảm đau, cầm nôn, ợ hơi.

Công dụng:

Củ riềng được dùng để kích thích tiêu hóa, ăn ngon cơm, chữa đầy hơi, đau bụng, đi lỏng, nôn mửa, ợ hơi, đau dạ dày, cảm sốt, sốt rét, đôi khi chữa đau răng. Ngày dùng 3 - 6g dạng thuốc sắc, bột hoặc rượu thuốc. Quả riềng chữa sốt rét, ăn không tiêu, buồn nôn, đau bụng, thổ tả. Ngày 2 - 6g quả táa nhỏ.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc và Nhật Bản, riềng có tác dụng chữa đau dạ dày, đau bụng, khó tiêu, nôn mửa.

Bài thuốc có riềng:

1. Chữa đau bụng nôn mửa:

Riềng 8g, đại táo 1 quả. sắc với 300 ml nước, còn 100 ml chia 2 - 3 lần uống trong ngày.

2. Chữa tiêu chảy:

a) Riềng, củ gấu, gừng khô, sa nhân, trần bì, vói lượng bằng nliau, tán nhỏ. Ngày ụống 3 lần, mỗi lần 6g.
b) Riềng 200g, quế 120g, vỏ vối 80g Các vị tán qua, mỗi lần 12g sắc uống.
c) Riềng 20g, nụ sim 80g, vỏ rộp cây ổi 60g. Dùng dưới dạng bột hoặc viên, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5 g.

3. Chữa phong thấp cước khí, buồn nôn:

Riềng, vỏ quýt, hạt tử tô, lượng bằng nhau, tán nhỏ, viên với mật, uống vói rượu, mỗi lần uống 5g ngày hai lần.

4. Chữa cảm sốt, sốt rét, kém ăn:

a) Riềng tẩm dầu vừng sao 40g, can khương nướng 40g. Hai vị tán nhỏ, trộn với mật lợn làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 15-20 viên.
b) Quả riềng tán nhỏ, uống 6 - lOg.

5. Chữa sốt rét:

Bột riềng 1000g; bột thường sơa 3000g; bột gừng khô, bột quế khô, bột thảo quả, mỗi vị 2000g. Các vị tán nhỏ, làm viên hoàn to bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 20 hoàn, trưóc khi lên cơn.

6. Chữa đau tức xói lên tim, toát mồ hôi lạnh, suyễn thở:

Riềng, ô dược (ngâm rửa với rượu một đêm); hồi hương, thanh bì, các vị đều bằng nhau, sao tán nhỏ, uống mỗi lần 4g ngày 2 lần với rượu đun nóng và đồng tiện.

7. Chữa đau dạ dày:

Riềng rửa rượu 7 lần, sấy khô, tán nhỏ; hương phụ rửa giấm 7 lần, sấy khô, tán nhỏ. Hai vị trộn đều, làm thành viên. Mỗi lần uống 5g khi có cơn đau.

8. Chữa hắc lào:

Củ riềng già (tán nhỏ) 100g, ngâm với cồn 90° (200 ml), càng lâu càng tốt. Ngày bôi vài lần. Hoặc lấy củ riềng giã nhỏ trộn với nhựa chuối và ít vôi bột làm thành thuốc bôi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét