Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

RIỂNG NẾP-Alpinia galanga-Công dụng cách dùng

RIỂNG NẾP



Tên khoa học: 

Alpinia galanga (L.) Willd.; Họ Gừng (Zingiberaceae).

Tên đồng nghĩa: 

Languas galanga (L.) Stuntz, Alpinia pyramidata Blume

Tên khác: 

Riềng ấm, hậu khá (Thái), chi bộ (H'Mông).

Tên nước ngoài: 

Greater galangal (Anh), grand galanga (Pháp).

Đặc điểm thực vật (Mô tả):

Cây thảo, cao khoảng 2 m hoặc hơn. Thân rễ to, đường kính 2 - 3 cm, màu hồng nhạt. Lá mọc so le, xếp thành hai dãy đều, hình mũi mác, dài 35 - 40 cm, rộng 5-7 cm, gốc thót lại, đầu thuôn nhọn, mép có viền trắng, hai mặt nhẵn, mặt trên bóng; cuống lá hầu như không có, lưỡi bẹ tròn, nguyên.
Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùy phân rất nhiều nhánh; lá bắc hình mác dễ rụng, lá bắc con hình dải; hoa màu trắng có vạch hồng; dài hình ống, có 3 răng; tràng hình ống, có cánh lõm, cánh môi hình dải-trái xoan, có móng hẹp, chia 2 thùy ở đầu; nhị lép hình giùi; bầu có lông.
Quả mọng, hình cầu, khi chín màu đỏ nâu, chứa 3-5 hạt bóng.
Mùa hoa quả: tháng 5-7.

Phân bố, sinh thái:

Riềng nếp phân bố rải rác ở một số vùng thuộc Ấn Độ, Trung Quốc và Lào. Ở Việt Nam, cây vừa mọc tự nhiên, vừa được trồng. Riềng nếp mọc tự nhiên nhiều nhất ở các tỉnh Lai Châu (Tuần Giáo, Điện Biên, Tủa Chùa); Sơn La (Mường La, Sông Mã); Lào Cai (Văn Bàn, Than Uyên); Hòa Bình (Mai Châu). Cây cũng phân bố ở một số tỉnh vùng núi khác ở miền Bắc và có thể ở cả Tây Nguyên.
Riềng nếp là cây đặc biệt ưa ẩm, có thể hơi chịu bóng; thường mọc rải rác ở kiểu rừng kín thường xanh ẩm, nhất là dọc theo các bờ suối, ven rừng hoặc rừng thưa trong thung lũng. Độ cao phổ biến từ 300 đến 600 m hoặc hơn.
Cây sinh trưởng phát triển mạnh trong mùa hè - thu; cuối mùa thu bắt đầu có hoa quả; gieo giống tự nhiên bằng hạt. Riềng nếp có khả năng đẻ nhánh nhiều từ thân rễ. Số nhánh mọc ra hàng năm thường tăng theo cấp số nhân. Hoa quả chỉ xuất hiện trên các nhánh đã được khoảng một năm tuổi; những nhánh thân đã ra hoa quả sẽ dần tàn lụi trong vòng một năm.
Nguồn riềng nếp mọc tự nhiên ở Việt nam tương đối phong phú. Vào khoảng từ 1996 - 1998, cây bị khai thác nhiều. Chỉ tính riêng ở huyện Tuần Giáo tỉnh Lai Châu, trong năm 1997 đã xuất khẩu qua biên giới vài chục tấn riềng tươi.

Bộ phận dùng:

Thân rễ thu hái vào mùa xuân.
Quả chín thu hái vào mùa thu, phơi khô (Fructus Galangae).

Thành phần hóa học:

Quả riềng nếp chứa các chất 1'-acetoxychavicol acetat (I) và 1'-acetoxy eugenol acetat (I) và II có hoạt tính chống viêm.
Hạt chứa các chất flavonoid được xác định là quercetin, kaempferol, quercetin 3 methyl ester, isorhamnetin, kaempfrid, galangin và dẫn chất 3 methylether của galangin (Planta Med. 1972, 22, 145); 1'-acetoxychavicol acetat (I) và 1'acetoxy eugenol acetat (II) cùng với caryophylen oxid, caryophylenol, pentadecan, 7 heptadecen (Chem pharm Bull. 1976, 24, 2377)
2 chất diterpen có tác dụng chống nấm và tác dụng độc với tế bào (cytotoxic) có tên là galanan A và galanan B cùng với 3 chất diterpen loại labdan có tên là galanolacton (III), (E) 8β (17) 12 - labdinen - 15 - 16 dial (IV) và (E) 8 - β (17) epoxylabd - 12 en - 15, 16 dial (V) cũng được tách từ hạt và xác định cấu trúc.
Rễ và lá chứa tinh dầu với thành phần chính là myrcen 94,51% ở rễ và 52,34% ở lá (J Essentoil 1992, 4,81). Mori Kikedi, Kubota Kikue đã tách từ rễ riềng nếp 16 hợp chất chứa oxy đã được xác định là 1’acetoxy chavicol acetat; 1,8 cineol, linalool; geranyl acetat, eugenol, chovicol acetat. Ngoài ra còn bornyl acetat, citronellyl acetat, 2 acetoxy 1-8 cineol, methyl eugenol, tinh dầu có 1 - 8 cineol và các hợp chất phenolic cao có ảnh hưởng lớn đến mùi thơm của tinh dầu. Rễ riềng nếp còn chứa các men ức chế xanthin oxydase (inhibitors of xanthine oxydase) gồm trán - p - coumarin diacetat; trans coniferyl diacetat [1' S] - 1’ - acetochavicol acetat; [1’ S] 1 - acetoxy eugenol acetat và 4 hydroxy benzaldehyd.
Một số hợp chất có tác dụng chống u (antitamor) cũng được phân lập từ riềng nếp, các hợp chất (VI) đồng phân 15 α và 15 β) và VII đã được sử dụng như là chất chống u.
Chất diterpen có tác dụng kháng khuẩn từ riềng nếp là (E) - 8β - 17 epoxylabd - 12 en, 15, 16 dial, chất này còn làm tăng hoạt tính chống nấm Candida ambicans của quercetin và chalcon.

Tác dụng dược lý:

Trong thử nghiệm in vitro và in vivo, tinh dầu từ thân rễ riềng nếp tươi và khô đều biểu lộ hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng động vật nguyên sinh, trừ sâu và long đờm mạnh. Cao nước, cồn hoặc ether thân rễ có hoạt tính kháng khuẩn mạnh trên Bacillus subtilis, Escherichia coli. Staphylococcus aureus. Streptococcus hemolyticusPseudomonas aeruginosa. Cao cồn và cloroform có hoạt tính kháng nấm trên Candida albicans, Cryptococcus neoformans, Epidermophyton floccosum, Microsporum gypseum, Trichophyton rubrumSaccharomyces sp. Cao ether ức chế Klebsiella pneumoniae. 1'- Acetoxychavicol acetat có tác dụng kháng nấm trên Trichophyton mentagrophytes, T. concentricum, T. rubrum, Aspergillus niger, Penicillium expansumRhizopus stolonifer, với nồng độ ức chế thấp nhất là 50 - 250 µ.g/ml. Tinh dầu từ thân rễ có hoạt tính kìm trực khuẩn lao với nồng độ 25 µg/ml. LD50 của tinh dầu tiêm phúc mạc chuột lang là 0,68 ml/kg.
Cao thân rễ riềng nếp (0,01 - 0,10%) cho vào thịt bò sống xay làm tăng tính ổn định về oxy hóa, nồng độ cao còn làm tăng thời hạn sử dụng của thịt bò xay. Hoạt chất 1’- acetoxychavicol acetat có tác dụng chống ung thư mạnh in vitro và in vivo, chống u báng Sarcoma 180 ở chuột nhắt trắng, ức chế phát triển u ruột kết gây bởi azoxymethan ở tế bào người, và ức chế sự gây ung thư nội sinh gan chuột cống trắng. Những hoạt chất khác có khả năng chống ung thư là 1’ - acetoxy - eugenol acetat, ethyl trans - cinnamat và ethyl 4 - methoxy - trans - cinnamat. Cao methanol thân rễ ức chế mạnh tác dụng gây đột biến của 3 - amino - 1,4 - dimethyl - 5H pyrido [4,3 - β] indol ở Salmonella typhimurium TA 98.
Cao ethanol thân rễ cho uống với liều 500 mg/kg và các dẫn chất chavicol tiêm phúc mạc với liều 1 - 10mg/kg có hoạt tính chống loét dạ dày gây bởi thắt môn vị và ức chế sự tiết dịch vị ở chuột cống trắng và có hoạt tính bảo vệ tế bào. Bột thân rễ có hoạt tính ở mức trung bình ức chế sự tạo sỏi niệu oxalat ở chuột cống đực. Trong thử nghiệm về độc tính uống cấp tính (24 giờ) với liều 0,5-3 g/kg, và độc tính mạn tính (90 ngày) với liều 100 mg/kg/ngày trên chuột nhắt trắng, cao ethanol đã có hoạt tính làm tăng thể trọng, tăng lượng hồng cầu, tăng trọng lượng các cơ quan sinh dục, tăng sự di động và số lượng tinh trùng so với chuột đối chứng, và không có tác dụng độc với tinh trùng. Trong thử nghiệm in vitro, cao thân rễ có tác dụng ổn định màng hồng cầu cừu chống lại tác động của môi trường nhược trương và nhiệt. Màng hồng cầu giống màng thể tiêu bào; các glucocorticoid và thuốc tương tự aspirin có tác dụng ổn định thể tiêu bào, tác dụng này là một trong những cơ chế chủ yếu chống viêm.

Tính vị, công năng:

Riềng nếp có vị cay, tính ôn, vào hai kinh tỳ và vị, có tầc dụng ôn trung, tán hàn, hết đau, tiêu thực.

Công dụng:

Riềng nếp được dùng như riềng ấm chữa đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, lỵ và phối hợp với than tóc rối uống chữa ngộ độc thịt cóc. Riềng nếp muối dùng một nhúm ngậm, cắn nhẹ và nuốt dần dần làm khỏi khát, đỡ mệt khi làm việc mệt nhọc hoặc đi nắng nhiều khát nước.
Thân rễ riềng nếp được ghi trong được điển nhiều nước châu Âu, và được dùng rộng rãi trong y học cổ truyền trị bệnh da, bệnh hô hấp, làm thuốc lợi tiêu hóa sau khi đẻ, khó tiêu, đầy hơi, cơn đau bụng, lỵ, ung thư miệng và dạ dày, nhiễm khuẩn toàn thân, bệnh dịch tả và làm thuốc long đờm. Ở Trung Quốc, Lào và Campuchia, thân rễ được uống chống co giật, gây trung tiện và long đờm, trị lỵ, trị viêm phế quản, và dùng ngoài trị thấp khớp, ở Thái lan, thân rễ được dùng trị nhiều bệnh, làm thuốc lọc máu, trị khó tiêu, dụng dập, tiêu chảy, nhiễm khuẩn uốn ván, sốt rét mạn tính, bệnh tê phù, ghẻ cóc, đau dạ dày, bệnh dịch tả, ngứa, nấm da, bệnh da, chốc lở, mày đay, đau răng, trị giun, chống co thắt, gây trung tiện, đầy hơi.
Ở Philippin, thân rễ được dùng gây trung tiện, kích thích, và nước sắc lá dùng làm nước tắm tậ thấp khớp, ở Indonesia, thân rễ nạo nhỏ trộn với ít muối uống lúc đói tri lách to, và nước ngâm thân rễ uống trị bệnh phong, ở Malaysia, hạt được dùng trị cơn đau bụng, tiêu chảy, nôn và bệnh herpes, nước hãm lá dùng cho phụ nữ uống sau khi đẻ. Trong y học dân gian Ấn Độ, thân rễ dùng tn đầy hơi, khó tiêu, thấp khớp và bệnh viêm xổ, đặc biệt trong viêm xổ phế quản, và cùng với hồ tiêu và gừng trị sốt. Cao lá dùng bôi trị ngứa và bệnh dị ứng da. Thân rễ riềng nếp là thuốc kích dục của người Ả Rập, chữa sỏi thận ở Ả Rập Xê Út, phối hợp với 3 dược liệu khác chữa viêm khớp dạng thấp ở Cô Oét.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

RIỀNG-Alpinia officinarum-Công dụng cách dùng

RIỂNG



Tên khoa học:

Alpinia officinarum Hance; Họ: Gừng (Zingiberaceae).

Tên đồng nghĩa: 

Languas officinarum(Hance) Farw.; Languas officinarum(Hance) P.H. Hô 

Tên khác: 

Riềng thuốc, cao lương khương, co khá (Thái), kìm sung (Dạo).

Tên nước ngoài: 

Java galangal, Siamese galangal (Anh); vrai galanga, galanga officinal, petit galanga (Pháp).

Đặc điểm thực vật (Mô tả):

Cây thảo, cao 1 - 1,5 m. Thân rễ hình trụ dài, mọc bò ngang, đường kính khoảng 2 cm, màu đỏ nâu, phủ nhiều vảy, chia thành những đốt không đều. Lá không cuống, mọc so le thành hai dãy, hình mác hẹp, dài 25 - 40 cm, rộng 2 - 3 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt; bẹ lá dạng vảy, có khía; lưỡi bẹ dạng vảy nhọn.
Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùy thẳng, có lông mềm, dài khoảng 10 cm; lá bắc nhỏ, đính trên những gờ nổi ngắn; hoa mọc sít nhau; đài hình ống, hơi loe ở đầu, có lông, chia 3 răng ngắn; tràng có ống

Phân bố, sinh thái:

AlpiniaRoxb. là một chi lớn, với khoảng 230 loài đã được ghi nhận ở vùng nhiệt đói và cận nhiệt đới châu Á, châu Phi, châu Đại Dương và một số đảo ở Thái Bình Đương. Khu vực Nam và Đông Nam châu Á là nơi tập trung nhiều loài; riêng ở Việt Nam đã có 24 loài, trong đó có cây riềng.
Riềng được trồng rộng rãi trong nhân dân. Gây mọc tốt ở khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, do đó trồng ở yùng núi cao như Sa Pa (Lào Cai), Sìn Hồ (Lai Châu)... có mùa đông lạnh kéo dài, cây sinh trưởng, phát triển chậm. Riềng ưa ẩm, chịu bọng, trồng xen ở vườn cây ăn quả (nhất là vườn chuối) thấy tốt hơn trồng trên cánh đồng. Cây không chịu được ngập úng, có thể hơỉ chịu hạn. Thân rễ nằm ngang cách mặt đất 3 - 5 cm, sẽ mọc lên nhiều chồi vào cuối mùa xuân đầu mùa hè. Hiện nay chưa quan sát được cây con mọc từ hạt.

Cách trồng:

Riềng sinh trưởng mạnh vào mùa hè và tàn lụi vào mùa đông. Cây chịu bóng nhưng cũng sống tốt ngoài nắng.
Riềng nhân giống bằng mầm củ. Chọn đoạn thân rễ có mầm, nặng 50 - 60g để làm giống. Có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất-vào mùa xuân. Chọn đất ẩm, nhiều màu (nơi có bóng càng tốt), bổ hốc với khoảng cách 30 x 40 hoặc 30 x 50 cm, bón lót ít phân chuồng mục, rồi đặt mầm. Dùng đất nhỏ lấp đây hốc, phủ rơm rạ lên trên và tưới ẩm. Chú ý đặt mầm ngủ hướng lên phía trên mặt. Sau khi cây mọc, thỉnh thoảng làm cỏ, xới nông và vun nhẹ. Cuối xuân và đầu hè, cây sinh trưởng mạnh, cần tưới thúc bằng nước phân chuồng hoặc bón thêm NPK để tăng nàng suất thân rễ.
Riềng mọc khỏe, ít bị sâu bênh hại.
Rễ củ thu hoạch quanh năm Có thể thu hoạch tập trung vào tháng 9-10. Dùng tươi hoặc thái lát, phơi hay sấy khô.

Bộ phận dùng:

Thân rễ đã loại bỏ rễ con, vết lá còn lại, rửa sạch, cắt thành phiến, rồi phơi hay sấy khô (Rhizoma Alpiniae).

Thành phần hóa học:

Thân rễ riềng chứa nhiều diarylheptanoid: 5 - hydroxy - 7 - (4 - hydroxy - 3 - methoxyphenyl) - l-phenyl-heptan-3-on; 1,7 - diphenylhept-4-en-3-on; 7 - (4-hydroxy-3-methoxyphenyl) - 1 - phenylhept - 4 - en-3-on; 7 - (4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-l-phenyl- heptan - 3,5 - dion; 7 - (4 - hydroxyphenyl) - 1 - phenyl - 5 - hydroxyheptan - 3 - oh; 7 - (4- hydroxyphenyl) -1-phenylheptan -3 - on ; 5-methoxy - 1,7 - diphenyl-heptan- 3 -on; 5-methoxy - 7 - (4- hydroxyphenyl) - l-phenylheptan-3-on; 1,7-bis (4- hydroxy-3-methoxyphenyl) - 5 - hydroxy-heptan-3-on.
Ngoài ra, còn có flavonoid và tinh dầu. Các flavonoid là quercetin và 3-methylether; galangin và 3-methylether, kaeinpferol, kaempferid và isorhamnetin. Tinh dâu chứa thành phần chủ yếu là cineol. (W. Tang và cs., 1992)

Tác dụng dược lý:

Riềng có tác dụng gây giãn mạch trên mạch cô lập và chống cố thắt cơ trơn ruột gây bởi histamin và acetylcholin trên độrig vật thí nghiệm.
Diarylheptanoid trong riềng có tác dụng ức chế sự sinh tổng hợp prostaglandia.
Đối với các bệnh nhân loét miệng nối, catecholamin trong nước tiểu tăng lên trong các ca thể nhiệt và giảm xuống trong thể hàn, khi dùng bài thuốc gồm riềng và 4 dược liệu khác thì có sự đảo ngược là catecholamin nước tiểu giảm trong loét miệng nối thể nhiệt yạ tăng lên trong thể hàn.

Tính vị, công năng:

Củ riềng có vị cay, mùi thơm, tính ấm, vào 2 kinh tỳ vị, có tác dụng ôn trung, tán hàn, giảm đau, tiêu thực. Quả riềng có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ấm bụng, chống lạnh, giảm đau, cầm nôn, ợ hơi.

Công dụng:

Củ riềng được dùng để kích thích tiêu hóa, ăn ngon cơm, chữa đầy hơi, đau bụng, đi lỏng, nôn mửa, ợ hơi, đau dạ dày, cảm sốt, sốt rét, đôi khi chữa đau răng. Ngày dùng 3 - 6g dạng thuốc sắc, bột hoặc rượu thuốc. Quả riềng chữa sốt rét, ăn không tiêu, buồn nôn, đau bụng, thổ tả. Ngày 2 - 6g quả táa nhỏ.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc và Nhật Bản, riềng có tác dụng chữa đau dạ dày, đau bụng, khó tiêu, nôn mửa.

Bài thuốc có riềng:

1. Chữa đau bụng nôn mửa:

Riềng 8g, đại táo 1 quả. sắc với 300 ml nước, còn 100 ml chia 2 - 3 lần uống trong ngày.

2. Chữa tiêu chảy:

a) Riềng, củ gấu, gừng khô, sa nhân, trần bì, vói lượng bằng nliau, tán nhỏ. Ngày ụống 3 lần, mỗi lần 6g.
b) Riềng 200g, quế 120g, vỏ vối 80g Các vị tán qua, mỗi lần 12g sắc uống.
c) Riềng 20g, nụ sim 80g, vỏ rộp cây ổi 60g. Dùng dưới dạng bột hoặc viên, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5 g.

3. Chữa phong thấp cước khí, buồn nôn:

Riềng, vỏ quýt, hạt tử tô, lượng bằng nhau, tán nhỏ, viên với mật, uống vói rượu, mỗi lần uống 5g ngày hai lần.

4. Chữa cảm sốt, sốt rét, kém ăn:

a) Riềng tẩm dầu vừng sao 40g, can khương nướng 40g. Hai vị tán nhỏ, trộn với mật lợn làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 15-20 viên.
b) Quả riềng tán nhỏ, uống 6 - lOg.

5. Chữa sốt rét:

Bột riềng 1000g; bột thường sơa 3000g; bột gừng khô, bột quế khô, bột thảo quả, mỗi vị 2000g. Các vị tán nhỏ, làm viên hoàn to bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 20 hoàn, trưóc khi lên cơn.

6. Chữa đau tức xói lên tim, toát mồ hôi lạnh, suyễn thở:

Riềng, ô dược (ngâm rửa với rượu một đêm); hồi hương, thanh bì, các vị đều bằng nhau, sao tán nhỏ, uống mỗi lần 4g ngày 2 lần với rượu đun nóng và đồng tiện.

7. Chữa đau dạ dày:

Riềng rửa rượu 7 lần, sấy khô, tán nhỏ; hương phụ rửa giấm 7 lần, sấy khô, tán nhỏ. Hai vị trộn đều, làm thành viên. Mỗi lần uống 5g khi có cơn đau.

8. Chữa hắc lào:

Củ riềng già (tán nhỏ) 100g, ngâm với cồn 90° (200 ml), càng lâu càng tốt. Ngày bôi vài lần. Hoặc lấy củ riềng giã nhỏ trộn với nhựa chuối và ít vôi bột làm thành thuốc bôi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Một số lan Hài ở Việt Nam

Lan hài chó đốm: Paphiopedilum bellatulum (Rchb.f.) Stein

Lan hài chó đốm: là một loài lan được tìm thấy ở đông nam Vân Nam, Guizhou và đã nhập về Việt Nam. Cây phong lan này chỉ nở một bông hoa duy nhất rộng khoảng 6cm vào mùa xuân. Hoa có 3 màu: trắng, vàng, kem có đốm hoặc không đốm với cánh môi màu trắng hoặc vàng

Lan hài chó đốm: Paphiopedilum bellatulum
Lan hài chó đốm: Paphiopedilum bellatulum (Rchb.f.) Stein

Lan hài mã lị, lan hài xanh:  Paphiopedilum malipoense S.C.Chen & Z.H.Tsi

Lan hài mã lị, lan hài xanh: Paphiopedilum malipoense
Lan hài mã lị, lan hài xanh: Paphiopedilum malipoense S.C.Chen & Z.H.Tsi
Loài lan hài độc đáo này thường nở hoa vào tháng 3 đến tháng 4 hàng năm và loài này được Chen và Tsi mô tả đầu tiên vào năm 1984 dựa trên mẫu vật khô của bảo tàng. Chen và Tsi cho rằng chúng được sưu tập ở Nam Vân Nam - Trung Quốc. Mẫu vật mà K. M. Feng sưu tập ngày 11/11/1947 hiện lưu giữ ở Bắc Kinh là lấy ở núi Malipo của Trung Quốc. Nhưng theo Averyanov thì các cây phong lan mà người Trung Quốc bán ở Hong Kong từ những năm 1988 1989 là lấy từ Việt Nam chứ không phải từ Trung Quốc. Averyanov đã khám phá chúng ở gần làng Can Ty thuộc tỉnh Hà Giang, và ở phía đông nam vùng Mai Châu của tỉnh Hòa Bình.

Lá lan hài xanh dài 10 - 20cm, rộng 2.5 - 7cm, mặt trên đốm vằn màu lục, mặt dưới có nhiều chấm màu tía. Hoa có màu xanh lục, mặt dưới có nhiều chấm màu tía, cụm hoa dài 30 - 65cm, nở rộng 8 - 13cm, có 1 - 2 hoa. Nhị tròn màu nâu tím, có lông trắng.

Lan hài xanh thường mọc trên các khe núi đá vôi ở các cánh rừng kín, ẩm ướt, chúng ưa nơi có bóng mát vừa phải khoảng 70 - 80% và thoáng khí quanh năm. Nắng ấm vào mùa hạ sẽ khiến lan hài xanh chỉ phát triển kích thước lá. Để giúp cây ra hoa, người trồng phải giảm nước tưới và duy trì nhiệt độ mát cho cây.

Hài mốc hồng: Paphiopedilum micranthum Tang & F.T.Wang

Hài mốc hồng hay còn được gọi với cái tên yêu kiều Hài ngọc nữ Paphiopedilum micranthum là loài Hài của vùng biên giới phía Bắc cho hoa nhỏ và đẹp. Hoa rất giống với hoa một số loài Đỗ quyên có mật. Loài hoa này thu hút các loại côn trùng tới thụ phấn

Hài mốc hồng: Paphiopedilum micranthum
Hài mốc hồng: Paphiopedilum micranthum Tang & F.T.Wang

Hài Thiết (Hài Vân Bắc): Paphiopedilum purpuratum (Lindl.) Stein 


Tên đồng nghĩa: Paphiopedilum aestivum Liu & Zhang 2001; Paphiopedilum purpuratum var hainanense Liu & Perner 2001; Paphiopedilum sinicum [Hance ex Rchb. f] Stein 1892.
Tên Việt: Lan hài tía.
Mô tả: Phong lan hay thạch lan, lá 4-8 chiếc mầu xanh điểm trắng. Dò hoa cao 12-20 cm, hoa 1 chiếc có lông, to 7-10 cm nở vào Xuân-Hạ
Nơi mọc: Na Hằng, Tuyên Quang.

Hài Thiết (Hài Vân Bắc): Paphiopedilum purpuratum
Hài Thiết (Hài Vân Bắc): Paphiopedilum purpuratum (Lindl.) Stein

Hài lông: Paphiopedilum hirsutissimum (Lindl. ex Hook.) Stein

Tên đồng nghĩa: Paphiopedilum chiwuanum Tang & F.T. Wang 1951; Paphiopedilum esquirolei var. chiwuanum (Tang & F.T. Wang) Braem & Chiron 2003; Paphiopedilum hirsutissimum var. chiwuanum (Tang & F.T. Wang) P.J. Cribb 1987.
Tên Việt Nam: Tiên hài (PHH), Hài lông (TH).
Mô tả: Địa lan hay thạch lan, lá 5-6 chiếc dài 23-45 cm, rộng 1,5-2,5 cm. Dò hoa dài 20-30 cm, hoa 1 chiếc, to 10-16 cm, nở vào mùa Xuân.
Nơi mọc: Trùng Khánh, Cao Bằng, Cúc Phương, Ninh Bình, Mai Châu, Hòa Bình, Na Hằng, Tuyên Quang, Ba Thuộc, Thanh Hóa.

Hài lông: Paphiopedilum hirsutissimum
Hài lông: Paphiopedilum hirsutissimum (Lindl. ex Hook.) Stein

Lan Hài Vân: Paphiopedilum callosum (Rchb.f.) Stein 


Được công nhận là loài có vùng phân bố rất rộng Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Gia Lai, Thừa Thiên và ngay cả vùng có độ cao thấp là Phú Quốc. Lan hài Lục thường nở hoa vào mùa xuân và đầu hạ với cụm hoa cao, có lông, màu nâu đỏ. Cánh đài lưng gần tròn hơi gấp lại, mép răn reo, màu trắng pha hồng gốc màu xanh có gân đỏ ở đỉnh và cánh môi màu nâu đỏ, gốc màu xanh nhạt, hai bên thùy cuộn lại vào trong có nhiều đốm đỏ đậm đã làm ngây ngất những người yêu lan ở Việt Nam.

Lan Hài Vân: Paphiopedilum callosum
Lan Hài Vân: Paphiopedilum callosum (Rchb.f.) Stein

Vệ hài Godefroy: Paphiopedilum godefroyae (God.-Leb.) Stein

Vệ hài Godefroy: Paphiopedilum godefroyae
Vệ hài Godefroy: Paphiopedilum godefroyae (God.-Leb.) Stein



Vệ hài Gratrix: Paphiopedilum gratrixianum Rolfe

Tên đồng nghĩa: Paphiopedilum gratrixianum var. daoense Aver. 2002; Paphiopedilum villosum f. affine (De Wild.) O.Gruss & Roellke 2007; Paphiopedilum villosum var. affine [De Wildeman] Braem 1988; Paphiopedilum villosum var. gratixianum [Masters] Braem 1988.
Tên khác: Hài luc (TH), Lan hài Tam Đảo.
Mô tả (Đặc điểm thực vật) : Địa lan lá 5-6 chiếc, dò hoa cao-30 phân, hoa 1 chiếc, to 8 phân, nở vào mùa Thu-Đông và lâu tàn.
Nơi mọc: Tam Đảo, Ba Vì.

Vệ hài Gratrix: Paphiopedilum gratrixianum
Vệ hài Gratrix: Paphiopedilum gratrixianum Rolfe


Hài Héc man: Paphiopedilum × herrmannii F.Fuchs & H.Reisinger

Lai giống giữa Paph. helenae x Paph. hirsutissimum var. esquirolei
Nơi mọc: Cao Bằng

Paphiopedilum × herrmannii
Paphiopedilum × herrmannii F.Fuchs & H.Reisinger


Lan Hài cocci: Paphiopedilum barbigerum Tang & F.T.Wang

Tên đồng nghĩa: Paphiopedilum barbigerum var. aureum H.S.Hua; Paphiopedilum barbigerum f. aureum (H.S.Hua) O.Gruss & Roeth; Paphiopedilum barbigerum var. barbigerum; Paphiopedilum barbigerum var. coccineum (Perner & R.Herrm.) Cavestro; Paphiopedilum barbigerum var. lockianum Aver.; Paphiopedilum coccineum Perner & R.Herrm.; Paphiopedilum insigne var. barbigerum (Tang & F.T.Wang) Braem

Hài cocci: Paphiopedilum barbigerum
Hài cocci: Paphiopedilum barbigerum Tang & F.T.Wang


Hài Henry: Paphiopedilum henryanum Braem 

Tên đồng nghĩa: Paphiopedilum chaoi H.S.Hua; Paphiopedilum dollii Lückel; Paphiopedilum henryanum f. album O.Gruss; Paphiopedilum henryanum f. chaoi (H.S.Hua) O.Gruss & M.Wolff
Paphiopedilum henryanum f. christae (Braem) O.Gruss & Roeth Paphiopedilum henryanum var. christae Braem; Paphiopedilum henryanum var. henryanumPaphiopedilum tigrinum f. huberae Koop.
Hài Henry: Paphiopedilum henryanum
Hài Henry: Paphiopedilum henryanum Braem 

Hài Mốc Vàng: Paphiopedilum armeniacum S.C.Chen & F.Y.Liu

Tên đồng nghĩa: Paphiopedilum armeniacum f. markii (O.Gruss) Braem; Paphiopedilum armeniacum var. markii O.Gruss; Paphiopedilum armeniacum var. parviflorum Z.J.Liu & J.Yong Zhang; Paphiopedilum armeniacum var. undulatum Z.J.Liu & J.Yong Zhang

Hài Mốc Vàng: Paphiopedilum armeniacum
Hài Mốc Vàng: Paphiopedilum armeniacum S.C.Chen & F.Y.Liu

RỄ GIÓ-Aristolochia contorta-Công dụng cách dùng

RỄ GIÓ



Tên khoa học: 

Aristolochia contorta Bunge; Họ : Mộc hương (Aristolochiaceae).

Tên đồng nghĩa: 

Aristolochia nipponica Makino

Tên khác: 

Bắc mã đâu linh.

Đặc điểm thực vật (Mô tả):

Thân leo nhẵn, dài hàng mét. Rễ hình trụ màu nâu vàng. Lá mọc so le, hình tim, dài 13-18 cm, rộng 10 -14 cm, gốc lõm sâu, đầu nhọn, mép nguyên, mặt trên nhẩn, mặt dưói có nhiểu lông mịn, gân lá kết thành mạng lưới rõ; cuống lá dài 3 - 7 cm.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá, gồm 3-10 hoa; lá bắc màu lục tún; bao hoa hình trụ, hơi cong, dài 3 - 4 cm, gốc phình lên hình cầu, họng có lông, phiến bao hoa chia 2 môi, môi trên thuôn nhọn dài, đầu hơi vặn xoắn, mặt trên xanh nhạt có 3 đường vân màu tím nâu, mặt dưới màu nâu tím, môi dưới có 2 thùy nhỏ; nhị 6, đính quanh vòi nhụy, trên bao phấn có một phần phụ hợp thành vòng; bầu hạ.
Quả nang hình trứng, dài 4 - 6 cm, khi chín nứt làm 6 mảnh từ đầu cuống; hạt hình tam giác, dẹt, mép có cánh.
Mùa hoa quả ; tháng 3-5.

Phân bố, sinh thái:

Chi AristolochiaL. có gần 300 loài trên thế giới, phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới; một số ít loài có ở vùng ổn đới ấm. Tuy nhiên, vùng nhiệt đới Nam Mỹ được coi là có mức độ đa dạng cao về thành phần loài của Chi này. Khu vực Đông Nam Á cũng là nơi có số lượng loài lớn ở châu Á : Malaysia, 28 loài; Việt Nam khoảng 15 loài (mẫu đang được lưu trữ ở Viện Dược liệu).
Rễ gió có vùng phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Á, bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc, đảo Đài Loan và cả Việt Nam. Ở Việt Nam, cây mói được phát hiện ở Lạng Sơn, Cao Bằng (?) và Kon Tum (Võ Văn Chi, 1996). Cây ưa ẩm, chịu bóng ở thời kỳ còn nhỏ, sau leo lên các cây bụi khác trở thành ưa sáng. Cây thường mọc ở ven rừng (rừng núi đá vôi), bờ nương rẫy, ở độ cao 350 m trở lên, ra hoa quả hàng năm, mỗi quả chứa nhiều hạt. Hạt có màng mỏng bao quanh, thuận lợi cho việc phân tán nhờ gió.
Rễ gió ở Việt Nam là loài tương đối hiếm gặp. Do đó, cần đưa cây thuốc này vào Danh mục Đỏ để chú ý bảo vệ.

Bộ phận dùng:

Thân cây, quả (Herba Aristolochiae), thường gọi là Thiên tiên đằng.

Thành phần hóa học:

Rễ gió chứa aristolenon, acid 7-methoxyaristolochic A, acid 7 - hydroxyaristolochic A, acid aristoiochic, aristolamid - N - hexosid (Tan Hanggen và cs 1994), 8- desmethoxyaristolactam N - β - D - glucopyranosid, 6 - hydroxy - 8 - desmethoxyaristolactam N - β - glucopyranosid, aristolactain I, aristolactam All (Lee Heum Sook, và cs.), aristolactam N - (6'- trans - β - coumaroyl) - β - D - glucopyranosid, aristolactara - N - β - D - glucopyranosid (Lee Heum Sook, 1992), 4,5 - dioxydehydroassimilobin và lysicamin (Lee Heum Sook, 1990).
Cây rễ gió còn có magnoflorin.

Tác dụng dược lý:

Acid aristolochic A chứa trong rễ gió ức chế một số vi khuẩn gram + gồm tụ cầu, liên cầu, song cầu, Bacillus, Sarcina Mycobacterium ở nồng độ 50 - 200 µg/ml, và ức chế vi khuẩn gram âm và nấm ở nồng độ lớn hơn 200 µg/ml. Chuột nhắt trắng gây nhiễm khuẩn với tụ cầu vàng, phế cầu, hoặc liên cầu tan máu được bảo vệ không bị bệnh khi được tiêm phúc mạc acid aristolochic A với liều 50 µg/kg. Hoạt tính thực bào của đại thực bào ở phúc mạc chuột nhắt trắng điều trị được kích thích một cách rõ rệt.
Chuột nhắt trắng mang u báng sarcom-37 được điều trị với acid aristolochic A tiêm phúc mạc vói liều hàng ngày 1,25 - 5 mg/kg trong 5 ngày có thời gian sống sót kéo dài hơn. Sự phát triển của tế bào sarcom- 37 của chuột nhắt trắng bị ức chế hoàn toàn khi ủ với acid aristolochic A. Điều trị chuột nhắt trắng vói acid aristolochic A với liều tiêm phúc mạc hàng ngày 2,5 - 5 mg/kg trong 3 ngày sau khi cấy dưới da tế bào sarcom-37 có hiệu quả ức chế sự phát triển u 40 - 50%.
Acid aristolochic A cho uống làm giảm số lượng u gây bởi methylcholanthren ở chuột nhắt trắng. Tác dụng chống khối u khi cho uống tốt hơn khi tiêm. Độc tính cấp tính lớn hơn ở giống đực, trong khi ở giống cái, độc tính mạn tính lớn hơn. Vói liểu nhỏ hơn ED50 (1,15 mg/kg), acid aristolochic A có hoạt tính kháng khối u cao hơn ở giống đực so vói ở giống cái; với liều cao hơn, quan sát thấy điều ngược lại. Acid aristolochic A làm tăng sự tiêu thụ oxy phụ thuộc vào liều ở tế bào gan và tế bào đơn nhân lách chuột nhắt trắng. Hoạt tính chuyển hóa của đại thực bào ở phúc mạc chuột lang và của bạch cầu ngưòi cũng tăng lên qua đánh giá lượng oxy tiêu thụ. Acid aristolochic A có hoạt tính kích thích miễn dịch.
Ngược lại với kết quả nêu trên, có tác giả công bố acid aristolochic không kéo dài thời gian sống sót của chuột nhắt trắng mang u, không làm tăng chức năng miễn dịch của hệ thống lưới - nội mô, hoặc hoạt tính thực bào của đại thực bào phúc mạc chuột nhắt trắng. Trị số của LD50ở chuột nhắt trắng là 14,3 mg/kg tiêm phúc mạc, và 48 mg/kg uống. Không thấy có dị thường ở các phủ tạng chuột cống trắng sau khi tiêm phúc mạc < 4 mg/kg/ngày trong 7 ngày. Acid aristolochic A có tác dụng gây đột biến trực tiếp trên các chủng Salmonella typhimurium TA 1537 và TA 100.
Hoạt tính gây ung thư của acid aristolochic A đã được chứng minh trên động vật thí nghiệm, và hoạt tính chống thụ thai được chứag minh trên chuột nhắt trắng cái. Có tác dụng chống làm tổ ở thời kỳ đầu mang thai. Tiêm acid aristolochic A trong màng ối vào thời kỳ giữa mang thai đã gây sẩy thai ở chó và chuột cống trắng.
Magnoflorin chứa trong rễ gió có tác dụng gây hạ huyết áp. Trị số LD50 của magnoflorin tiêm tĩnh mạch cho chuột nhắt trắng là 20 mg/kg. Cho uống với liều gấp 10 lần trong 4 tuần không gây độc.

Công dụng:

Rễ gió còn ít được dùng làm thuốc chữa bệnh ở Việt Nam. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, quả chín khô của rễ gió được dùng điều trị bệnh đường hô hấp, ho và hen. Phần trên mặt đất cùa cây phơi khô được dùng làm thuốc lọi tiểu chống phù và làm thuốc tri thấp khớp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

Một số loài lan Hồ Điệp-Phalaenopsis

Hồ điệp Phalaenopsis micholitzii x Phalaenopsis



Phalaenopsis micholitzii x Phalaenopsis
Phalaenopsis micholitzii x Phalaenopsis


Hồ điệp rừng: Phalaenopsis amabilis (L.) Blume

Hồ điệp rừng: Phalaenopsis amabilis
Hồ điệp rừng: Phalaenopsis amabilis (L.) Blume

Lan Nhài regnier: Phalaenopsis regnieriana Rchb.f.
Synonyms: Doritis pulcherrima var. regnieriana (Rchb.f.) Aver.; Doritis regnieriana (Rchb.f.) Holttum; Phalaenopsis esmeralda f. regneriana (Rchb.f.) J.J.Sm.  

Lan Nhài regnier: Phalaenopsis regnieriana
Lan Nhài regnier: Phalaenopsis regnieriana Rchb.f.

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

RÂU MÈO-Orthosiphon aristatus-thông tiểu, trừ sỏi thận

RÂU MÈO



Tên khoa học: 

Orthosiphon aristatus (Blume) Miq.; Họ Bạc hà (Lamiaceae).

Tên đồng nghĩa:

Orthosiphon stamineusBenth.

Tên khác: 

Cây bông bạc.

Tên nước ngoài: 

Orthosiphon, thé de Java, barbiflore, moustache de chat (Pháp).

Đặc điểm thực vật (Mô tả):

Cây thảo, sống lâu năm, cao 0,3 - 0,5 m, có khi hơn. Thân mảnh cứng, hình vuông, mọc đứng, thường có màu nâu tím, nhẵn hoặc có ít lông, ít phân cành. Lá mọc đối, hình trứng, dài 4 - 6 cm, rộng 2,5-4 cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép khía răng to, gân lá hơi nổi rõ ở mặt dưới; cuống lá dài 3-4 cm.
Cụm hoa mọc thẳng ở ngọn thân và đầu cành, dài 8-10 cm, gồm 6-10 vòng, mỗi vòng có 6 hoa màu trắng hoặc hơi tím; lá bắc nhỏ rụng sớm; đài hình chuông có 5 răng, răng trên rộng, toẽ ra ngoài; tràng hình ống hẹp, thẳng hoặc hơi cong, dài 2 cm, môi trên chia 3 thùy, môi dưới nguyên; nhị mọc thò ra ngoài hoa, dài gấp 2 - 3 lần tràng, chỉ nhị mảnh, nhẵn; vòi nhụy dài hơn nhị.
Quả bế tư, nhỏ, nhẵn.
Mùa hoa quả : tháng 4-7.

Phân bố, sinh thái:

Chi Orthosiphon Benth., có 40 loài trên thế giới, phân bố rải rác khắp các vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Đại Dương. Vùng nhiệt đới Đông Nam Á được coi là nơi tập trung và có tính đa dạng cao về thành phần loài của chi, trong đó Việt Nam có 8 lài.
Râu mèo là cây nhiệt đới tương đối điển hình, mọc tự nhiên phổ biến ở Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, các nước ở Đông Dương và cả ở châu Phi. Cây còn được trồng ở Indonesia, Ân Độ, Thái Lan, Cu Ba và Việt Nam.
Ở Việt Nam, râu mèo phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi như Cao Bằng; Thanh Hoá (Vĩnh Lộc); Hà Nội (Ba Vì); Lâm Đồng, Phú Yên (Tuy Hoà); Vũng Tàu - Côn Đảo (Bà Rịa); Ninh Thuận (Phan Rang); Kiên Giang (Phú Quốc). ... Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc trên đất giàu chất mùn ở ven rừng, gần bờ nước hoặc trong thung lũng. Độ cao phân bố của cây từ khoảng 10 m (ở Phú Yên) đến 600 m (ở Cao Bằng). Cây sinh trưởng mạnh trong mùa xuân hè. Mùa đông có hiện tượng bán tàn lụi ở phần thân cành trên mặt đất. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, nhưng tỷ lệ hạt nẩy mầm thường rất thấp. Râu mèo tái sinh chồi khỏe, nhất là từ những phần còn lại sau khi bị cắt.
Nguồn trữ lượng râu mèo tự nhiên ở Việt Nam không đáng kể. Dược liệu râu mèo được sử dụng hiện nay chủ yếu do trồng trọt. Trên thế giới, Indonesia là nước trồng nhiều râu mèo nhất. Ngoài khối lượng dược liệu sử dụng nhiều trong nước, năm 1991 - 1995 nước này xuất khẩu sang thị trường châu Âu mỗi năm từ 170 đến 200 tấn râu mèo khô (B. Dzulkarnain, Lucie Widowati et al. in PROSEA - Med. & Pois. Pl., 12(1); 1999; 368 - 371).

Cách trồng:

Râu mèo thích hợp với mọi loại đất, ưa khí hậu nóng, ẩm, sinh trưởng mạnh vào mùa hè và mùa thu, nhưng không chịu được úng.
Cây được trồng bằng thân cành vào tháng 2-3. Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, lên luống cao 20 - 25 cm, rộng 0,8 -1 m, bón lót một lượng phân chuồng kết hợp NPK. Các đoạn thân cành có 3 - 4 mắt được trồng ở độ sâu 5 - 7 cm với khoảng cách 30 x 30 hoặc 30 x 40 cm. Trồng xong, tưới ngay và duy trì độ ẩm trong 1-2 tuần đầu đến khi cây mọc đều. Trong 1-2 tháng đầu, khi cây chưa phủ kín luống, cần làm cỏ và tưới thúc 2 - 3 lần bằng nước giải hoặc nước phân chuồng pha loãng. Sau mỗi lần thu hái, tỉa bớt thân cành và bón thúc. Khi trời mưa to, tháo nước kịp thời.
Có thể thu 5-6 lứa trong mùa hè.

Bộ phận dùng:

Phần trên mặt đất (Herba Orthosiphonis), thu hái khi cây chưa có hoa, phơi khô.

Thành phần hóa học:

Lá râu mèo chứa một saponin, một alkaloid, tinh dầu 0,2 - 0,6%, tanin, acid hữu cơ (acid tartric, acid citric và acid glycolic) và dầu béo. Saponin khi thủy phân cho sapogenin và đường là arabinose và glucose (hoặc fructose). Phần không xà phòng của dầu béo gồm β-sitosterol và α-amyrin. Hoạt tính của lá do có hàm lượng kali caò (0,7 - 0,8%) và một glycosid đắng là oưhosiphonin (The Wealth of India VII, 1966).
Lá khô và ngọn tươi có hoa chứa các chất vô cơ khoảng 12% với hàm lượng kali cao (600 - 700 mg/100g lá tươi), flavonoid (sinensetin, 3'-hydroxy-3, 6, 7, 4'-tetramethoxy isoflavon, tetramethylscutelarein), các dẫn chất của acid cafeic (chủ yếu là acid rosmarinic, acid 2,3-dicafeoyltartaiic), inositol, phytosterol (β-sitosterol), saponin, tinh dầu 0,7% (PROSEA 12 (1), 1999).
Theo Schmidt S. và cs., 1985, tinh dầu lá, cành và thân chứa β-caryophylen, β-elemen humulen, β-bourbonen và l-octen-3-ol, caryophyllen oxyd.
Cây râu mèo còn chứa methylripariochromen A, orthosiphol A 16,75 mg%, carotenoid (α-caroten, β-caroten, neo β-caroten, 3 - zeacaroten và cryptoxanthin).
Theo Takeda Yoshio và cs., 1993, cây râu mèo có orthosiphol A, B, D, salvigenin và một số hợp chất khác.

Tác dụng dược lý:

Theo các tác giả Chow S. Y. Liao J. F (Đài Loan), dịch chiết từ râu mèo trên chó thí nghiệm bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch với liều 18,8 mg/kg/phút có tác dụng tăng cường bài tiết nước tiểu và các chất điện giải Na+ K+ Cl+. Trên chuột nhắt trắng, râu mèo bằng đường tiêm xoang bụng với liều 2 - 4g/kg làm giảm hoạt động vận động của chuột. Trên chó, bằng đường tiêm tĩnh mạch với liều 0,179 g/kg có tác dụng hạ huyết áp và làm giảm tần số hô hấp. Dịch chiết bằng cồn của râu mèo trên chuột nhắt trắng bằng đường tiêm xoang bụng có LD50 =196 g/kg.
Các tác giả G. A. Schut và J. H. Zwaving (Hà Lan) đã xác định tác dụng lợi tiểu của 2 flavon sinensetin và 3'-hydroxy-3,6,7,4' tetramethoxyflavon của râu mèo. Thí nghiệm trên chuột nhất trắng, chất 3'-hydroxy-3,6,7,4' tetramethoxyflavon bằng đường tiêm tĩnh mạch với liều 10 mg/kg, lượng nước tiểu thu được sau 140 phút là 410mg, còn sinensetin dùng cùng liều trên, lượng nước tiểu thu được sau 160 phút là 614 mg, trong khi đó ở lô chuột đối chứng, sau 120 phút, không thu được một lượng nước tiểu nào. Hai flavon trên dùng với liều 1 mg/kg có so sánh với tác dụng của hydrochlorothiazid thấy tác dụng lợi tiểu yếu hơn và xuất hiện chậm. Đồng thời, các tác giả cũng khẳng định 2 flavon trên với liều 10 mg/kg trên chuột cống trắng, không thể hiện tác dụng lợi mật tuy trong y học cổ có ghi nhận là râu mèo có tác dụng lợi mật. Xuất phát từ tác dụng điều trị viêm thận của râu mèo, 2 tác giả trên đã tiến hành nghiên cứu tác dụng chống viêm và tác dụng kháng khuẩn của các flavon chiết tách từ râu mèo. Kết quả cho thấy trên thí nghiệm gây viêm bằng phương pháp cấy viên bông (cotton-pellet), sinenselin không thể hiện tác dụng chống viêm, về tác dụng kháng khuẩn, đã nghiên cứu với các chủng Escherichia coli, Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureusEnterococcus là những chủng có thể gây nhiễm đường tiết niệu, kết quả cho thấy cả 3 flavon sinensetin, tetramethylscutellarein và 3' - hydroxy -3, 6, 7, 4' tetramethoxyflavon đều không có tác dụng kháng khuẩn với các chủng đã nêu.
Về dược lý lâm sàng, theo các tác giả Ấn Độ, râu mèo rất có ích cho điều trị bệnh thận và phù thũng. Trên bệnh nhân, râu mèo có tác dụng làm kiềm hóa máu, sự có mặt của hoạt chất orthosiphonin và muối kali trong dược liệu có tác dụng giữ cho aeid uric và muối urat ở dạng hòa tan, do đó phòng ngừa được sự lắng đọng của chúng để tạo thành sỏi thận, ở Thái Lan, thí nghiệm trên những người tình nguyện khỏe mạnh, dịch chiết râu mèo có táe dụng làm tăng sự bài tiết citrat và oxalat; Oxalat với hàm lượng cao có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, sự bài tiết citrat được tăng cường giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận.
Ngoài ra, dịch chiết lá râu mèo có tác dụng hạ đường huyết ở những bệnh nhân tiểu đường, nhưng tác dụng này không hằng định, cơ chế tác dụng có thể là do kích thích sự hình thành glycogen ở gan. Các chất sinensetin và tetramethylscutellarein có tác dụng ức chế tế bào u báng Ehrlich.

Tính vị, công năng:

Râu mèo có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, trừ thấp.

Công dụng:

Theo kinh nghiệm dân gian, râu mèo được dùng làm thuốc lợi tiểu trong điều trị bệnh viêm thận, sỏi thận, sỏi mật, tê thấp, phù thũng, viêm gan. Tài liệu Ấn Độ coi dịch hãm lá râu mèo là thuốc điều trị đặc hiệu các bệnh thận và bàng quang, ngoài ra còn dùng điều trị bệnh thấp khớp và bệnh gút.

Liều dùng:

5 - 12g lá hãm với nước sôi, chia làm 2 lần uống trước khi ăn cơm 15-30 phút. Nên uống lúc dịch hãm còn nóng. Hoặc sắc nước uống. Thường dùng liên tục 8 ngày, nghỉ 2 - 4 ngày lại tiếp tục nếu cần thiết. Có thể nấu thành cao lỏng, mỗi ngày dùng 2-5g cao. Cao lỏng râu mèo được dùng làm thuốc hạ đường huyết trong bệnh tiểu đường. Nếu dùng cả cây râu mèo thì liều lượng hàng ngày là 30 - 40g, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Có tài liệu cho rằng khi cây râu mèo ra hoa phải ngắt bỏ hoa vì hoa sẽ làm giảm lượng hoạt chất trong lá. Gần đây, một số bác sĩ Việt Nam và Thụy Điển đã sử dụng râu mèo trên lâm sàng chọ bệnh nhân ở Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển ở Uông Bí và thấy thuốc không làm tăng lượng nước tiểu bài tiết trong vòng 12-24 giò và cũng không ảnh hưởng đến bài tiết Na+. Trong trưòng hợp này, cần kiểm tra lại thời gian thu hái và chất lượng dược liệu.

Bài thuốc có râu mèo:

1. Chữa viêm thận mạn tính, viêm bàng quang, viêm khớp, phong thấp, viêm đường ruột:

Râu mèo 40g, tỳ giải và rễ ý dĩ mỗi vị 30g. sắc nước uống.

2. Chữa đái rasỏi, đái ra máu và đái buốt:

Râu mèo 40g, thài là trắng 30g. sắc lấy nước, mỗi lần hòa thêm 6g bột hoạt thạch uống trong ngày, chia làm 3 lần. Uống liền 5-7 ngày.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

Các loài lan thuộc chi Aerides

Giáng hương Ninh Thuận

Giáng hương Ninh Thuận-Một loài lan mới cho Thế Giới. Loài hoa lan mới được đặt tên lan giáng hương phong Aerides phongii Aver nhằm vinh danh ông Nguyễn Phong, người đã phát hiện và thu mẫu loài hoa lan này ở Việt nam. Lan giáng hương phong được các nhà khoa học Việt Nam và Nga tìm thấy tại các khu rừng nguyên sinh (ở độ cao trên mực nước biển 50-150 m) ở tỉnh Ninh Thuận.

Giáng hương Ninh Thuận: Aerides phongii Aver
Giáng hương Ninh Thuận: Aerides phongii Aver.

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

RÂU HÙM-Tacca chantrieri-chữa tê thấp

RÂU HÙM



Tên khoa học: 

Tacca chantrieri André; Họ : Râu hùm (Taccaceae).

Tên khác: 

Nưa, râu hùm hoa tía, phá lủa (Tày), cẩm địa la, pinh đỏ (K'dong), cu dòm (Ba Na).

Tên nước ngoài:

Devilflower (Anh).

Đặc điểm thực vật (Mô tả):

Cây thảo, sống dai. Thân rễ gần hình trụ, mọc bò dài, có đốt. Lá hình mác thuôn hoặc trái xoan - bầu dục, dài 50 cm, rộng 20 - 25 cm, gốc tù lệch nhau, đầu nhọn, mặt trên màu lục sẫm, nhẵn bóng, mặt dưới đôi khi có ít lông nhỏ, mép lá nguyên, lượn sóng, gán chính nổi rõ ở mặt dưới; cuống lá có bẹ, hình lòng máng, dài đến 30 cm.
Cụm hoa mọc trên một cán thẳng hoặc cong thành tán, ngắn hơn lá, nhẵn hoặc có ít lông; tổng bao có 4 lá bắc rộng bản, hình tim, không cuống mọc đối chéo nhau, hai lá to, hai lá nhỏ, màu lục, tía hoặc tím đen; lá bắc con dạng sợi dài cùng màu; hoa 15-20 cái, màu tím đen; bao hoa hình đấu gồm 6 thùy; nhị 6, màu tím đen, chỉ nhị đính vào giữa bao hoa; bầu hình nón ngược, có 6 cạnh nổi gờ lên như những chiếc cánh.
Quả nang dài, màu đỏ tún; hạt hình thận, có vân dọc.
Mùa hoa ; tháng 7-8; mùa quả : tháng 9-10.
Loài râu hùm có hai dạng (forma) phổ biến trong thiên nhiên là:
- Dạng cây tím có cuống lá, cụm hoa và quả màu tún; 4 lá bắc xếp chéo chữ thập hoàn toàn.
- Dạng cây xanh có cuống lá, cụm hoa và quả màu lục; 4 lá bắc chéo chữ thập không hoàn toàn, 2 lá bắc trong có phiến lệch xếp chồng lên nhau một phần.
Cây có công dụng tương tự:
Phá lủa (Tacca subflabellata P.P.Ling & C.T.Ting) cùng họ. Đây là loài mới được phát hiện ở Việt Nam. Hình thái của cây giống loài Tacca chantrieri Andr., chỉ khác là thân rễ lớn hơn, hai lá bắc trong của tổng bao có hình quạt lớn, đỉnh tròn, chiều rộng hơn chiều cao 1,5 -2 lần, xếp chồng lên nhau 1/3; bao hoa có 6 mảnh đồng đều.

Phân bố, sinh thái:

Chi TaccaForst et Forst f. có khoảng hơn 10 loài trên thế giới, là những cây thảo thường xanh hoặc có phần trên mặt đất lụi hàng năm vào mùa đông. Chúng phân bố rải rác khắp vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Đại Dương, ở Việt Nam, có 6 loài, trong đó râu hùm là loài có phạm vi phân bố rộng rãi nhất. Theo thống kê chưa đầy đủ của Viện Dược liệu từ năm 1986, râu hùm đã phát hiện được ở 26 tỉnh miền núi và trung du. Vùng phân bố của cây chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền núi từ Tây Nguyên trở ra, bao gồm Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình, Hoà Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Cạn... Trên thế giới, vùng phân bố của râu hùm được xác định từ Nam Trung Quốc xuống khu vực Đông Dương và một số nước Đông Nam Á khác.
Râu hùm là cây đặc biệt ưa ẩm và ưa bóng, mọc rải rác hay tập trung thành từng đám dọc theo các bờ khe suối dưới tán rừng. Trong quần hệ cây thảo ưa ẩm mọc lẫn với râu hùm thường có thiên niên kiện, vạn niên thanh rừng, thu hải đường (Begoniaspp.)... Râu hùm mọc trên đất ẩm nhiều mùn với pH 4,5 - 6,5. Cây ra hoa quả hàng năm. Thông thường trên mỗi cây có 1- 2 cụm hoa. Tỷ lệ hoa kết quả đạt khoảng 50%. Quả râu hùm khi già tự mở, để hạt thoát ra ngoài. Cây con mọc từ hạt vào khoảng tháng 4-5; sinh trưởng được 3-4 năm thì bắt đầu có hoa quả. Râu hùm có khả năng tái sinh dinh dưỡng khỏe. Từ các đoạn thân rễ vùi xuống đất đều có khả năng nảy mầm. Tuy nhiên, tỷ lệ nảy mầm của phần đầu mầm thân rễ đạt cao nhất (100%); phần thân rễ già đôi khi bị thối hoặc không có khả năng nảy mầm.
Nguồn râu hùm ở Việt Nam ước tính có vài ngàn tấn. Mặc dù gần như chưa bị khai thác, song nạn phá rừng và khai thác rừng đã trực tiếp làm thu hẹp diện phân bố và khả năng trữ lượng tự nhiên của cây.

Cách trồng:

Râu hùm đã được Viện Dược liệu nghiên cứu trồng thử ở một số nơi. Cây trồng được cả ở trung du và đồng bằng trên nhiều loại đất có đủ ẩm và bóng râm.
Cây được nhân giống bằng phần đầu mầm thân rễ. Thời vụ trồng vào tháng 2-3. Sau khi làm đất, lên luống eao 20 - 30 cm, rộng 1,2 m hoặc tạo thành vạt rộng, bổ hốc với khoảng cách 30 x 40 cm hoặc 40 x 50 cm. Củ giống được trồng ở độ sâu 5 - 7 cm, phủ đất nhỏ và tưới nước, giữ ẩm. Mỗi hốc bón lót chừng 0,5kg phân chuồag hoai mục. Cây không đòi hỏi chăm sóc đặc biệt.

Bộ phận dùng:

Thân rễ, thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học:

Thân rễ râu hùm chứa saponin steroid. Khi thủy phân cho diosgenin, β-sitosterol, taccaosid.
Các saponin tồn tại trong cây chủ yếu dưới dạng furostanol (vòng F của khung steroid mở) dưới tác dụng của men hoặc acid thủy phân vòng F sẽ đóng lại và tạo thành dạng spirostanol ít phân cực hơn.
Trong loài râu hùm của Việt Nam, hàm lượng diosgenin chiết được là 1,2 - 1,8%.

Tính vị, công năng:

Râu hùm có vị đắng, cay, tính mát, có độc, có tác dụng thanh nhiệt, lý khí, chỉ thống.

Công dụng:

Theo kinh nghiệm nhân dân, thân rễ râu hùm được dùng làm thuốc chữa tê thấp. Lấy 50g thân rễ râu hùm khô, giã nhỏ trộn với 30g bột bồ kết nướng dòn; ngâm vào 1/2 lít rượu trong 1-2 tuần lễ, thỉnh thoảng lắc đều. Dùng rượu này xoa bóp vào chỗ tê đau. Không được uống.
Viện Dược liệu đã nghiên cứu chiết từ thân rễ râu hùm hoạt chất diosgenin. Đó là nguyên liệu để bán tổng hợp các thuốc steroid như thuốc chống viêm, thuốc nội tiết, thuốc cai đẻ, thuốc tăng đồng hóa. Những thuốc này ngày càng có nhu cầu lớn ở trong nước và trên thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

RÂM-Ligustrum nepalense-Công dụng cách dùng

RÂM



Tên khoa học: 

Ligustrum nepalense Wall.; Họ Nhài (Oleaceae).

Tên đồng nghĩa:

Ligustrum indicum (Lour.) Merr.

Tên khác: 

Nữ trinh.

Tên nước ngoài: 

Common privet (Anh); puine, troène (Pháp).

Đặc điểm thực vật (Mô tả):

Cây gỗ nhỏ, cao 3 - 6 m. Cành mảnh, lúc non có lông ngắn, màu vàng nhạt, sau nhẵn có ít lỗ bì. Lá mọc đối, hình trái xoan hay mũi mác, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên nhẵn màu lục bóng, mặt dưới nhạt có lông tơ, nhất là ở các gân; cuống lá phủ đầy lông.
Cụm hoa mọc ở ngọn thành chùy dạng tháp; hoa màu trắng, thơm; đài hình nón cụt, nhẵn; tràng hình phễu, cánh hoa thuôn tù, dài bằng ống tràng; nhị 2 thò ra ngoài tràng; bầu hình cầu, nhẵn.
Quả hạch, hình cầu, màu đen khi chín.
Mùa hoa quả : tháng 3-5.

Phân bố, sinh thái:

Chi Ligustrum L., gồm một số loài là cây gỗ hay cây bụi, phân bố từ vùng ôn đới ấm đến vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới. Tuy nhiên, ở vùng ôn đới ấm châu Âu mới chỉ thấy 1 loài. Các loài của chi tập trung chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á. Ở Ấn Độ có 16 loài, Việt Nam 4 loài.
Cây râm có biên độ sinh thái tương đối rộng, phần bố từ vùng cận nhiệt đới phía nam Trung Quốc, qua Việt Nam xuống vùng có khí hậu nhiệt đói điển hình thuộc Ấn Độ, Malaysia và Indonesia. Cây còn được trồng làm cảnh vì tán lá thường xanh, họa có mùi thơm; gỗ màu trắng, sợi gỗ thẳng nên được dùng làm tăm xỉa răng.
Ở Việt Nam, râm phân bố ở vùng đồng bằng, trung du và vùng núi thấp, ở độ cao trên 800 m thường ít gặp. Cây ưa sáng, thường mọc ở ven rừng, đồi, bờ mương rẫy hay trong các lùm bụi quanh làng và ra hoa quả nhiều hàng năm. Hoa thụ phấn nhò côn trùng. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Cây trồng được bằng hạt, trên mọi loại đất.

Bộ phận dùng:

Lá, cành (Folium Ligustri nepalensi).

Tính vị, công năng:

Lá râm có vị đắng, tính bình, có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng.

Công dụng:

Lá râm tươi (50g) rửa gạch, giã nát, có thể thêm ít giấm hoặc nước tiểu đắp chữa đụng giập sinh thâm tím. Lá phơi khô (30 - 50g) sắc uống lợi tiểu.
Để chữa đau răng, viêm lợi, sâu răng, lấy gỗ râm chẻ nhỏ, ngâm với rượu từ 3 ngày trở lên, càng lâu càng tốt. Khi dùng, lấy nước thuốc ngậm thật lâu rồi nhổ đi, không nuốt. Ngày 2-3 lần.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

RÁY LEO LÁ RÁCH-Rhaphidophora decursiva-Thuốc bó gãy xương

RÁY LEO LÁ RÁCH



Tên khoa học: 

Rhaphidophora decursiva (Roxb.) Schott; Họ  Ráy (Araceae).

Tên đồng nghĩa: 

Raphidophora decursiva(Roxb.) A. Schott; Rhaphidophora affinisSchott; Rhaphidophora eximia Schott; Rhaphidophora grandis Schott; Rhaphidophora insignis Schott; Scindapsus decursivus (Roxb.) Schott; Pothos decursivus Roxb.; Monstera multijuga K.Koch ex Ender; Monstera decursiva (Roxb.) Schott       

Tên khác: 

Lân tơ uyn, chuối hương lá xẻ, đuôi phượng, dây xống rắn, cuổi hùm (Tày), co mác ngùm (Thái).

Đặc điểm thực vật (Mô tả):

Cây thảo leo, cao 4 - 20 m. Thân và cành hình trụ, mập, nhẵn, màu lục xám, rễ mọc dài từ các mấu bám vào thân các cây to. Lá to, mọc so le, hình trứng, màu lục sẫm hoặc đốm vàng, gốc hình tim, đầu nhọn, phiến xẻ thùy dạng lông chim đến tận gân chính, mỗi bên có khoảng 10-15 thùy hình dải, gốc hẹp lại và thủng lỗ; cuống lá mập, dài bằng lá hoặc dài hơn.
Cụm hoa là một bông hình trụ, màu lục nhạt, bao bọc trong một mo nạc, hình trái xoan thuôn, màu vàng ở cả hai mặt, nhạt hơn ở mép, sớm rụng; hoa nhiều, lưỡng tính, không có bao hoa, có hình 6 cạnh (nhìn từ trên xuống); nhị 4, bao phấn hình tũĩi thuôn; bầu 2 ô, đầu nhụy màu vàng nhạt.
Quả mọng, khi chín màu đỏ da cam, chứa nhiều hạt.
Mùa hoa quả: tháng 7-9.

Phân bố, sinh thái:

Chi RaphidophoraHassk. có 120 loài trên thế giới, phân bố rải rác ở vùng nhiệt đới, từ Tây Phi sang châu Á đến Bắc Australia, ở Việt Nam có 14 loài, trong đó có 4 loài được dùng làm thuốc hoặc trồng làm cảnh, trang trí nội thất như R. decursiva (Roxb.) Schott, R. hongkongensis Schott, R. hookeriSchott và R. megaphylla H. Li (Nguyễn Văn Dư, 2000).
Ráy leo lá rách phân bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới châu Á, từ Nam Trung Quốc, đảo Hải Nam, Việt Nam, Lào đến một số nước khác trong vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam, ráy leo lá rách thường gặp trong các quần hệ rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới, trên núi đất hay núi đá vôi, có nhiều ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hoà Bình, Thanh Hoá, Ninh Bình, Tây Nguyên. Cây còn có ở các vùng rừng trên các đảo lớn như Cát Bà, Cô Tô, Côn Đảo và Phú Quốc.
Ráy leo lá rách là cây rất ưa ẩm và có khả năng chịu bóng tốt, thường mọc bám và leo trên thân những cây gỗ lớn hoặc các tảng đá. Với khả năng đẻ nhánh khỏe và sinh trưởng mạnh, ráy leo lá rách thường tạo thành những khóm lớn. Một idióm có thể cho khai thác từ vài tạ đến một tấn thân rễ tươi.
Cây ra hoa quả đều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Khả năng tái sinh dinh dưỡng khỏe của ráy leo lá rách cũng là một ưu thế cạnh tranh tốt đối với các loài cây phụ sinh khác.
Nguồn trữ lượng ráy leo lá rách ở Việt Nam rất lớn. Tuy nhiên, nạn phá rừng làm nương rẫy và trồng rừng mới là nguyên nhân chủ yếu làm thu hẹp vùng phân bố tự nhiên của cây.

Bộ phận dùng:

Thân (Caulis Rhaphidophorae).

Thành phần hóa học:

Ráy leo lá rách chứa saponin.

Tác dụng dược lý:

Theo Đặng Hanh Khôi và cộng sự, ráy leo lá rách có tác dụng kháng khuẩn đối với các chủng Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenic, Pseudomonas aeruginosaBacillus subtilis. Theo dõi tác dụng chống viêm trên mô hình gây phù chân chuột và qua các chỉ tiêu sinh hóa như tốc độ huyết trầm, nồng độ fibrinogen trong máu thấy ráy leo lá rách có tác dụng chống viêm cấp rất tốt.
Về dược lý lâm sàng, Lê Khắc Lập (bác sĩ quân y Quân giải phóng khu V) đã dùng ráy leo lá rách điều trị các vết thương chiến tranh cho thương binh và có những nhận xét như sau:
- Trên lâm sàng điều trị vết thương phầh mềm, ráy leo lá rách có tác dụng kháng sinh tại chỗ, có thể thay thế sulfamid và penicilin. Những thương bình có vết thương phần mềm mà không có triệu chứng sốt nhiễm trùng, chỉ dùng ráy leo lá rách là đủ.
- Ráy leo lá rách kích thích tổ chức hạt ở vết thương phát triển nhanh, rút ngắn quá trình lấp đầy vết thương, kích thích da non phát triển, chóng liền sẹo, hình thành sẹo mềm không sần sùi.
- Ráy leo lá rách làm sạch vết thương nhanh chóng, qua 2-3 lần thay băng, mủ và các tổ chức chất nhầy được lấy đi, vết thương sạch và đỏ, thời gian thay băng được rút ngắn tiết kiệm được bông gạc, và làm giảm đau cho thương binh khi thay băng.

Công dụng:

Dựa vào kinh nghiệm dân gian, nhân dân ở Kon Tum thường dùng ráy leo lá rách đắp vào vết thương khi làm nương rẫy bị dao rựa cắt đứt da thịt. Nhiều cơ sở quân y dược ở chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ đã dùng ráy leo lá rách chữa vết thương cho nhiều thương binh. Riêng bác sĩ Lê Khắc Lập đã dùng cây này điều trị cho 357 trường hợp vết thương phần mềm, đạt kết quả tốt và đã xác định các chỉ định điều trị của ráy leo lá rách trong ngoại khoa là tất cả các vết thương phần mềm có miệng rộng, nếu là vết thương chột, miệng nhỏ thì phải rạch rộng, cắt lọc tốt rồi mới dùng; các vết bỏng độ II và III được điều trị có kết quả rõ rệt.
Cần chú ý là đối với vết thương chột, miệng nhỏ, ở trong sâu còn dị vật, không nên dùng ráy leo lá rách vì sẽ làm cho vết thương chóng liền miệng, làm ứ đọng mủ trong sâu.
Cách dùng ráy leo lá rách như sau : lấy 1 kg thân cây, bỏ lá, cạo hết rễ, rửa rạch, băm nhỏ cho vào 3 lít nước đun sôi trong 3 giờ. Lọc qua vải và cô lại còn 700 ml dụng dịch. Khi đắp vào vết thương, bệnh nhân chỉ có cảm giác hơi xót như rửa nước muối ưu trương trong lần thay băng đầu tiên, những ngày sau sẽ hết xót. Không nên dùng dung dịch ráy leo lá rách quá đặc, nhất là dùng cao, vì khi đắp lên vết thương thuốc gây xót mạnh và gây phản ứng sưng đỏ tại chỗ. Sau khi rửa vết thương bằng nước muối hoặc bằng nước sắc ráy leo lá rách càng tốt, dùng vải gạc tẩm dung dịch dược liệu đắp lên vết thương, băng lại và cách 2 - 3 ngày thay băng một lần tùy mức độ mủ nhầy của vết thương. Nước sắc ráy leo lá rách chỉ dùng được trong vòng 5 - 7 ngày. Đặng Hanh Khôi đã cải tiến dạng bào chế, dùng tiện lợi và bảo quản được trong vòng một năm. Ngoài tác dụng trên, đồng bào ở các tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc còn dùng lá tươi ráy leo lá rách chữa di mộng tinh, chân tay co quắp. Nhân dân Phú Yên dùng thân lá sắc uống chữa cảm cúm, đau khớp, đau mình. Đồng bào ở Gia Lai nấu cao ráy leo lá rách thêm đường uống chữa đau dạ dày, lỵ. Cao ráy leo lá rách dùng phối hợp với hoàng đằng chữa nấm gây bệnh ngoài da, với núc nác chữa tiêu chảy, kiết lỵ.

Bài thuốc có ráy leo lá rách:

Thuốc bó gãy xương:

Cả cây ráy leo lá rách 50g, dây tơ hồng 30g, dây bìm bìm 30g, dây đau xương 30g. Tất cả giã nhỏ, trộn vói rượu 90° đủ xâm xấp, đắp. Ngày thay một lần, dùng 5-7 ngày.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015

RÁY GAI-Lasia spinosa-Công dụng cách dùng

RÁY GAI



Tên khoa học: 

Lasia spinosa (L.) Thwaites; Họ Ráy (Araceae).

Tên đồng nghĩa: 

Dracontium spinosumLinnaeus, Sp. Pl. 2: 967. 1753; Lasia aculeata Loureiro; L. crassifoliaEngler; L. desciscens Schott; L. hermannii Schott; L. heterophylla (Roxburgh) Schott; L. jenkinsii Schott; L. loureiroi Schott; L. roxburghii Griffith; L. zollingeri Schott; Pothos heterophyllus Roxburgh; P. lasia Roxburgh; P. spinosus (Linnaeus) Buchanan-Hamilton ex Wallich.

Tên khác:

Củ chóc gai, sơn thục gai, rau mác gai, mớp gai, rau chân vịt, khoai sọ gai, cây cừa, klạng đờn (K'Ho).

Đặc điểm thực vật (Mô tả):

Cây thảo, cao 0,4 - 0,7 m. Thân rễ nằm ngang, chia nhiều đốt. Lá mọc thẳng từ thân rễ, mép nguyên, lá non hình mũi tên, lá già xẻ lông chim, các thùy hình mác, đầu nhọn, mặt dưới có gai ở gân giữa; cuống lá mập, dài hơn phiến lá, phủ đầy gai, gốc có bẹ.
Cụm hoa là một bông mo, có cuống dài hơn hoặc bằng mo, có gai; mo mở ở phần gốc và xoắn lại ở phần trên; trục hoa hình trụ ngắn, mang toàn hoa lưỡng tính; bao hoa có 4 - 6 thùy; nhị 4 - 6, chỉ nhị ngắn; bầu hình trứng.
Quả mọng, có gai ngắn ở đỉnh.
Mùa hoa quả : tháng 3-4.

Phân bố, sinh thái:

LasiaLour, là một chi nhỏ có 2 loài, phân bố ỏ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, thuộc các nước Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Srilanca, Campuchia, Lào, Việt Nam và một phần lãnh thổ phía nam Trung Quốc, ở Việt Nam, chỉ có một loài là ráy gai, phân bố rải rác khắp các địa phương ở vùng đồng bằng, trung du và núi thấp.
Ráy gai là loại cây ưa nước, có thể chịu bóng, thường mọc thành đám lớn ở bờ ao hồ, bờ suối hay kênh rạch. Cây sinh trưởng, phát triển gần như quanh năm, ra hoa quả nhiều và có khả năng đẻ nhánh khỏe. Khi quả chín rụng, phát tán nhờ nước.
Việt Nam có nguồn ráy gai tương đối dồi dào. Bên cạnh quần thể mọc tự nhiên, người ta còn trồng ráy gai dọc theo bò ao để tránh xói lở, và tạo thêm nơi trú ngụ cho cá.

Bộ phận dùng:

Thân rễ, thu hái vào mùa thu đông, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, ngâm nước phèn và nước gừng, rồi đồ cho mềm, thái mỏng, sao.

Thành phần hóa học:

Ráy gai chứa flavonoid, hợp chất phenol, acid hữu cơ, acid amin, đường (Trung dược từ hải II, 1996).
Toàn cây còn có saponin triterpen. Thân rễ chứa tinh bột. Bông mo có acid hydrocyanic (The Wealth of India VI, 1962).

Tính vị, công năng:

Thân rễ ráy gai eó vị cay, tính ấm, có tác dụng tiêu đờm, trừ suyễn như vị bán hạ và thanh nhiệt, giải độc.

Công dụng:

Nhân dân ở vùng có ráy gai mọc thường hái lá non về làm rau ăn, luộc hoặc muối dưa. Theo kinh nghiệm nhân dân, ráy gai thường được dùng chữa ho, đau bụng, phù thũng, tê thấp, lưng, đầu gối đau, bàn chân tê buốt, suy gan, di chứng do sốt rét. Ngày dùng 6 - 12g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Trong kháng chiến chống Mỹ, bộ đội miền Đông Nam Bộ đã dùng rộng rãi ráy gai để chữa viêm gan, vàng da, cơ thể suy nhược sau khi bị sốt rét có kết quả tốt. Năm 1973, Xưởng Dược X5 thuộc Phòng Quân Y- B2 đã sản xuất viên ráy gai, dùng điều trị trên lâm sàng và viên ráy gai phối hợp với bột nghệ để làm thuốc bổ gan.
Ở Trung Quốc, ráy gai được dùng chữa ho, phế nhiệt, nước tiểu vàng đỏ. Ở Malaysia, ráy gai là một thành phần trong bài thuốc chữa ho. Ở Indonesia, nước hãm của rễ dùng cho đàn bà sau khi đẻ; nước sắc rễ và thân chữa các cơn đau thắt.

Bài thuốc có ráy gai:

1. Chữa tê thấp, bàn chân tê buốt:

Ráy gai, cẩu tích, huyết đằng, kim cang, ngưu tất, mỗi vị 12g. Sắc nước hoặc ngâm rượu uống.

2. Chữa thiên trụy:

Ráy gai 12g, hạt vải 10g, lá trâu cổ 10g. Tất cả thái nhỏ phơi khô, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.

3. Chữa viêm gan vàng da hoặc suy gan:

 Ráy gai 12 - 16g sắc uống trước bữa ăn 1 tiếng rưỡi, ngày 2-3 lần uống. Để tăng hiệu quả, có thể phối hợp với diệp hạ châu, nhân trần, mã đề, mỗi vị 12g. Uống liền 3 - 4 tuần tới khi các triệu chứng thuyên giảm hoặc ráy gai phối hợp với nghệ vàng, mỗi vị 12g, sắc uống, ngày 1 thang, trước bữa ăn. Uống liền 3 - 4 tuần lễ.

4. Chữa cơ thể suy nhược sau sốt rét hoặc các di chứng sau sốt rét:

Ráy gai ngày 12g sắc uống hoặc ráy gai, đảng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, cam thảo mỗi vị 12g, sắc uống.

5. Chữa tê thấp, bàn chân tê buốt:

Ráy gai, kê huyết đằng, cẩu tích, tỳ giải, ngưu tất, mỗi vị 12g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trước bữa ăn. Uống liền 3 - 4 tuần lễ đến khi các triệu chứng thuyên giảm. Để tăng hiệu quả, nhất là trường hợp hai bàn chân tê buốt, có thể sau mỗi lần sắc thuốc, thêm một củ gừng tươi khoảng 20g, rửa sạch, giã dập cho vào bã của lần sắc cuối cùng, thêm ngập nước, đun sôi 30 phút. Gạn lấy nước này, để vừa ấm, ngâm ngập 2 bàn chân khoảng 30 phút rồi lau khô.

6. Chữa đau lưng, đau gối, đau xương khớp:

 Ráy gai, ngũ gia bì, ngưu tất, cẩu tích, cốt toái bổ, bạch thược, đỗ trọng, trần bì, mỗi vị 20g, ngâm rượu uống.

7. Chữa viêm tinh hoàn:

Ráy gai 12g, lệ chi hạch (hạt vải): gọt bỏ vỏ đỏ, cắt bỏ rốn hạt, thái mỏng 3 - 5mm, sao vàng; lá trâu cổ (lá vẩy ốc) sao vàng, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần trước bữa ăn. Uống nhiều thang cho tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

8. Chữa ho do phế nhiệt, nước tiểu vàng, đậm màu:

Phối hợp ráy gai với bạc hà, mạch môn, huyền sâm, râu ngô, mỗi vị 10 - 12g sắc uống, ngày 1 thang. Uống liền 1 - 2 tuần đến khi hết các triệu chứng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật