Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2015

TRÚC ĐÀO-Nerium indicum-Tác dụng và thành phần hóa học

TRÚC ĐÀO



Tên khoa học: 

Nerium indicum Miller; Họ: Trúc đào (Apocynaceae).

Tên đồng nghĩa: 

Nerium odorum Soland.

Tên khác: 

Đào lê.

Tên nước ngoài:

Rosebeưy spurge, sweet - scented oleander, rose - bay (Anh); laurier - rose (Pháp).

Đặc điểm thực vật (Mô tả):

Cây nhỡ, mọc thành bụi, cao 5 - 6 m. Cành mảnh, có 3 cạnh, màu xám tro.
Lá mọc vòng 3, hình mác hẹp, dài 7 - 10 cm, rộng 1 - 3 cm, gốc thuôn có phiến men theo cuống, đầu nhọn, mặt trên xanh sẫm bóng, mặt dưới nhạt, gân bên rất nhiều xếp song song đối xứng sít nhau và rất đều; cuống lá ngắn.
Cụm hoa mọc ở ngọn thành xim; hoa màu hồng, trắng hay vàng; đài 5 răng có ống ngắn hình chuông; tràng nhiều cánh rộng; nhị 5; bầu có 2 lá noãn riêng Cây nhỡ, mọc thành bụi, cao 5 - 6 m. Cành mảnh, có 3 cạnh, màu xám tro.
Lá mọc vòng 3, hình mác hẹp, dài 7 - 10 cm, rộng 1 - 3 cm, gốc thuôn có phiến men theo cuống, đầu nhọn, mặt trên xanh sẫm bóng, mặt dưới nhạt, gân bên rất nhiều xếp song song đối xứng sít nhau và rất đều; cuống lá ngắn.
Cụm hoa mọc ở ngọn thành xim; hoa màu hồng, trắng hay vàng; đài 5 răng có ống ngắn hình chuông; tràng nhiều cánh rộng; nhị 5; bầu có 2 lá noãn riêng.

Phân bố, sinh thái:

Nerium L. là một chi nhỏ, gồm các loài có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải hoặc Trung Á; có 2 loài được trồng làm cảnh ở khắp các vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Đó là : Nerium indicum Miller, và N. oleander L.
Trúc đào được nhập trồng vào Việt Nam khoảng 100 năm trở lại đây. Cây trồng làm cảnh ở các vườn hoa, dọc đường giao thông hoặc vườn gia đình, ưa sáng, có thể chịu được khô hạn. Cây trồng ở đồng bằng, trung du, đặc biệt ở nơi dãi nắng cây có hoa nhiều hơn ở vùng núi có khí hậu ẩm mát. Cây ra hoa 2 lần trong một năm và có quả nhiều ở các tỉnh phía nam, còn trúc đào có quả ở miền Bắc là hiện tượng hiếm gặp.
Trúc đào có khả năng tái sinh vô tính khỏe. Sau khi bị chặt tỉa, phần còn lại sẽ tái sinh nhiều chồi mới.

Cách trồng:

Trúc đào không kén đất và không cần chăm sóc, được nhân giống dễ dàng bằng giâm cành. Vào mùa xuân hoặc mùa thu, chọn cành bánh tẻ mọc gần gốc, dài 50 - 60 cm, cắm hơi nghiêng, dận chặt, tưới đủ ẩm. Sau 10-15 ngày, cành cắm đã ra rễ. Sau 1 - 2 năm, cây mọc thành bụi với nhiều cành phát sinh từ gốc.
Chú ý : Cây rất độc. Không được trồng ở nơi trẻ em dẻ tiếp xúc.

Bộ phận dùng:

Lá già, thu hái vào tháng 4 hoặc tháng 10 - 11, làm khô ngay ở nhiệt độ không quá 50°C.

Thành phần hóa học:

Lá trúc đào chứa nhiều glycosid tim với hàm lượng 0,5%, mà thành phần chính là oleandrin (còn gọi là oleandrosid, neriolin, folinerin). Oleandrin khi thủy phân cho đường là oleandrose và aglycon là oleandrigenin. Hàm lượng oleandrin trong lá khô là 0,08 - 0,15% (Theo D. A. Muraviova, hàm lượng, này không được dưới 0,2%). Theo Dược điển Việt Nam I, 1g oleandrin phải chứa 3600 - 4.500 đơn vị mèo.
Các glycosid khác gồm neriin, có tác dụng trợ tim yếu; deacetyloleandrin, hoặc tính sinh vật là 6.000 đơn vị ếch trong 1 gam; neriantin với hàm lượng cao, nhưng hoạt tính sinh vật thấp (không có nhóm OH ở C14); adynerin với hàm lượng thấp và không có tác dụng trên tim (do OH ở C14 bị khóa lại).
Các cardenolid trong trúc đào là 3β - O - (D - 2 - O - methyldigitalosyl) - 14β - hydroxy - 5β - carda - 16, 20 - (22) - dienolid (I), 3β - hydroxy - 8, 14 - epoxy - 5p - carda - 16, 20 (22) - dienolid (II), 3β - O - (D - digitalosyl) - 14β - hydroxy - 16β - acetoxy - 5β - card - 20 (22) - enolid (III) và 3β - O - (D - digitalosyl) - 14β - hydroxy - 5β - card - 20 (22) - enolid (IV). Các chất I, III, IV có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ưưng chuột nhắt với liều 25 mg/kg, còn chất II không có tác dụng này với liều 50 mg/kg.
Lá còn chứa 3-O-β-D - gentiobiosyl - 3β, 14 - dihydroxy - 5α, 14β - pregnan - 20 - on (I) và 21 - O - β - D - glucosyl - 14, 21 - dihydroxy - 14β - pregnan - 4 - en - 3, 20 - dion (II); gentio biosylnerigosid, gentiobiosylbeaumontosid và gentiobiosyloleandrin (triosid). Ngoài ra còn có glucosid của 8β - hydroxy - và ∆16- 8β - hydroxydigitoxigenin và ∆16 - neriagenin và vài glycosid tim khác.
Rễ trúc đào chứa digitoxigenin β - gentiotriosyl - (1 -> 4) - β - D - digitalosid, uzarigenin - β - gentiobiosyl - (l->4)-β-D - digitalosid và 5α - oleandrigenin glycosid cùng với 40 cardenolid quen biết. Ngoài ra, còn có 5α - pregnanolon bis - o - β - D - glucosyl - (l->2, l->6)-β-D - glucosid và pregnenolon - β - D - apiosyl - (1 -> 6) - β - D - glucosid.
Lá trúc đào có polysaccharid pectic ở 1 phân đoạn dịch chiết nước trong đó có acid galacturonic, rhamnose, arabinose và galactose. Chất này có ít tính hoặc không có in vivo, nhưng lại có vài hoạt tính điều hòa miễn dịch.
Các triterpen của lá trúc đào là 3 β, 27 - diliydroxy-urs - 18 - en - 13, 28 - olid và 3β, 22α, 28 - trihydroxy - 25 - norlup - 1 (10), 20 (29) - dien - 2 - on.
Theo Siddiqui Bina Shaheen và cs., 1995, 2 triterpen trong lá trúc đào độc đối với tế bào là acid cis - karenin (3 β - hydroxy - 28 - Z - p. coumaroyl - urs - 12 - en - oic và acid trans - karenin (3 - β - hydroxy - 28 - E - p. coumaraoyloxy - urs - 12 - en - 27 - oic).
Theo Oezel Hueseyin Ziva và cs., 1989 dịch chiết lá trúc đào có 1 phân đoạn oligosaccharid (trọng lượng phân lử dưới 10.000) và 1 phân đoạn polysaccharid (trọng lượng phân từ 17.000 - 120.000). Bằng sắc ký trao đổi ion, phân đoạn nói sau cho 1 polysaccharid chỉ bao gồm nhiều đơn vị acid D - gaiacturonic và có tác dụng kích thích miễn dịch trong tumor necrosis factor test.
Lá còn có 16 - anhydro digitalinum verum monoacetat, odorosid D, K, odorobiosid K, monoacetat của odorotriosid G, odorobiosid G và odorosid H.

Chiết xuất oleandrin:

Gồm 4 giai đoạn :
a/ Chiết xuất : Lá trúc đào khô (độ ẩm 12 - 14%) đem xay thô (2-5 mm), rồi lấy 5 kg ngâm với 50 lít cồn 25° trong 24 giờ. Gạn được chừng 25 - 27 lít, ép bã lấy thêm được 18-20 lít nữa.
b/ Loại tạp : Dồn các dịch lại, thêm 0,500 lít dung dịch chì acetat 30%. Sau đó, kiểm tra xem đã hết tạp chưa bằng cách lọc một ít và thêm vào dịch lọc một ít chì acetat, nếu còn tủa thì phải thêm chì acetat nữa. Để yên một đem, gạn lấy nước trong, phần không gạn được thì lọc, rửa cặn với 2 lít cộn 25°. Dồn các nước trong lại và thêm dần vào 2 lít dung dịch natri sulfat 15%, quấy đều, lọc. Kiểm tra xem đã hết chì acetat chưa, nếu còn phải thêm dung dịch natri sulfat.
c/ Bốc hơi dung môi : Cho dịch lọc vào nồi, bốc hơi ở áp suất giảm với nhiệt độ 50 - 55°. Cất cho đến khi còn 1/6 thể tích ban đầu, nghĩa là khoảng 8 lít, để nguội. Glycosid thô sẽ đọng lại ở đáy nồi (khoảng 48 - 50g).
d/Tinh chế: Cho glycosid thô vào bình, thêm 200 ml cồn 70°, đặt vào nước nóng cho tan hết, rồi cho vào tủ lạnh trong vài ngày. Lọc lấy tinh thể, kết tinh lại một vài lần, sẽ thu được 5 - 6g oleandrin tinh chế.
(Đỗ Tất Lợi, 1999; Bài giảng dược liệu tập I, 1998).

Tác dụng dược lý:

Lá trúc đào chứa nhiều loại glycosid. Đã chứng minh tác dụng trợ tim của 16 - anhydrodigitalinum verum monoacetat, odorosid D, K, odorobiosid K, monoacetat của odorotriosid G, odorobiosid G và odorosid H. Hàm lượng thấp của những glycosid này ngăn cản việc đưa chúng vào thử lâm sàng. Hoạt chất chính oleandrin của lá trúc đào hấp thụ tốt khi uống, và khác với Digitalis là ít tích luỹ, có tác dụng kích thích tim và lợi niệu rõ rệt. Neriifolin tác dụng yếu hơn nhiều. Các flavonol glycosid có tác dụng đối với dộ thấm thành mạch và lợi tiểu. Trên lâm sàng, cornerin có tác dụng đối với các rối loạn về tim, đặc biệt cải ihiện chức năng của cơ tim. Vỏ và hoa có tác dụng trợ tim giống như lá. Vỏ có một glvcosid độc là rosaginin.
Trúc đào có hoạt tính ức chế sự sinh trưởng đối với các dòng tế bào ung thư người, với liều có tác dụng ED50 xê dịch từ 0,008 đến 2,13 microgam/ml, tùy thuộc vào dòng tế bào. Cao cồn trúc đào (lá, thân, rễ) có tác dụng kháng siêu vi khuẩn trong thí nghiệm xác định nồng độ tối thiểu ức chế sự phát triển của siêu vi khuẩn, và tác dụng chống ung thư trong thử nghiệm xác định nồng độ thấp nhất diệt các tế bào một tầng phát triển nhanh lấy từ thận khỉ được nuôi cấy và gây nhiễm với siêu vi khuẩn bệnh herpes typ 1.
Một phân đoạn polysaccharid thô, thu được do tủa từ cao nước trúc đào bằng cồn, đã có hoạt tính rất cao trong thử nghiệm về thực bào bạch cầu hạt in vitro, với những nồng độ từ 10-6 đến 10-2mg/ml. Phân đoạn này cho nhiều polysaccharid với trọng lương phân tử tương ứng từ 17.000 đến 12.000 D, xác định bằng phương pháp lọc đông và sắc ký trao đổi ion. Từ dịch thẩm tách, đã thu được một hỗn hợp polysaccharid do tủa bằng cồn, tiếp theo bởi sắc ký đông. Hỗn hợp này gồm ba polysaccharid có trọng lượng phân tử tương ứng : 3.000; 5.500 và 12.000 D. Chúng đều chứa acid galacturonic cùng với rhamnose, arabinose, xylose, galactose và glucose. Hỗn hợp polysaccharid này có hoạt tính rất cao trong các thử nghiệm miễn dịch học về thực bào bạch cầu hạt, về yếu tố hoại tử u, và về sự chuyển dạng của tế bào lympho.
Glycosid toàn phần (thuốc Neriolin) sản xuất từ lá trúc đào ở Việt Nam dưới dạng thuốc uống, được áp dụng điều trị cho bệnh nhân suy tim, đã có tác dụng trợ tim tốt, làm đỡ triệu chứng khó thở ở bệnh nhân suy tim sau 2 - 3 giờ. Cao lá trúc dào, cho động vật uống với liều cao, gây ngộ độc với các triệu chứng như viêm dạ dày ruột cấp tính, rối loạn hô hấp và tim, giãn đồng tử, nôn, co giật kiểu uốn ván.

Công dụng:

Lá trúc đào được dùng làm nguyên liệu chiết xuất oleandrin, là thuốc uống được chỉ định điều trị suy tim, hở lỗ van hai lá, nhịp tim nhanh kịch phát, các bệnh tim có phù và giảm niệu, và dùng luân phiên với thuốc Digitalis. Liều dùng hàng ngày : mỗi lần uống 1 viên 0,1 miligam, ngày 3 lần.
Vì có tính độc cao, nên trúc đào không được dùng làm thuốc uống trong y học cổ truyền, chỉ dùng để chế thuốc trừ sâu và nấu nước rửa trị ghẻ lở (20 - 30g lá tươi nấu nước đặc rửa, ngày một lần).
Trong y học dân gian Ấn Độ, lá trúc đào dùng ngoài để chữa phát ban ở da. Nước sắc lá được dùng để diệt giòi ở vết thương. Cao nước lá, cành, rễ và hoa độc đối với một số loài sâu bọ. Cây trúc đào được dùng làm bả chuột ở nam châu Âu. Mật ong từ nhụy hoa trúc đào cũng có thể có độc. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhân dân dùng cao nước lá trúc đào để điều trị ung thư. Ở Angiêri, thuốc sắc lá trúc đào trị eczema và chống nhiễm khuẩn.

Chú ý :

Cây trúc đào có độc tính cao, dùng phải thận trọng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét