Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

MẮC MÁT-Passiflora edulis-Công dụng cách dùng

MẮC MÁT


Tên khác: 

Lạc tiên, Lạc tiên trứng, Chùm bao trứng.

Tên khoa  học: 

Passiflora edulis Sims; thuộc họ Lạc tiên (Passifloraceae).

Tên đồng nghĩa: 

Passiflora edulis f. edulis; Passiflora edulis var. pomifera (M. Roem.) Mast.; Passiflora edulis var. rubricaulis(Jacq.) Mast.; Passiflora gratissimaA. St.-Hil.; Passiflora incarnata L.; Passiflora iodocarpa Barb. Rodr.; Passiflora middletoniana J. Paxton; Passiflora pallidiflora Bertol.; Passiflora picroderma Barb. Rodr.; Passiflora pomifera M. Roem.; Passiflora rigidula J. Jacq.; Passiflora rubricaulis Jacq.; Passiflora vernicosa Barb. Rodr.

Tên nước ngoài: 

Passionfruit, Granadilla (South America (In Costa Rica Granadilla is a copmpletely different fruit) , Parchita (Venezuela), Maracudja (French Guiana), Lilikoi (Hawaiian)

Đặc điểm thực vật (Mô tả): 

Dây leo mảnh, dài hàng chục mét. Thân mềm, hình trụ, có rãnh dọc, nhiều lông thưa. Lá mọc so le, chia 3 thuỳ nhẵn bóng, mép khía răng, gốc lá hình tim có hai tuyến nhỏ, đầu nhọn, gân lá chẻ 3 từ gốc; lá kèm nhọn hình sợi, tua cuốn mọc ở kẽ lá, dài hơn lá, đầu cuộn lại như lò xo. Hoa mọc riêng lẻ ở kẽ lá, có cuống dài, màu trắng; không có tổng bao; đài 5 lá màu xanh lục; tràng 5 cánh ròi nhau, xếp xen kẽ với các lá đài, có một vòng tua gồm rất nhiều phần phụ hình sợi chỉ (tràng phụ) loan xoăn, phần giữa màu tun; nhị 5 mọc ở ngọn cuống nhị nhuỵ, chỉ nhị nằm ngang, bao phấn màu vàng; bầu thượng hình cầu, lô. Quả mọng, hình trứng, khi chín màu da cam; hạt nhiều có áo bao bọc. Mùa hoa quả: tháng 3-5

Bộ phận dùng: 

Ðọt cây Mắc mát phơi hay sấy khô (Ramulus Passiflorae Edulae).

Phân bố sinh thái: 

Cây có nguồn gốc ở Phi châu, được nhập trồng ở Hà Nội và Ðà Lạt.

Thành phần hoá học:

Cây chứa 0,025-0,032% alkaloid toàn phần, trong đó có harmaline, harmol, harmalol, harmine. Chưng cất phân đoạn steroid chứa 13% sitosterol, stigmasteroi, n-nonacosane. Có các flavone-C-glucosid bao gồm saponarin, vitexin, saponaretin, orintine, luteolin, 6-C-beta-D-glucopyranoside, luteolin 6-C-beta-D-chinovoside, luteolin 6-C-beta-L-fucoside, apigenin 8-C-beta-D-glucopyranoside, apigenin-6-C-beta-D-glucopyrano-4'-O-alpha-L-rhamnopyranoside (5), 5,8-epidioxyergosta-6, 22-dien-3ol.
Quả dây mát loại tía cho 49,6% vỏ quả, 36,8% dịch quả và 13,6% phần còn lại.
Quả dây mát loài vàng cho 61,9% vỏ quả, 30,9% dịch quả và 7,4% phần còn lại.
Vỏ quả của loại tía chứa nhiều pectin 1,5-2,5% (lính theo vỏ quả tươi) và 9-15% Ca pectat (tính theo vỏ quả khô). Nếu đem thuỷ phân, pectin này cho acid D-galacturonic, L-arabinose và galactose.
Vỏ quả dây mát chứa protein thô 2,04-2,84%, chất chiết bằng ether (mỡ) 0,05-0,16%, tinh bột thô 0,75- 1,36%, chất xơ thô 4,57-7,13%, p 0,03-0,06%, Si 0,01-0,04%, K 0,6-0,78%, vitamin c 78,3- 166,2mg/100g, 1,64% đường (sucrose, glucose và fructose), acid hữu cơ 0,15% (acid citric, acid malic), chất làm săn da (chủ yếu là tanin) 2,98%. vỏ quả loại tía có pelargonidin 3-diglucosid 1,4mg/100g.
Phần ruột của quá chứa cyanidin 9-glucosid 97%, cyanidin 3-(6"-malonyl glucosid) 2% và pelargonidin 3-glucosid 1% .
Dịch quả loại tía chứa vitamin c 70mg/100g, acid dehydroscorbic, carotenoid (chủ yếu là β-caroten), tinh dầu, acid amin.
Tinh dầu quả loại vàng chứa n-hexyl caproat 70%, n-hexyl butyrat 13,4%, ethyl caproat 11%, n-hexyl butyrat 13,4%, ethyl butyrat 0,95%.
Theo Chassagne David và cs 1996, các tiền chất tạo hương của quả dây mát là 6-O- α - arabinopyranosyl-β-D- glucopyranosid của linalol, alcol benzylic và 3 - methyl - but - 2 - en - 1.
Các acid amin trong dịch quả loại tía là leucin, valin, tyrosin, prolin, threoĩiin, glycin, acid aspartic, arginin và ly sin.
Hạt chiếm 1-22% so với quả loại tía; 2,4-12,4% so với quả loại vàng.
Hạt của quả loại tía chứa tới 19% dầu béo. Các acid béo là acid palmitic 6,78%, acid stearic 1,76%, acid arachidic 0,34%, acid oleic 19,0%, acid linoleic 59,9%, acid linolenic 5,4%.
Theo A.M. Gurnak (1992), 100g phần thịt của quả chứa 69-80g nước, protein 2,3g, mở 2,0g, carbohydrat 16g, chất xơ 3,5g, Ca 10mg, Fe 1,0mg, vitamin A 20 đơn vị quốc tế, vitamin Bi vết, riboflavin 0,1 mg, nicotinamid l,5mg và vitamin C  20mg.

Theo một số tài liệu khác, dây mát chứa các alcaloid (haraian, harmin, harmol, harmalin); các  isolavonoid (apigenin, luteolin) và triterpen glycosid (passiflorin = (22R), (24S-22,31-epoxy-24-methyl- 1α, 3β, 31 tetraoxy-9,10-cyclo-9β- lanostan - 28 oic acid-β-O-glucosyl ester).
Dịch chiết hạt có chứa một lượng lớn piceatannol, có tác dụng ức chế melanogenesis và thúc đẩy sự tổng hợp collagen

Tính vị, tác dụng:

Có tác dụng an thần, gây mê, làm dịu gây buồn ngủ, chống co thắt, còn có tác dụng hạ huyết áp giảm co bóp mạnh của cơ trơn và tử cung.

Công dụng, cách dùng: 

Là cây thuốc dân gian ở nhiều nơi dùng chữa đau bụng, ỉa chảy, lỵ, thống kinh, bại liệt, phát ban, mất ngủ, nhiễm độc morphine, đau dây thần kinh, đau mắt, trĩ, co thắt. Trong y học người ta dùng chữa những trường hợp hồi hộp, mất ngủ, động kinh suy nhược thần kinh.
Quả chín ăn được dùng làm đồ tráng miệng sau bữa ăn. Theo tài liệu nước ngoài, thịt quả dây mát được dùng làm thuốc bổ, kích thích thần kinh. Thịt quả và dịch ép từ quả được coi là có giá trị dinh dưỡng cao dùng để pha chế đồ uống, làm đồ hộp, bánh kẹo, kem.
Ngoài ra cơm quả dùng làm sinh tố. Hạt có thể ép dầu để làm dầu ăn hoặc dùng trong kỹ nghệ sơn và verni, hoa làm cảnh. Hoa được coi là quốc hoa của Paraguay.
Dạng dùng: Thường dùng dưới dạng cồn thuốc tươi, cao lỏng hay cồn thuốc.

THAM KHẢO

Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật, tr. 652-653
Võ Văn Chi (2013), Từ điển cây thuốc Việt Nam Tập I, Nhà xuất bản Y Học
The Plant List 2013
Matsui Y, Sugiyama K, Kamei M, Takahashi T, Suzuki T, Katagata Y, Ito T. (2010), Extract of passion fruit (Passiflora edulis) seed containing high amounts of piceatannol inhibits melanogenesis and promotes collagen synthesis, J. Agric Food Chem; 58(20):11112-8

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

HOÀNG ĐẾ NỘI KINH TỐ VẤN

HOÀNG ĐẾ NỘI KINH TỐ VẤN


Tri kỳ yếu dã nhất ngôn nhi chung, Bất tri kỳ yếu lưu tán vô cùng.
Chú giải: Mã Nguyên Đài
Dịch thuật: Liên Tâm Lão Nhân Nguyễn Tử Siêu (22.5.Quí Tỵ - 02.7.1953)

HOÀNG ĐẾ NỘI KINH TỐ VẤN


TIỂU DẪN
TỐ VẤN là một bộ sách do vua HOÀNG-ĐẾ cùng với những vị bầy tôi là KỲ-BÁ, QUỶ-DU-KHU, BÁ-CAO, THIẾU-SƯ, THIẾU-DU, LÔI-CÔNG, lúc bình nhật cùng vấn đáp mà biên tập nên. Sách BẢN-KỶ có chép: "HOÀNG-Đế hỏi KỲ-BÁ mà làm thành NỘI-KINH" chính là bộ này. Nhưng xét trong sách này, phần nhiều là lời nói của KỲ-BÁ cho nên trong BẢN-KỶ không chép đến tên của bầy tôi khác.
Lại xét ngoài 81 thiên của bộ TỐ-VẤN, lại còn 81 thiên của bộ LINH-KHU giờ nhận thấy trong TỐ-VẤN có những câu dẫn "kính nói rằng:... vv...." Đều là lời ở trong LINH-KHU thời đủ biết rằng: bộ LINH-KHU thời soạn trước, mà TỐ-VẤN soạn sau.
Trong TỐ-VẤN chỉ lấy danh hiệu Thiên-Sư-Phu-Tử để tôn xưng KỲ-BÁ ... còn QUỶ-DU-KHU với các bầy tôi khác thời không thấy gọi ai như vậy. Đến như LÔI-CÔNG thời lại tự xưng là Tiểu Tử, Tế Tử , mà HOÀNG-Đế cũng có khi ban lời dạy bảo. Có lẽ học lực của Lôi Công chưa bằng các vị kia mà tuổi cũng còn ít hơn cả chăng ?
Và có những danh từ : Công, Bá, Sư ... tựa như là đều lấy tước hiệu để gọi. Tức như ở thiên BảO-MỆNH-TOàN-HÌNH-LUẬN có chỗ xưng là Thiên Tử, Quân Vương ; thiên 'DI-TINH-BIẾN-KHÍ luận, thiên NGŨ-THƯỜNG-CHÍNH-ĐẠI-LUẬN, thiên LINH-KHU-QUAN-NĂNG .v.v.. đều xưng là Thánh Vương.Thiên CHỨ-CHÍ-GIáO-LUẬN, thiên SƠ-NGŨ-QUÁ-LUẬN có câu nói : '"Phong quân hầu vương.." thiên SINH-CĂN-KẾT có những danh từ như Vương, Công, Đại nhân vv... ; vậy thời đó là tước hiệu không còn ngờ gì nữa. Đến như QUỸ-DU KHU, THIẾU-DU, BÁ-CAO ... đều là tên chư thần mà thôi.
Đời sau ông Trình-Tử có nói : '"TỐ-VẤN do tay các công tử nước Hàn soạn ra" . Cũng có người cho là do các nho gia đời Tiên Tân soạn. Đó đều là nệ về những danh từ tước hiệu mà không xét kỹ toàn thư, nên ức thuyết như vậy. Giờ xét ở những thiên LỤC-TIẾT-TÀNG-TƯỢNG-LUẬN thiên-NGUYÊN-ĐẠI-LUẬN, NGŨ-VẬN-hành-đại-luận, lục-vi-chi-đại-luận, khí-giao-biến-đại-luận, NGŨ-THƯỜNG-CHÍNH-ĐẠI-LUẬN, LỤC-NGUYÊN-'CHÍNH-KỶ-ĐẠI-LUẬN, Chí CHÂN-YẾU-ĐẠI- luận ... bàn về Thiên đạo, Lịch pháp, vạn tượng, nhân thân, kinh lạc, mạch thể, nhân sự, trị pháp, lời có ý sâu ... không loại sách Chư tử nào có thể ví kịp, thật đúng là chỉ bậc Thiên thần chí thánh mới có thể soạn nổi.
Ngu này thiết nghĩ " Thượng đế lúc nào cũng nhân áí muôn dân ; mà làm hại sinh mệnh cùa muôn dân là bịnh, muốn trị bịnh phải nhờ ở sách nhưng im lặng không nói nên giáng sinh bậc Thần thánh đểnói thay, và sớm soạn ra bộ sách này đểcứu sinh mệnh cho muôn dân."
Phương như, LỤC-THƯ chế ra từ thời PHỤC-HY, Y Dược bắt đầu từ thời THẦN-NÔNG... mà từ thời Phục-Hy đến Hoàng-Đế có linh nghìn năm; phàm việc văn tự, chế tác chắc đã rõ ràng lắm. Sách NGOẠI-KỶ, BẢN-KỶ đều chép : "hoàng đế đặt quan, cử tướng, xét lịch, làm nhạc, chế ra côn miện, thuyền xe; cắt dã, chia châu, xẻ đất ruộng, đặt tỉnh điền, trông trăm giống lúa, xây đắp thành quách Phàm tước hiệu, văn tự, lúc đó đã đều đủ. Lại trãi qua các họ KIM-THIỀN, CaO- dương, CảO-TÂN linh ba trăm bốn mươi năm mới đến nhà ĐÀO-ĐƯỜNG (NGHIỀU). Vậy bao các chế tác người đời sau chỉ biết hai họ Đường (NGHIỀU) Ngu (THUẤN) là thịnh hơn cả... Nhưng có biết đâu gây từ HY-HOÀNG dần dà cách thời kỳ đó đã lâu lắm rồi. Sau lại riêng đối với SỬ THƯ, LINH-KHU, TỐ-VẤN mà còn ngờ vực nữa ru ?"
Đến đời XUÂN THU Tân-Việt-Nhân soạn ra NẠN Kinh nhận lầm Tam Tiêu, Dinh, Vệ và chứng Quan cách; đó là người làm mờ tối mất nghĩa của NỘI KINH. Hoàng-Phủ-Bật đời Tấn biên làm giáp ất kinh, phần nhiều trích ở linh khu, không phát minh được nghĩa nào. Đời Đường khoản niên hiệu bảo ứng, Khải-Huyền-Tử và Vương-Băng có chú thích, nhưng cứ theo từng câu để giải nghĩa, gặp chỗ nào ngờ thì bỏ qua, chương tiết không chia, trước sau lẫn lộn. Đời Nguyên, Hoạt-Bá-Nhân soạn bộ ĐỘC TỐ VẤN sao, phần nhiều chỉ theo chú giải họ Vương, không phát minh được nghĩa gì. Chỉ về khoản năm Gia Hựu đời Tống, triều đình sắc cho bọn Cao Bảo Hành hiệu đính lại, có nhiều chỗ giúp ích cho Vương-thị, duy vẫn cứ theo chia làm 24 quyển, rất sai với cái nghĩa soạn sách của Thánh nhân.
ÁN : Ban cổ soạn thiên nghệ văn chí có chép rằng : "HOÀNG Đế NỘI KINH 18 quyển, TỐ VẤN 9 quyển, linh khu 9 quyển"
LẠI ÁN: thiên LY-HỢP-CHÂN-TÀ-LUẬN trong Tố Vấn có chép : "Hoàng Đế nói: Nghĩ như CỬU CHÂM 9 thiên, Phu Tử lại nhân làm 9 lần, 9 lần 9 thành 81 thiên để theo với số của Hoàng Chung" Đại để Kinh điển của các bậc Thần thánh phần nhiều dùng số 9. 9 nhân với 9 thành 81 thiên. Giờ đây Ngu này chia làm 9 quyển cũng chỉ là theo cái di-ý của Thần thánh mà thôi. Trộm nghĩ Thánh, phàm các bậc, cổ kim khác đời, ngu này sở dĩ không tự lượng mà dám lạm chú thích bộ này, chẳng qua e cho đời sau mờ tối không hiểu nghĩa lý của Thánh nhân, nên mới quản khuy ly trắc hoặc công, hoặc tội, tôi nào có e ngại gì chỗ đó         


MÃ NGUYÊN ĐÀI

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

SAO ĐEN-Hopea odorata-Công dụng cách dùng

SAO ĐEN



Tên khoa học: 

Hopea odorata Roxb.; Họ Dầu (Dipterocarpaceae).

Tên khác: 

Cây sao, mạy khèn (Tày).

Tên nước ngoài: 

Thingan (Anh).

Đặc điểm thực vật (Mô tả):

Cây to, cao 20 - 30 m, có khi hơn. Thân thẳng đứng, vỏ sần sùi, màu đen, cành non có lông. Lá mọc so le, hình bầu dục - thuôn hoặc hình trứng, dài 6 - 13 cm, rộng 3-5 cm, gốc tròn, đầu tù hơi nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm đen; cuống lá dài 1cm.
Cụm hoa mọc thành chùm, ngắn hơn hoặc bằng lá, có lông tơ màu tro, phân nhiều nhánh, mỗi nhánh có 4 - 6 hoa xếp lệch về một bên; đài có lông ở những lá ngoài, nhẩn ở những lá trong; cánh hoa cũng có lông, hình lưỡi liềm, mép khía răng; nhị 15 - 19, chỉ nhị dẹt; bầu có lông.
Quả bao bọc trong lá đài tồn tại, trong đó hai lá phát triển thành cánh thuôn dài 5 - 6 cm, có nhiều gân song song không đều.
Mùa hoa quả : tháng 5-6.

Phân bố, sinh thái:

Hopea Roxb. là một chi lớn có khoảng 110 loài; phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á. Việt Nam có 11 loài (T. Smitinand et J. E. Vidal etal, 1990, Dipterocarpaceae; dans Ph. Morat, Fl. c, L et VN.; N°25; 62-82), Ấn Độ có 10 loài, Malaysia, Thái Lan và Mianma là những nước có số loài lớn nhất trong toàn khu vực Đông Nam Á.
Sao đen, cũng như các loài khác cùng chi là những cây gỗ điển hình của vùng Đông Nam và Nam Á. Cây phân bố tương đối phổ biến ở Mianma, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam và Malaysia, ở Việt Nam, sao đen có từ các tỉnh phía nam, từ Quảng Bình trở vào, tập trung ở Gia Lai, Kon Turn, Đắc Lắc, Quảng Nam, Quảng Ngãi, vùng phía tây Khánh Hoà, Phú Yên... Cây thường mọc trong các loại rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới; độ cao lên đến 1000 m. Sao đen còn được trồng ở một số thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang. Những cây sao đen dọc theo phố Lò Đúc, Nguyễn Thượng Hiền, Nhà Thờ (Hà Nội) do người Pháp trồng từ vào đầu thế kỷ XX.
Sao đen ưa sống trên đất ẩm, nhiều mùn có tầng đất mặt sâu. Với khả năng phát triển mạnh về chiều cao, sao đen cùng với một số loài cây gỗ lớn khác, đã tạo nên tầng lập tán hay tầng nhô của một vài loại hình rừng kín thường xanh ở cắc tỉnh phía nam. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm; sau khi quả già rụng xuống đất, hạt thường nảy mầm sớm trong mùa mưa cùng năm. Sao đen khi còn nhỏ là cây chịu bóng tốt.
Sao đen là cây cho gỗ quan trọng ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á. Gỗ sao đen có dầu, để lâu không bị mục, nên được dùng làm tà vẹt đưòng xe lửa, làm cầu, trong xây dựng nhà cửa và đóng đồ dùng gia đình. Lào, Thái Lan và Malaysia là những nước hiện còn trữ lượng gỗ sao đen lớn. Ở Việt Nam, loại gỗ này đã bị khai thác nhiều; diện tích rừng có sao đen cũng bị thu hẹp do nạn phá rừng làm nương rẫy hoặc để trồng cao su và cà phê.

Bộ phận dùng:

Vỏ cây, nhựa (Cortex et Resina Hopeae Odoratae).

Thành phần hóa học:

Vỏ sao đen chứa khoảng. 15% tanin, dùng để thuộc da.
Lá, vỏ cây và gỗ chứa tanin với hàm lượng theo thứ tự 11, 13 - 15 và 10%.
Cây cho nhựa dưới dạng giọt có mùi nhẹ, mặt bẻ bóng. Nhựa có những đặc điểm như điểm chảy 115°, chỉ số xà phòng 37,1, chỉ số acid 31,5, tro 0,56%. (The Wealth of India, 1959).

Tính vị, công năng:

Vỏ cây sao đen có vị chát, có tác dụng làm săn da, cầm máu, làm chắc chân răng.

Công dụng:

Vỏ cây sao đen được dùng chữa viêm lợi, áp xe lợi, sâu răng, làm răng chậm rụng, ở Ấn Độ, nhựa cây được dùng dưới dạng bột làm thuốc cầm máu.
Nhân dân Việt Nam dùng vỏ cây sao đen thay vỏ chay để ăn trầu, cũng với mục đích làm chắc răng.
Nhựa cây sao đen được dùng để pha dung dịch verni, trong công nghiệp sơn và để xăm thuyền.

Để chữa viêm lợi, sâu răng, có thể dùng các cách sau:

1. Lấy vỏ sao đen 50 - 100g, cạo sạch lớp vỏ đen ở ngoài, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô, rồi ngâm với 100 ml rượu 30 - 40° trong 3 ngày, để lâu càng tốt, sẽ được dịch chiết mầu nâu đen hơi đỏ, ngả sang màu sôcôla. Dùng rượu này súc miệng và ngậm 15-20 phút rồi nhổ nước đi. Ngày 2-3 lần, dùng nhiều ngày.
2. Lấy 50g vỏ đã cạo bỏ vỏ đen, thêm 300 ml nước, cho vào đun sôi, trong 15 phút. Dùng nước này súc miệng và ngậm như trên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

KINH DỊCH VÀ HỆ NHỊ PHÂN

KINH DỊCH VÀ HỆ NHỊ PHÂN


TỦ SÁCH VÀN HÓA CỔ TRUYỀN PHƯƠNG ĐÔNG
TÁC GIẢ: HOÀNG TUẤN
NHÀ XUẤT BẢN VẲN HOÁ - THÔNG TIN Hà Nội - 2002

KINH DỊCH VÀ HỆ NHỊ PHÂN

LỜI NÓI ĐẦU


Kinh Dịch vốn là cuốn sách nền tảng của hệ tư tưởng các nước dùng chung chữ Hán cổ Á Đông. Nó phát biểu một cách đầy đủ và rõ ráng nhất về vũ trụ quan và nhân sinh quan của người xưa. Muốn hay không muốn, nó đã đề lại dấu ấn sâu đậm trong nền văn minh nông nghiệp cứa nhiều xã hội truyền thống vùng này suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch s. Trước nh hưởng to lớn của nền văn minh công nghiệp phương Tây, và nhất là từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, do chiến tranh bảo vệ đất nước trong một thời gian dài, nhiều người trong chúng ta không được dịp tiếp xúc với Kinh Dịch. Ngày nay thì không phái chi những nước Á Đông mới nghiên cứu lại Dịch, mà ở nhiều nước văn minh phương Tây cũng đang có trào lưu học lại các nền minh triết Á Đông và họ tìm thấy trong Kinh Dịch nhiều điều mới lạ. Đối với chúng ta, nếu không hiu gì về Dịch thì cũng không thể hiu hết những gì là tinh hoa của nền văn hoá c. Nền văn hoá đó vừa huy hoàng vừa cổ kính, vừa cụ thế vừa thần bí bao trùm lên mọi mặt sinh hoạt cứa xã hội, từ luân lý đạo đức đến văn học nghệ thuật từ kiến trúc đình chùa các làng xã đến lăng mộ cung điện các triều vua, cho đến y học ctruyền hay muôn vàn lễ hội đang được phục hưng, hết thảy đều thấm đượm máu sắc triết học Dịch cổ.
Thoát ra khỏi nhng ràng buộc và thành kiến về mê tín dị đoan đẽ nghiên cứu Dịch dưới ánh sáng của những nguyên lý khoa học, ta sẽ tìm lại được sự uyên bác của người xưa, góp phần để giữ gìn những gì lã vãn hoá truyền thống hàng ngàn năm để lại, theo thiền ý chúng tôi là một điều rất nên làm. Vốn là một chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực y học hiện đại, nhưng đã nhiều năm theo lời kêu gọi cứa Đảng, chúng tôi đã kết họp y học c truyền nên bắt buộc phái tỉm hiếu thêm về Dịch học. Từ đó mà phần náo hiểu được những tư tưởng cứa tiền nhân, cộng thêm sự tham khảo những trước tác của các nhà nghiên cứu xa gần. Chúng tôi viết ra tài liệu này, mong giúp ích một phần nhó đối với những bạn muốn tỉm hiểu Dịch hiện nay.
Vì không phái là người chuyên nghiên cứu về tư tưởng và triết học Đông phương nên chắc chắn sự hiểu biết của tác giả về Dịch còn bị hạn hẹp, nếu có chỗ còn thiếu sót cà nông cạn mong các bậc trí gi tinh thông chí giáo đế lần tái bn sau có thế sa chữa tốt hơn.
TÁC GLẢ CN CHÍ


CHƯƠNG I VÀI NÉT ĐẠI CƯƠNG VỀ KINH DỊCH

I- Nhập Đề

Kinh Dịch là một trong năm cuốn sách cổ của Trung Quốc, gọi là năm bộ Kinh, đã có ảnh hưởng lớn trong các nền văn hoá dùng chữ Hán, không những ở Trung Quốc mà cả ở Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên... Kinh Dịch tương truyền do nhà tư tưởng sáng lập ra đạo Nho là Khổng Tử phỏng theo sách cổ soạn ra. Những nghiên cứu gần đây lại cho thấy rằng, Kinh Dịch đang được dùng phổ biến từ đời nhà Tống đến nay không phải do Khổng Tử viết mà là do những học giả sau này, từ thời nhà Hán (nhng thế kỷ đầu công nguyên), đã mượn tên Ngài để soạn ra. Tuy nhiên ở đây chúng ta không đi sâu vào phần tư liệu học, nên ta vẫn tôn trọng người xưa, coi Dịch là do Khổng Tử viết ra và là bộ Kinh quan trọng nhất trong năm bộ Kinh cổ. Đó là :
1. Kinh Dịch, sách bàn về sự tiến hoá của vũ trụ và con người (cũng là sách triết học trình bày vũ trụ quan và nhân sinh quan của người xưa).
2. Kinh Thi, là bộ sách sưu tầm nhưng thơ ca dân gian đương thời, phản ánh mọi mặt sinh hoạt vầ tập quán của nhân dân Trung Quốc thời xưa.
3.Kinh Thư, là bộ sách ghi chép những sự kiện của vua tôi Trung Quốc cổ khuyên răn nhau, từ thời Nghiêu-Thuấn đến đòi Đông Chu, nhằm phát biểu những quan niệm về đạo lý, về chính trị, về luật pháp đương thời.
4. Kinh Lễ, là bộ sách ghi chép những qui ước về lễ nghi đương thời, dùng lễ nghi để giáo dục ý thức tôn ti trật tự trong xã hội phong kiến cũ.
5. Kinh Xuân Thu, là bộ sách chính do Khổng Tử làm ra. Đó là bộ biên niên sử chép việc nước Lỗ, từ thời Lỗ Ân Công (năm 721 trước công nguyên) đến thời Lỗ Ai Công năm thứ 14 (năm 481 tr.CN). Sách ghi chép cả công việc nhà Chu và các nước chư hầu. Đó cũng là cuốn sách phát biểu những quan điểm về chính trị của Khổng Tử.
Ngoài ra còn có Kinh Nhạc, nói về âm nhạc và phép tắc sử dụng âm nhạc đương thi. Đáng tiếc là về thời Tần Thuỷ Hoàng có tư tưởng bài Nho, nên đã ra lệnh đốt sách đạo Nho và chôn học trò theo Nho học, nên các sách của Khổng Tử soạn ra đều bị đốt và huỷ cả, chỉ có Kinh Dịch vì là sách “gối đầu giường” của các nhà chiêm tinh, thuật số cổ của các triều vua là được để lại. Các bộ Kinh trên, sau này do môn đệ Khổng Tử soạn lại. Riêng Kinh Nhạc thì không còn nữa, chỉ còn một thiên được chép trong bộ Lễ ký (tức Kinh Lễ).
Ngoài năm bộ Kinh trên còn có bốn cuốn sách giáo khoa khác đều do học trò sau này của Khổng Tử viết ra, gọi là Tứ Thư” (tức các sách : Luận ngữ, Mạnh Tử, Đại học và Trung dung). Tứ Thư và Ngũ Kinh là những cuốn sách bắt buộc các nho sĩ thời xưa phải học thật nhuần nhuyễn để có thể đi thi, đạt được các học vị chính thống, rồi mới có thể ra làm quan trị dân, mới có thể có một địa vị nào đó trong xã hội.
Nền giáo dục và chế độ thi cử của Trung Quốc qua hàng ngàn năm bị trói buộc trong các bộ sách “Tứ Thư” và “Ngũ Kinh” đó. Chế độ phong kiến Việt Nam qua các thời đại cũng bắt chước y hệt Trung Quốc. Chế độ cai trị củ không cho phép ai nói chệch các quan điểm tư tưởng chính thống, đã bóp chết mọi sáng tạo của quần chúng, Đến nỗi một đất nước đả có một nền văn minh tối cổ vả một sự phát triển về học thuật phong phú, rực rỡ dưới thi Xuân Thu-Chiến quốc với biết bao tư tưởng gia lỗi lạc, không thể còn cơ hội nào để phát triển về triết học có thể so sánh với thi cổ, và phải chịu cảnh tụt hậu thảm hại so với các nước phương Tây từ suốt thế kỷ 17 đến nay. Điều đó cũng là căn nguyên chung kìm hãm sự phát triển của mọi xã hội cổ điển theo Hán học Á Đông (trừ Nhật Bản đã thấy trước và cải tiến). Đáng tiếc là ngay thời hiện đại, nhiều người vẫn chưa nhận rõ ra vấn đề đó, vẫn còn muốn tiến hành một nền giáo dục cùng lối thi cử nhồi sọ và một chiều, tất yếu dẫn đến sự suy thoái của con người.

II. Sơ lưc về Khổng T

Dù sao thì tên tuổi của Khổng Tử cũng đã được gắn liền với Kinh Dịch và những tư tưởng của đạo Nho củng đã được quán triệt trong bộ sách này. Vì vậy trước khi tìm hiểu nội dung triết lý Kinh Dịch, chúng ta cũng cần biết một vài nét chính về Khổng Tử.
Khổng Tử tên thật là Khâu, tên chữ là Trọng Ni, người làng Xương Bình, huyện Khúc Phụ, nay thuộc huyện Duyên Châu tỉnh Sơn Đông Trung Quốc. Theo sách Nho giáo của Trần Trọng Kim thì ngài sinh vào mùa đông, tháng mười năm Canh Tuất, là nãm thứ 21 đời vua Linh Vương nhà Chu (Lỗ Tương Công năm thứ 22) (nãm 551 tr.CN). Theo sách Dịch học nhập môn của Đỗ Đình Tuân thì ngài sinh vào giờ Tý (nửa đêm) ngày mồng một (ngày Canh Tý), tháng 11 (tháng Tý), năm Canh Tuất (551 tr.CN). Thân sinh ra ngài là Thúc Lương Ngột, làm một chức quan Đại phu ở ấp Trâu nước Lỗ. Thúc Lương Ngột có vợ cả sinh được 9 con gái. Vì không có con trai nên ống lấy vợ lẽ, sinh được một con trai tên là Mạnh Bì nhưng lại bị què chân. Năm 70 tuổi ông lấy thêm một người vợ thứ ba trẻ tuổi là nàng họ Nhan và sinh ra Khổng Tử.
Theo Sử ký Tư Mã Thiên thì, khi Khổng Tử lên ba tuổi cha mất, được mẹ nuôi dạy chu đáo. Tục truyền bà đã phải chuyển chỗ ở đến ba lần để tránh phải gần nhứng kẻ xấu và để tìm được những người hàng xóm tốt cho con. Tuổi nhỏ ngài rất chăm chỉ và hiếu học. Khi mới thành niên đã sớm nổi tiếng là người có văn hoá cao. Năm 19 tuổi ngài lập gia đình và làm chức “Uỷ lại” trông coi việc gạt thóc ở kho địa phương. Tuổị trẻ ngài đã có học trò theo học. Năm 33 tuổi, ngài cùng học trò là Nam Cung Quát được vua Lỗ mến tài, ban cho xe ngựa và tiền bạc để đến kinh đô nhà Chu là Lạc ấp để học thêm và khảo cứu các thư tịch cổ cũng như các phép tắc lễ nghi của nhà Chu, Sau đó lại trở về L. Khi ngài trở thành một trí thức lớn đương thời, ngài đã bỏ ra hàng chục năm đi bôn ba qua nhiều nước chư hầu, yết kiến các bậc vua chúa đưcmg thời để mong đem học vấn và tài năng của mình ra ổn định lại thời cuộc, nhưng ngài không được họ tin tưửng và trọng dụng. Đến khi đã về già ngài mới trở về quê hương nước Lỗ, mở trường dạy học và viết sách. Học trò đến thụ giáo ở ngài có đến ba ngàn người, trong đó có 72 người tài giỏi, gọi là “thất thập nhị hiền” (72 người hiền), có người nổi danh rất sớm như Nhan Hồi, Tăng Tử.
Trong thời gian dài đi du thuyết hàng chục nước chư hầu của thày trò Khổng Tử đã để lại nhiều giai thoại rất lý thú, có tính giáo dục cao, chúng ta có thể khảo sát thêm ở những sách viết về cuộc đời của ngài.

QUỐC VĂN CHU DỊCH DIỄN GIẢI (PHAN BỘI CHÂU TOÀN TẬP)

TẬP 9. QUỐC VĂN CHU DỊCH DIỄN GIẢI (PHAN BỘI CHÂU TOÀN TẬP)

NHÀ XUẤT BẢN THUẬN HÓA
TRUNG TÂM VĂN HÓA NGÔN NGỮ ĐÔNG TÂY

QUỐC VĂN CHU DỊCH DIỄN GIẢI (PHAN BỘI CHÂU TOÀN TẬP)

LỜI GIỚI THIU

Từ Âu học tràn khắp phương Đông, học giả phương Đống say mê theo ngọn triều Âu hoá.
Nói đến triết học thời kể những Bá Lạp Đo (Platon), Khang Đức (Emmanuel Kant), Tô Cách Lạp Đề (Socrate), v.v... nay dẫn sách này, mai diễn thuyết nọ, mà bao nhiêu triết học sẵn có ờ bên phương Đông ta, xem như một vật trong Viện Tàng cổ, mà không ai nhắc đến.
Gần đây, các nhà học giả Âu Tây, khảo sát văn hoá phương Đông, nhiều người tỏ lòng sùng bái, tìm sách xưa mà dịch ra đ thu nhập tư tưng cho học gi Âu Tây.
Xem bài Ký yết Khổng miếu của bác sĩ Ô Lư, người Pháp, thời rõ người Tây yêu chuộng triết học Đòng phương là dường nào. (Bài này nguyên Pháp văn, báo Nam Phong s83 có dch đăng).
Ký giả có một người bạn tinh thâm Hán học, trên hai mươi năm du lịch nước Nhật và nước Tàu, cùng học giả Đông Tây giao thiệp cũng nhiều, nay tuổi đã già không muốn chen minh vào trong cuộc đời đáng chán này, xoay lại đóng cửa đọc sách, làm bạn cùng mấy bậc danh triết đời       xưa. Trong lúc thong thả, nhàn đem bản ChuDịch dịch ra quốc văn, lấy tư tưởng cao thượng dung hợp mà giải thích theo lối vũ trụ quan, nhân sanh quan phát triển được nhiêu tinh diệu, và thích hợp với lẽ tiến hoá.
Thuở nay nhiều người xem bộ Chu Dịch như một thứ sách chỉ dừng về việc bói, việc s, đã không ích cho đời, mà lại dẫn người đời vào cõi mê tín. Nay có bản sách này, không khác gì dọn gai gốc mà thấy đường bang, vén mây mù mà thấy mặt trời, làm cho chăn tướng triết học cùa Thánh hiền Đông phương bị che lấp mấy trăm đời, nay được bày tỏ một cách sáng suốt, giá trcùa bản sách này không phi là ít.
Toàn bản Chu Dịch Quốc văn này cá mười quyển nhỏ, dầu từ quẻ Càn, sau đến quẻ Vị Tế, gồm sáu mươi       bốn quẻ, Hào từ, Tượng,Soán, đều có giải nghĩa, mà bình luận một cách rõ ràng.
Hiện xãhội ta ngày nay, đi với Hán học có chiều lãnh đạm, nhất là triết học cao sáu thâm thuý như bản Chu Dịch này, lại cũng ít người muốn xem; mà có lẽ củng ít hiểu nữa. Vì thế, nên chưa dám in vội.
Tuy vậy, ngọc ở trong đá, vàng ở dưới bùn, dầu là ít người thưởng thức đến, song cái giá trị quý báu của nó không vì cái có che lấp y mà tiêu mòn, mà hai mươi triệu con Hồng cháu Lạc này há lại không có người có cái ý tưởng đối với triết học phương Đông ta, mà tỏ lòng muôn bảo tân và phát triển ra hay sao ?
Kí giả nghĩ thế, nên trước hết viết mấy lời tỏ càng đồng bào ta biết nhà Hán học ta có người học được thăm thuý, đủ tri thức mà phát triển được những học thuyết của Thánh triết xưa, để công hiến cho kê hậu học, sau xin đăng bài Tựa của người làm bản sách Chu Dịch Quốc văn ấy. Độc giả nếm một miếng cũng đủ biết mùi toàn đỉnh, còn sự ấn hành xin đợi ngày khác.
MINH VIÊN

VỀ VĂN BẢN TÁC PHẨM QUỐC VĂN CHU DỊCH DIỀN GII

Đây là một công trình biên khảo khá đồ sộ và có giá trị ln của Phan Bội Châu trong những năm cuối đời, khi Cụ sống ở Bến Ngự (Huế). Phan Bội Châu thật đã không b phí một khoảnh khắc thời gian nào của cánh sông "vò liêu" lúc bấy giờ để sống một cách có ích nhốt. Nhu là một học giả uyên bác, một nhà tư tưởng tầm cỡ của thi đại, Cụ đã đồn hết sức lực và tâm huyết để nghiên cứu thêm, giải thích lại một số thành tựu vĩ đại của văn hóa phương Đông dành cho các thê hệ con cháu mai sau:
- Bộ Kinh Dịch (Quốc văn Chu Dịch diễn giải).
- Học thuyết của Khổng Tử (Khổng học đăng).
- Tư tưởng triết học Phật giáo (Phật học đăng) v.v...
Cụ nghiên cứu Kinh Dịch và hoàn thành việc biên khảo hộ sách này vi hơn 1.000 trang bản thảo, rồi cho chép tay làm 3 bàn "chữ quổc ngữ", mỗi bản chép trên khoảng 30 quyn vở giấy học sinh loại 48 trang (giấy kẻ ngang khổ 15 x 22 cm). Những bộ bn thảo "gốc" này giao cho người thân của Cụ cất giữ. Sau dó, cuối năm 1937 trên một mặt báo Tiếng Dân (số phụ trương Chủ nhật), cụ Huỳnh Thúc Kháng đã có bài gii thiệu, "quảng cáo" v bộ sách này: "... trước hết viết mấy li tỏ cùng đồng bào ta, biết nhà Hán học ta có người học dược thâm thúy, đủ trí thức mà phát triển được những học thuyết của Thánh triết xưa, để cống hiến cho kẻ hậu học, sau xin dăng bài Tựa của người làm bản sách Chu Dịch Quốc văn ấy. Độc giả nếm một miếng cũng đủ biết mùi toàn đỉnh, còn sự ấn hành xin đợi ngày khác". Nhưng rồi bộ sách này cũng không có điều kiện xuất bản khi Cụ Phan còn sống.
Năm 1943, trong Nam, xuất bàn cuốn sách của Phan Văn Hùm nhan đề Vương Dương Minh, người ta đọc thấy, lần đầu tiên có trích dẫn một số đoạn của bộ Quốc văn Chu Dịch diễn giải. Có chỗ tác già chép lại cả một mục đề "Vương học Nhật Bán" rút từ bộ sách trên đthuyết minh cho luận điểm của mình. Không rõ Phan Văn Hùm có gimột "bn tho gốc" nào của bộ Quốc văn Chu Dịch diễn giải và đến nay bản ấy có còn nữa không?
Nhưng toàn văn bản tho của bộ sách này thì mãi đến năm 1967, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Phan Bội Châu, chúng tôi mi phát hiện được một phần: 16 tập trong tổng số 30 tập tại kho lưu trữ tư liệu của Ti Văn hóa Nghệ An. Hồi đó, chúng tôi đã "thông báo" trên báo Nhân Dân số ra ngày 29 - 12 - 1967. Sau đó tìm hiểu kĩ thì biết xuất xứ của bộ bản thảo gốc này là do ông Nguyễn Văn m (thường gọi là Thầy Êm) là người cháu gọi Cụ Phan bng cậu, nguyên là học trò của Cụ những năm 1934 - 1938 tại Bên Ngự, được Cụ giao cho cất giữ một trong ba bộ "bản thảo gc". Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, ông Nguyễn Văn Yêm đã đem tặng lại cơ quan văn hóa của tỉnh Nghệ An cùng vái một số tác phẩm khác của Phan Bội Châu. Nhưng qua thời gian, bộ bản thào này đã bị thất lạc mất một số.
Đồng thi vi sự phát hiện trên ờ Nghệ An thì tại Huế, trong cuộc triển lãm các hiện vật và tác phẩm cùa Phan Bội Châu nhân kì niệm 100 năm ngày sinh của Cụ được tố chc tại Viện Đại bọc Huê cuối năm 1967, gia đình ông Tông Châu Phu (ở tòa Khâm thiên giám - Thành Nội – Huế) cũng gửi đến Ban Tổ chức Triển làm một tập "bn tho" Chu Dich được sao chép lại rất cống phu, trang trọng từ một bản tho gc do gia đình ông Phan Nghi Đệ (con trai của Cụ Phan sống Huế) cho mượn. Tập sách này chép tay chữ rất đẹp trên khổ giấy đôi, đóng bìa cứng, mạ vàng, dựng trong một hộp gỗ, rất hấp dn mọi người. Ít lâu sau, năm 1969, Nhà sách Khai Trí ở Sài Gòn dã sử dụng chính bản chép tay này của ông Tng Châu Phu đ xuất bản thành 2 tập sách dày 1.224 trang khổ 14 x 20 cm lấy nhan đề làChu Dịch và không ghi xuất xứ văn bn. Như vậy là đến năm 1969, đông đảo bạn đọc mi được tiếp xúc với bộ sách quý này. Nhưng nội dung tác phẩm này vẫn còn bị thiếu mất 4 chương, mà theo chúng tôi đến nay, cũng thật khó lòng "bổ khuyết" nếu chúng ta không tìm thấy một "bán tho gc" đầy đủ hơn. Còn bàn thảo ở gia đình ông Phan Nghi Đệ đến nay cùng thất lạc mất rồi. Dù sao thì bản của Khai Trí vẫn là bản tương đối đy đủ nhất. Đi chiếu với "bản thảo gốc" Nghệ An (phần còn lại) không có gì sai biệt đáng kể.
Nhân dây cùng xin ghi nhận tm lòng trân trọng đi vi các trước tác của Phan Bội Châu của ông Tống Châu Phu cũng như hảo ý của Nhà sách Khai Trí trước đây.
CHƯƠNG THÂU

PHÁT ĐOAN TỪ

Triết học Đông Phương xưa nay có ba nhà:
Một là: Phật học.
Hai là: Dịch hc.
Ba là: Lão học.
Nhưng Phật học thi lí tưng quá cao, mà quy kết về xut thế.
Lão học thi vẫn một nhà nhập thế, nhưng quá trọng về dường thuật sô mà cũng không ththông dụng được ở nhân gian.
Chúng ta tham khảo chiết trung ở trong các nhà triết học Đông phương, vừa tinh vi, vừa thiết thực, vừa thấu lí vừa thích dụng, thời chng gì bằng Dịch học.
Lòng ưu thì mẫn thế gốc một tấm lòng từ bi thời Dịch chẳng khác gì Phật, tùy thì thức thế đủ trăm đường biến hóa, thời Dịch có lẽ hay hơn Lão.
Thầy Thiệu Khang Tiết có nói rằng: ‘Trương Tử Phòng đắc Lão chi dụng, Mạnh Kha đắc Dịch chi dụng”.
Nghĩa là: Ông Trương Tử Phòng thời được cái đại dụng của Lão; thầy Mạnh Kha thời được cái đại dụng của Dịch.
Thầy Lục Tượng Sơn, thầy Vương Dương Minh thời đă tinh thông Dịch học, mà học thuyết lại thường cận tự Phật học. Vậy mối biết rằng: đã nghiên cứu Dịch học, thời Phật học, Lão học, cũng có thể nhất dĩ quán chi.
Gần nay Âu châu triết học thịnh hành, mà học giả nước Đức là ông Uy Lệ Hiên vào xứ Thanh Đảo nước Trung Hoa mi thầy học Dịch, nghiên cứu hơn 20 năm, biên thành bản Đức văn Chu Dịch, đưa vê nước trình vua Đức, được Uy Liêm (Guìllaume II) thưng cho Bác sĩ Học vị.
Bây giờ nhà Văn học Đại học nước Đức lấy sách ấy làm một bản chuyên môn giáo khoa.
Thanh niên học giả nước Đức chia làm hai phái:
1. Lão phái;
2.Dịch phái; thảy chú trọng về Đông phương triết học.
Người Tây phương quý trọng triết học Đông phương đến như thế, cớ sao người nước ta sinh ở Đông phương lại dòng dõi con nhà Hán học mà nỡ bỏ Dịch học chang ai nhắc ti.
Phật trong nhà không cầu, đi cầu Thích Ca ngoài đường; trong túi mình có bảo châu mà ngửa tay xin người từ hạt gạo, thế chẳng là sự rất quái gở hay sao?
Bỉ nhân lúc trẻ theo đòi khoa cử, chẳng qua vì tầm chương trích cú, nhân đó mà thiệp liệp Kinh Dịch dược hơn mười năm. Nhưng kể đến nghĩa kín lời sâu, thời chẳng qua một người đứng ngoài ngõ; ơn giời dạy bảo được vào trường trời dạy hơn hai mươi năm, sinh nhai vé bể mặn đồng chua, thầy bạn với non xanh nước biếc, mỗi khi u cư độc xdem mấy pho Nhật vãn Hán dịch ra xem, mới biết một nước phú cường ở Á châu như nước Nhật Bản, mà sách Chu Dịch, Tôn Tử, Quản Tử, tất thảy phiên dịch làm Nhật văn, lại y nguyên văn đặt làm chuyên môn Giáo khoa thư.
Ôi! Trông người lại ngẫm đến ta, trót 4.000 năm mà bản sách Chu Dịch chỉ là một bản sách làm ơn cho bọn thầy mù gỡ gạo và mấy chú văn sĩ mướn đ chiếm áo mũ cân đai mà thôi, óc tinh vi huyn bí của bốn vị Thánh: Hi, Văn, Chu, Khống văn cứu thì thiệp thế hơn 2.000 năm, chúng ta vẫn có trong nhà, mà xem bng tờ giấy loại. Thế chang dáng tiếc lắm hay sao?
Bỉ nhân kể về Dịch học chảng khác gì vỏ nghêu lường bể, trong ống dòm trời mà dám nói phát minh Dịch lí đâu. Chỉ vi nhất phiến khổ tâm, đau nỗi thiên thu tuyệt học. Ví như đăn, thức uống, miệng mình dã biết là ngon, thời chng dám riêng làm mình có. Vậy mi phiên dịch bản sách này, nhan ràng:
QUỐC VÀN CHU DỊCH DIỄN GIẢI
Tri ngã, tội ngã, thời tùy lòng kẻ xem.
Phan Sào Nam

PHÀM LPHÀM LỆ I

Trước phải biết những người nào làm ra Kinh Dịch.
Chú minh: bản sách này trải qua tay bốn vị Đại Thánh làm nên: Phc Hi, Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử.
Lúc đầu tiên đời Thương cổ, chưa có văn tự, dân sinh chưa biết gì là Lợi, Hại, Cát, Hung.
Nhưng người sinh ngày một đông, không thể hỗn độn được mãi, mới có vị Đại Thánh thông minh trí tuệ thứ nhất là Phục Hi.
Trên xem văn trời, dưi xét lí đất, giữa khảo sát tình trạng vạn vật, mối nghĩ cách mở mang dân trí, để tăng tấn văn minh cho loài người. Bắt đầu chế ra Văn tự, đặt ra sáu phép viết, mới vạch ra tám quẻ, lại mỗi quẻ gia thêm một tám, tám lần tám là thành ra sáu mươi tư quẻ. Lúc ấy sáu mươi tư quẻ, thành sáu mươi tư dạng chữ.
Lệ như: Ba nét ngang liền là quẻ Càn, tức là chữ Thiên; sáu nét ngang đứt là quẻ Khôn tức là chủ Địa, v.v...
Đến đời Trung cổ, thánh Văn Vương biết được thâm ý của thánh Phục Hi là cốt lấy sáu mươi tư quẻ ấy đổ khai vật thành vụ, nghĩa là: m trí khôn người, làm nên việc đời.
Nhưng sợ chỉ có quẻ mà thôi, thời chác người đời không hiểu, nên Ngài mới làm thêm lời Soán vào dưới sáu mươi tư quẻ.
Đến con Ngài là thánh Chu Công, lại làm Hào từ đặt vào dưi ba trăm tám mươi tư hào.
Lúc bấy gi, bản sách Chu Dịch mối thành một bản sách có văn từ, có nghĩa lí.
Nhưng mà văn từ quá giản áo, ý nghĩa quá tinh thâm, học giả ít kẻ thông hiểu. Vậy nên đức Khổng Tử lại thể ý tùy thì lập giáo của ba Thánh trước mà làm thêm bản Thập Dực.
Dực, nghĩa là cánh con chim. Mà đức Khổng thích nghĩa Kinh Dịch nghĩ rằng: nguyên sách của ba Thánh trước, là đủ hình con chim rồi, bây giờ chỉ tổ chức thêm cho thành lông cánh, thời mới gọi là hoàn toàn. Vì vậy nên gọi bằng sách Dực.
Bản y gồm mười truyện:
1.    VĂN NGÔN
2.    SOÁN TRUYỆN
3.    ĐẠI TƯỢNG TRUYỆN
4.    TIỂU TƯỢNG TRUYỆN
5.    HỆ T THƯỢNG TRUYỆN
6.    HỆ TỪ HẠ TRUYỆN
7.    THUYẾT QUÁI TRUYỆN
8.    Tự QUÁI TRUYỆN
9.    TẠP QUÁI TRUYỆN
Tư quái truyện lại chia làm Thượng truyện, Hạ truyện gồm thành mưòi truyện.
Đó là kể những người đã làm Dịch xong rồi.

PHÀM LỆ II

Phải biết nghĩa tên Kinh vi sao mà đặt bằng tiếng Dịch. Dịch là nghĩa làm sao?
Nghĩa chữ Dịch cốt ở tinh thần. Trong chữ Dịch bao hàm ba ý nghĩa: bất dich, giao dch, biến dịch.
Bất dịch, nghĩa là chng thay đổi. trong tri đất, kể dọc là thì gian, kể ngang là không gian. Hễ đã có một vật gì, tất nhiên có một cái chất cđịnh của vật ấy, có một việc gì, tất nhiên có một lí nhất định của việc ấy.
Lệ như: Càn, là thiên, thiên là trời, trài thời bao gicũng khinh thanh tại thượng. Khôn là địa, địa là đất, đất thời bao giờ cũng trọng trọc tại hạ
Lại như: Khảm là thủy, thủy là nưốc, nước thời bao giò cũng có chất trôi chảy.
Li là hỏa, hoả là la, lửa bao gi củng có tia sáng chói, v.v...
Vậy nên ở trong Kinh Dịch dã Càn, thời nhất định là ba nét dương, đã Khôn, thi nhất định là ba nét âm; đó là nghĩa bất dịch.
Nhưng chân lí trong Vù trự; cái bất dịch y, chỉ được một phương diện. Sách Dịch là bao bọc cả sự lí, thiên địa, vạn vật, không thể chỉ nói bất dịch mà thôi; nên lại phải có hai nghĩa nữa: giao dịch và biến dịch.
Giao dịch, nghĩa là trao đổi vớinhau, trong vạn sự, vạn vật. Bất dịch là nguyên thể; giao dịch là ứng dụng.
Lệ như: âm điện giao hoán với dương điện, mà sinh điện khí tác dụng; nam tinh giao hoán với nữ tinh mà thành dược nhân loại sanh dục. Lí ấy ở trong Dịch học lại càng rõ rệt lắm.
Tức là ba nét dương quẻ Càn giao dịch với Khôn, thành Chấn, Khảm, Cấn. Ba nét âm quẻ Khôn giao dịch với Càn thành Tốn, Li, Đoài.
Sự vật ở trong thiên địa cổ kim, muôn xét cho cùng nguyên cực ủy, tự thuỷ chí chung, thời chỉ một phần giao dịch cũng chưa hết dược chân lí tác dụng. Nên phải có một nghĩa nữa là biến dịch.
Biến dịch, nghĩa là biến hóa, thay đi. Sự vật gì theo về phần nguyên chất, hoặc phần thiên nhiên thời vằn bất dịch và giao dịch. Nhưng đã trải qua khi giao hoán tác dụng rồi, thời tức có biến dịch.
Lệ như: gang, chì vẫn là giống cố thể, mà bỏ vào lò lửa nấu, thời chảy ra nước, hoá thành lưu chất; tằm vẫn là giống nấp, nhưng khi đã vào kén làm nhộng, hóa ra bưm, thời thành ging bay.
Nghiên cứu Dịch học, thi cốt yếu nhất là nghĩa biến dịch.
Tức như: Dương hào biên ra được Âm hào, quẻ Càn biến ra được quẻ Khôn; toàn một bộ sách, không một vạch .nào mà chẳng biến dịch được, ấy là nghĩa rất tinh thông trong Kinh Dịch đó vậy.
Thầy Trình có câu nói rằng: Dch chi vi thư, tùy thì biến dịch, dĩ tùng đạo đả.
Nghĩa là: Dịch sở dĩ thành sách ra đó chỉ là cốt theo thì biến đổi cho đúng với đạo mà thôi. Câu nói ấy, chính là lấy nghĩa biên dịch thích chữ Dịch.
Bàn tóm lại, đủ ba nghĩa như trên ấy, mi hết được nghĩa chữ Dịch, mà ba chữ nghĩa ấy, lại tiếp tục tuần hoàn đẻ ra nhau.
Lệ như: Nguyên chất một người con trai hoặc một người con gái, thời trai nhất định là Dương, gái nhất định là Âm, thế là bất dịch. Đến khi trai gái giao hợp với nhau mà sinh ra trai hoặc gái, thô là nhân giao dịch mà thành biến dịch. Nhưng đã biến dịch rồi, thi trai y nhiên nhất định trai, gái y nhiên nhất định gái. Thế lại là biên dịch mà hoàn lại bất dịch.
Lại như: con tằm hoá ra bưm. Thế là biến dịch, mà đến khi bướm đẻ ra trứng, trứng nở ra tàm. Thế là do biên dịch, mà hoàn lại bất dịch.
Những nghĩa lệ như thế, ở trong Dịch chảng bao gi cùng.
Tức như: ba nét dương quẻ Càn vẫn là ba nét dương; nhưng vì mướn một nét đầu đổi cho Khôn, thành ra Chấn.
Mướn một nét gia đổi cho Khôn thành ra Khảm.
Mướn một nét cuối đôi cho Khôn thành ra cấn.
Đến khi dã biên hết ba nét rồi, thời quẻ Càn thành quẻ Khôn. Khi đã biến ra Khôn rồi, thì Khôn thành bất dịch.
Giải nghĩa chữ Dịch như thế cũng lược lược hiểu qua. Muôn tinh tường sáng suôt; thì phải xem ở Kinh văn.

PHÀM LỆ III

Hễ học Dịch tất phải biết chThi (Thời)
Nghĩa chữ Dịch, ct yếu nhất là biến dịch, mà cũng quy kết ở biến dịch.
Nhân vì Thì có biến dịch, ncn Dịch lí cũng phải có biến dịch.
Xưa nay trong Vũ trụ, không gian vẫn không biến dịch, mà thì gian vẫn thường thường biến dịch; một ngày một đêm hai mươi bốn tiêng đồng hồ cho dến một tháng, một năm, một thế kỉ, một vũ trụ, biến hóa thay đổi chẳng chổc phút nào dừng, thì gian hay biến dịch như thế; nên không gian cũng thường thường theo thi gian mà biến dịch.
Lệ như: Thì gian do Đông mà biến ra Xuân, thời không gian thường thấy biến nhiều gió hòa mưa ngọt; thì gian do Hạ mà biến ra Thu, thời không gian thường thấy nhiều mù đen mây trắng; đêm biến ra ngày, thời khống gian thường sáng; ngày biến ra đêm, thời không gian thường tối. Về phần thiên nhiên dành như thê, thời phần nhân sự cũng phải thế.
Thánh nhân làm sách Dịch dạy người, cốt nhất là tùy thì biến dịch. Vì nghĩa biến dịch, nên người học Dịch phải tinh nghĩa chữ Thì.
Biến dịch mà cho đúng vối thì, chính là tinh lí của Kinh Dịch.
Đổi cũ mà thay ra mới, phá hoại cái hiện tại mà kiến thiết cái tương lai, nhất thiết nhân sự vô luận hạng người nào,việc nào cũng chỉ đúng thì mà làm thời hay, chưa đúng thì mà làm thời dở. Trong Kinh Dịch, hễ mỗi một quẻ, tất có thì của quẻ ấy. Công dụng quẻ nào, chỉ làm cho đúng thì của quẻ ấy.
Thầy Thiệu Khang Tiết có nói rằng: Chu Dịch nhất bộ, khả nhất ngôn dĩ tế chi, viết Thì, nghĩa là: toàn bộ Dịch chỉ một chữ mà trùm bọc hết, là chữ Thì. Vậy chúng ta học Dịch, tất phải hiểu thấu nghĩa chữ Thì.
Thì, nghĩa là buổi. 14 như: buổi trưa thi ăn cơm, buổi đêm thài vào nghỉ.
Thi, nghĩa là mùa. Lộ như: mùa Hạ phải mặc áo cát, mùa Đông mặc áo cầu.
Thì, nghĩa là giờ. Lệ như: giờ sáng phải mở cửa, giờ tôl phải thắp đèn, v.v...
Đoạn này chảng qua nói đại lưực mà thôi, còn nói kĩ, thời xem ỏ Kinh văn.

PHÀM LỆ IV

Học Dịch tất cần phải biết Dịch số. Toàn bộ Dịch là một bộ sách số học.
Nguyên lúc đầu thánh Phục Hi vạch ra tám quẻ, là bắt chước ở Hà Đồ.
Hà Đồ chỉ là một bức sốhọc, tổng cộng 55 điểm, bày thành s Cơ, Ngẫu, Âm, Dương. Cơ là s lẻ thuộc về Dương số. Ngẫu là schẵn thuộc về Âm số. Vậy nên trong đồ, các khuyên trắng là thuộc về s Cơ, cũng là Dương s; các khuyên den là thuộc về s Ngẫu, củng là Âm s.
Bây giờ ta hãy theo tượng trong đồ mà xét cho ra nguyên lí của Vũ trụ.
Nguyên lúc đầu chưa có Trái đất, thời chỉ có không khí gia không gian. y tức là Thiên, mà chúng ta gọi bằng trời. Nhưng ở trong không khí mà gọi bằng trời dó, hàm súc có hai khí:
Giả thiết ra danh từ mà gọi, thời bằng nhất Âm, nhất Dương. Am, Dương kết hợp với nhau mơi ngưng tụ thành hình mà có Trái đất, ấy tức là Địa, mà chúng ta gọi bằng dất. Đã có Trái đất, tức khắc đồng thì ở trong khoảng trời đt có luôn Tứ tượng (Thủy, Hòa, Mộc, Kim) cũng gọi bằng Thái dương, Thiếu âm, Thiếu dương, Thái âm. Vậy nên Đức Khổng nói rằng: ‘Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái'.
Thánh Phục Hi s dĩ vạch Bát quái, chỉ nhân lí số ấy mà vạch ra. Vậy nên chúng ta muốn hiểu được nguyên lí của Bát quái, trước phải tham khảo ờ số Hà Đồ.
Xin kê rõ như sau này:
Phương vị Hà Đồ bày làm năm bộ: Bắc, Nam, Đông, Tây, Trung.
Phương vị phía Bắc là: nhất lục thủy. Vì lúc đầu trong trời đất có: Thủy trước hết, nên lấy số thứ nhất làm sô Thiên sinh Thủy.
Khi đă có Thủy rồi, thời bao nhiêu nhiệt chất trong địa cầu cũng đồng thì phát hiện, tức là Hỏa. Vậy nên trong đồ số vị phía Nam là: nhị thát hỏa.
Đã có Thủy, Hỏa ri, thi đồng thì cũng có Mộc, tức là loại thực vật sinh ở trên địa cầu. Vậy nên trong đồ sô" vị phía Đông là: tam bát mộc.