PHƠI SẤY CÂY THUỐC
1. Những yếu tố làm ảnh hưởng tới việc phơi sấy.
- Tính chất của dược liệu: Những dược liệu thường khác nhau về lượng nước, lượng hoạt chất trong lá, rễ, củ... vì vậy phai có cách phơi sấy cụ thê cho phù hợp với từng loại.
- Độ ẩm của không khí: Tốt nhất là nên phơi sấy cây thuốc trong điều kiện nắng ráo vừa phải, không khí hanh quá nhùng cũng không ẩm ướt quá.
- Nhiệt độ tự nhiên: nhiệt độ phơi sấy tốt nhất là 50-60°C. Không nên dùng nhiệt độ quá cao đê sấy khi dược liệu còn tươi vì như vậy bên trong dược liệu chưa kịp khô để lâu sẽ gây mốc, thối.
2. Các phương pháp phơi sấy cây thuốc.
- Phương pháp phơi nắng là phương pháp phổ biên nhất hiện nay vì nó vừa rẻ tiền, vừa áp dụng được với một số lượng cây lớn. Cách này thường dùng cho những cây lấy rê hoặc lấy thân.
- Phương pháp bốc hơi: Đây là phương pháp áp dụng với những loại cây chỉ cần nhờ nhiệt độ và sự thoáng khí đê bốc hơi và khô dần như cây bạc hà, hương nhu, ngải cứu...
- Phương pháp lò sấy: phương pháp này dùng trong trường hợp sau khi thu hoạch gặp phải thời tiết ẩm hoặc trời mưa. Sau đây là một mô hình lò sấy bằng gạch.
Nguyên liệu xây lò gồm khoảng 1000 viên gạch, 1 tấm tôn lớn, gỗ ván, tôn (hoặc sắt tây, lưới B40...) xi măng, vôi, cát...
Lò sấy được thiết kê là một khối hình hộp. Tường lò xây 2 lần gạch, mỗi lần cách nhau 5cm. ở giữa 2 lớp tường đổ cát hoặc than cách nhiệt sao cho độ dày của tường là 30cm. Một thùng hình hộp cao 1 - 1,5 m và rộng 0,8 - 1m. Cửa lò cao 60cm, rộng 40cm và dày 30cm. Đáy lò phải lót một tấm kim loại để ngăn bụi than và cung cấp nhiệt. Sau lò bố trí một lỗ cung cấp nhiệt. Trong lò bắc 2-3 giàn sấy, mỗi giàn cách nhau 39 - 40cm đê dựng những khay sấy thuốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét