Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHÚ Ý KHI TRỒNG CÂY THUỐC

NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHÚ Ý KHI TRỒNG CÂY THUỐC

1. Khí hậu:

Để cây thuốc phát triển tốt cần có đủ 3 yêu tố:

- Ánh sáng:

Đây là một điều kiện rất quan trọng vì ánh sáng giúp cho quá trình quang hợp của cây diễn ra và tạo ra chất hữu cơ đế nuôi cây. Cây thuốc cũng cần ánh sáng nhưng không cần nhiều bằng những loại cây khác, vì vậy vào mùa hè có nhiều nắng cần phải che bớt cho cây.

- Nhiêt độ của đất:

Cây thuốc ưa nhiệt mát, ôn đới nên các cây thuốc thường được gieo vào vụ đông xuân. Mùa hè, nhiệt độ không khí cao làm cho nhiệt độ của đất tăng lên không nên gieo trồng cây vào mùa hè.

- Lượng mưa:

Lượng mùa cần thiết cho cây thuốc phát triển là 2000 mm/năm. Nêu lượng mưa quá cao sẽ làm cho sâu phát sinh, cây bị thối rữa còn lượng mùa quá ít sẽ làm quá trình nảy mầm và phát triển của cây bị ảnh hưởng.

2. Thời vụ gieo trồng:

Cần chọn thời vụ vào thời điểm thời tiết mát mẻ, đất ẩm.

3. Cây giống:

Hiện nay có 2 cách nhân giống cây thuốc là nhân giông vô tính và nhân giống hữu tính.
- Nhân giống hữu tính: thường dùng hạt để giao thu cây con. Cách này có thê được áp dụng vối những cày như ích mẫu, huyền sâm, ngưu tất... Cách này có ưu điểm là chỉ cần trồng 1 năm như cây giống cũng có đủ hạt giống cho cả vụ sau.
Khi thực hiện phương pháp này cần chú ý:
+ Hạt của vụ trước phải gieo ngay vào vụ sau để đảm bảo chất lượng và tỉ lệ nảy mầm của hạt.
+ Không nên phơi hạt giống dưới ánh nắng gắt mà chỉ phơi hạt cìưối ánh nắng yếu để hạt khô dần. Nêu phơi hạt ở nơi nắng gắt sẽ làm chết mầm trong hạt do nhiệt độ quá cao.
- Nhân giống vô tính: Phương pháp này được thực hiện bàng cách dùng thân ngầm, cành, củ, rễ của toàn thân cây thuốc dế nhân giống. Cách này cho kết quả nhanh và có thời gian thu hoạch sớm nhưng nếu đất đai không phù hợp, chăm sóc không tốt thì giống sẽ bị thoái hoá. Khi nhân giống vô tính tốt nhất là cần có thời kỳ phục tráng giống để giữ được phẩm chất tốt. cho cây.

4. Đất đai, Phân bón:

Đất trồng cây tốt nhất, là đất tơi, xốp và có nhiều mùn - đặc biệt là đất phù sa.
Ruộng trồng thuốc cần khoảng 10 - 20 tấn phân chuồng/1 ha. Ngoài ra tuỳ từng giống cây có thế bón thêm phân vô cơ cho thích hợp.

5. Chăm sóc cây:

- Xới xáo, làm cỏ cho cây cần thường xuyên xới xáo và làm cỏ đê cây chóng lớn. Tuy nhiên không nên xới sâu quá vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến rễ của cây.
Vun gốc: Vun gốc giúp cho cây vững vàng, không bị long gốc hoặc nghiêng ngả khi có gió. Khi vun gốc cho cây cần lưu ý:
+ Với những cây cho củ như huyền sâm, ngưu tất... phái vun cẩn thận đê tránh làm xây xước lên củ.
+ Những cây lấy lá, hoa, quả... cần xối sâu để rễ cắm chặt xuống đất và vun gốc cho cây mọc vững.
+ Khi tán cây phủ kín mặt luống thì không vun gốc và xáo xới.
- Tỉa cây, giặm cây: Trong một vụ chỉ tỉa hoặc giặm cây 2 - 3 lần, trong đó tỉa cây thường áp dụng cho những cây gieo hạt còn giặm cây dùng vói những cây trồng bằng cành, thân, củ...
Bón thúc cho cây: Thích họp nhất cho các loại thuốc là phân chuồng vì trong phân có đủ các thành phẩn chất bô cho cây. Khi bón cần pha loãng phân với nừốc. Vối phân vô cơ thì bón thúc cho cây như sau:
+ Cây lấy cành, lá nên bón phân đạm.
+ Cây lấy rễ, củ lá nên bón ka li loãng.
+ Cây dùng làm giống nên bón phân lân.
- Tươi tiêu nước:
Ruộng trồng cây thuốc phải có hệ thống tưới tiêu nước tốt và chủ động. Tốt nhất là nên đánh luống trồng cây cho cao, tơi xốp. Nhưng cây đang trong giai đoạn ươm cần lượng nước cao hơn những cây khác, vì vậy tưới cây ngày một lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát đê giữ ẩm cho cây. Đôi với cây cho củ thì phương pháp giữ ẩm là cho nước ngập 2/3 luống sau đó tháo hêt nước.
- Bấm hoa tỉa cành: cách này thường áp đụng vối những cây cho củ để tập trung nhiều chất dinh dưỡng nuôi củ.

6. Phòng trừ sâubệnh:

Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh gồm: làm đất kỹ, xử lý giống bằng nước nóng có thể loại trừ nấm bệnh, dùng thuốc hoá học. Khi dùng thuốc hoá học phải lưu ý tới tác dụng của thuốc đối vối cây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét