Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

SÀI HỒ BẮC-Công dụng cách dùng

SÀI HỒ BẮC



Tên khoa học: 

Bupleurum chinense DC.; Họ Hoa tán (Apiaceae).

Tên đồng nghĩa: 

Bupleurum chinenseFranchet (1883), not de Candolle (1830); B. chinense de Candolle f. vanheurckii (Müller Argoviensis) R. H. Shan & Yin Li; B. falcatum Linnaeus f. ensifoliumH. Wolff; B. togasii Kitagawa; B. vanheurckii Müller Argoviensis.

Tên nước ngoài: 

Hare's ear, Chinese thoroughwax (Anh).

Đặc điểm thực vật (Mô tả):

Cây thảo, sống nhiều năm, cao 40 - 80 cm. Rễ nhỏ, gầy, hình trụ, ít phân nhánh. Thân mọc đứng, mảnh, đôi khi phân cành, hình chữ chi, nhẵn và có màu lục vàng nhạt. Lá mọc so le, không cuống, hình mác thuôn, dài 3 - 9 cm, rộng 0,6 - 1,2 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, mép nguyên có đường gân men, lá phía dưới có cuống ngắn, lá phía trên không cuống; cuống lá có bẹ.
Cụm hoa lá tán kép mọc ở kẽ lá và đầu cành, gồm 3 - 8 tán đơn không bằng nhau; lá bắc hình mác; hoa màu vàng.
Quả hình trứng, dẹt bên, có ngấn dọc.
Mùa hoa quả ; tháng 7-10.

Phân bố, sinh thái:

BupleummL. là chi tương đối lớn, gồm khoảng 100 loài, phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm và cận nhiệt đới Bắc bán cầu; nhưng ở châu Mỹ và châu Phi, mỗi nơi chỉ có 1 loài.
Sài hồ bắc có nguồn gốc ở Nhật Bản và Trung Quốc. Hiện nay, hai nước này cũng là nơi trồng nhiều sài hồ bắc nhất. Năm 1994, Viện Dược liệu nhập hạt giống sài hồ bắc của Nhật Bản đã trồng thử ở Trại thuốc Sa Pa và Tam Đảo. Cây sinh trưởng, phát triển tương đối tốt. Tuy nhiên, về chiều cao, cây trồng ở Tam Đảo thấp hơn ở Sa Pa. Cây trồng ỏ Sa Pa đã cho thu hoạch hạt giống và dược liệu.
Sài hồ bắc ưa khí hậu ẩm mát của vùng ôn đới ấm, nhiệt độ trung bình năm từ 13 đến 18°C, về mùa đông, thường có tuyết hoặc băng giá. Cây trồng sinh trưởng mạnh vào mùa xuân - hè và có hoa quả vào mùa thu. Quả già tự mở, hạt rơi vãi trên mặt đất, tồn tại qua mùa đông lạnh và sẽ nảy mầm vào mùa xuân năm sau.

Bộ phận dùng:

Rễ đã được phơi hoặc sấy khô (Radix  Bupleuri).
Bupleurum chinense DC. và B. scorzoneraefolium (Willd.) Ledeb. đều là đồng nghĩa của B. falcatum L. var. scorzoneraefolium (Willd.) Ledeb. (WHO monographs on selected medicinal plants Vol. 1,1999).
Các loài B. falcatum L. và B. marginatumWall, ex DC. cũng được dùng làm thuốc (W. Tang và cs., 1992).

Thành phần hóa học:

Sài hồ bắc chứa các hợp chất thuộc nhiều nhóm thành phần hóa học như saikosaponin, tinh dầu, flavonoid.
Hàm lượng saponin trong rễ là 1,69%, thân và lá : 0,29%. Hàm lượng này cao hay thấp tùy theo kích thước của rễ, cụ thể là 1,24%, 3,18% và 4,86% với các đường kính theo thứ tự 9,5 ; 5,4 và 2,7 mm. Các khảo sát về giải phẫu học cho thấy saponin có trong vỏ rễ mà không phải ở phần gỗ.
Phần trên mặt đất chứa 3 - O - (α - L - arabinopyranosyl (1->3)-0-β-D- glucuropyranosyl) - oleanolic acid β- D - glucopyranosyl ester. (W. Tang và cs, 1992).
Thành phần tinh dầu sài hồ bắc gồm acid pentanoic, acid hexanoic, acid heptanoic, acid 2- heptenoic, acid octanoic, acid octenoic, acid nonanoic, acid 2-nonenoic, phenol, cresol, ethylphenoL, thymol, eugenol, O - methoxyphenol, γ - heptalacton, γ - octalacton, γ - decalacton, y - undecalacton, vanilin acetat, acid valeric và p - methoxyacetophenon.
Hàm lượng tinh dầu là 0,16% trong rễ và 0,05% trong thân.
Lá có nhiều flavonoid : kaempferitrin (kaempferol - 3,7 – dirhamnosid) và kaempferol - 7 - rhamnosid. (W. Tang và cs, 1992).
Sài hồ B. falcatum chứa trong rễ nhiều saponin và sapogenin triterpen (nhóm olean) : saikogenin A, saikogenin B, saikogenin c, saikogenin D, saikogenin E, saikogenin F, saikogenin G, saikosaponin A, saikosaponin B1 - B4, saikosaponin C, saikosaponin D, saikosaponin E và saikosaponin F.
Hàm lượng saponin trong rễ sài hồ không được dưới 1,5%.
Rễ sài hồ chứa 2 polysaccharid có hoạt tính sinh học là các bupleuran 2II b và 2II c.
Ngoài ra, rễ sài hồ còn có α - spinasterol cùng với β - D - glucopyranosid của α - spinasterol.
Theo Morita Makoto và cs, 1991, rễ có 3 polyacetylen là các sarkodiyn A - C cùng với 2Z -9Z - pentadecodien 4,5 - diyn - 1 - ol.
Theo Yamada Akishữo và cs, 1990, polvsaccharid của sài hồ Bupleurum falcatum gồm rhamnose, arabinose, xylose, . galactose, glucose, acid galacturonic...
Theo quy định của Dược điển Trung Quốc (bản in tiếng Anh) 1997, hàm lượng chất chiết của sài hồ bắc tan trong cồn (chiết nóng) là 11%.
Theo cuốn "WHO monographs on selected medicinal plants, 1999", hàm lượng các chất tồn dư thuốc trừ sâu aldrin và dieldrin không được vượt quá 0,05 mg/kg, hàm lượng chì và cadmi không được quá theo thứ tự 10 và 0,3 mg/kg. Tài liệu này còn quy định tồn dư các thuốc phóng xạ : stronti - 90, iod 131, caesi 134, caesii 137, plutoni 239.

Tác dụng dược lý:

- Hoạt tính hạ sốt và giảm đau. 

Một số nghiên cứu in vivo đã xác nhận hoạt tính hạ sốt của rễ sài hồ bắc trong điều trị sốt gây thực nghiệm ở động vật. Cho thỏ đã được gây sốt thực nghiệm uống sài hồ bắc (5g/kg) dạng nước sắc, thân nhiệt thỏ giảm xuống mức bình thường trong vòng 1,5 giờ. Tiêm dưới da cao cồn - nước rễ sài hồ (2,2 ml/kg; l,lg dược liệu/ml) làm hạ sốt ở thỏ được tiêm Escherichia coli.
Cho chuột cống trắng uống saikosaponin làm hạ sốt. Tiêm trong phúc mạc tinh dầu (300 mg/kg), saponin (380 và 635 mg/kg), hoặc α - spinasterol từ rễ sài hồ làm hạ sốt ở chuột nhắt trắng được gây sốt bằng tiêm men bia. Cho chuột nhắt uống 200 - 800 mg/kg phân đoạn saponin thô gây tác dụng an thần, giảm đau và hạ sốt, mà không có tác dụng chống co giật hoặc giảm trương lực cơ. Saikosaponin được coi là thành phần có hoạt tính hạ sốt chủ yếu trong rễ sài hồ bắc.
Hoạt tính giảm đau của cao sài hồ bắc cũng được xác minh trong những nghiên cứu in vivo. Tiêm cao thô sài hồ bắc hoặc sapogenin A tinh chế gây ức chế cơn quặn đau do tiêm phúc mạc dung dịch acid acetic cho chuột nhắt trắng. Saikosaponin là thành phần có hoạt tính giảm đau. Tiêm phúc mạc cho chuột nhắt phân đoạn saponin toàn phần gây giảm đau rõ rệt trên đau do sốc điện. Saikosaponin cho chuột uống cũng có tác dụng giảm đau. Saponin thô có tác dụng giảm ho mạnh với ED50 là 9,1 mg/kg tiêm phúc mạc cho chuột lang.

- Hoạt tính an thần. 

Những nghiên cứu in vivo cũng đã xác nhận tác dụng an thần của rễ sài hồ bắc. Cả phân đoạn saikosaponin thô và saikogenin A đều có tác dụng an thần rõ rệt. Nghiên cứu in vivo dùng thử nghiệm chuột leo que chứng minh tác dụng an thần của saikosaponin (200 - 800mg/kg) ở chuột nhắt trắng giống như của meprobamat (100mg/kg). Cho uống saikosid hoặc saikosaponin A từ sài hồ bắc cũng kéo dài giấc ngủ gây bởi cvclobarbital natri. Tiêm phúc mạc saikogenin A ức chế sự leo que ở chuột nhắt trắng và đối kháng với tác dụng kích thích của metamphetainin và cafe in.

- Hoạt tính chống viêm. 

Tiêm phúc mạc phân đoạn saponin, tinh dầu hoặc cao thô từ sài hồ bắc ức chế phù bàn chân chuột gây bởi caragenin. Saikosaponin là hoạt chất chống viêm. Cho uống saikosaponin thô (2g/kg) ức chế phù bàn chân chuột gây bởi dextran, serotonin, hoặc dầu ba đậu. Hoạt lực chống viêm của saikosaponin tương tự như của prednisolon. Trong tinh dầu của sài hồ bắc có các hoạt chất hạ sốt là eugenol, acid hexanoic, γ - undecalacton, và p- methoxyacetophenon; các hoạt chất chống viêm là acid valeric, acid 2-nonenoic và p- methoxyacetophenon.
α - Spinasterol phân lập từ sài hồ bắc ức chế phù bàn chân chuột gây bởi caragenin ở chuột cống và nhắt trắng nguyên vẹn và cắt bỏ tuyến thượng thận, và cũng ức chế phù chân chuột do bỏng và sự tăng sinh mô hạt trong túi u hạt gây bởi dầu ba đậu ở chuột cống trắng. Cơ chế chống viêm của α - spinasterol phức tạp. Tác dụng ức chế rõ rệt trên sự tổng hợp hoặc giải phóng PGE và bradvkinin, ức chế tác dụng gây viêm của PGE, bradykidin, histamin, serotonin, và ức chế sự di cư của bạch cầu. Những tác dụng này không do kích thích trục tuyến yên - tuyến thượng thận; tuy vậy, trọng lượng tuyến thượng thận tăng lên có ý nghĩa bởi tiêm phúc mạc α - spinasterol 48 mg/kg ngày một lần trong 7 ngày.

- Hoạt tính điều hòa miễn dịch. 

Nghiên cứu in vivo chứng minh cao chiết với nước nóng từ rễ sài hồ bắc làm tăng đáp ứng kháng thể và ức chế sự biến đổi của tế bào lympho gây bởi chất tạo phân bào. Một polysacharid, bupleuraii 2IIb phân lập từ rễ sài hồ bắc, làm tăng mạnh sự gắn của phức hợp miễn dịch vào đại thực bào. Hoạt tính của polysacliarid này có vẻ do khả năng làm tăng chức năng của thụ thể Fc ở đại thực bào. Nghiên cứu này cho thấy sự gắn của phức hợp glucose oxydase - kháng glucose oxydase (một mô hình của phức hợp miễn dịch) vào đại thực bào phúc mạc chuột được kích thích bởi việc điều trị với polysacharid. Bupleuran 2IIb điều hòa làm tăng sự biểu hiện của các thụ thể FcRI và FcRII trên bề mặt đại thực bào phụ thuộc vào liều, tác dụng điều hòa này phụ thuộc vào sự tăng calci nội bào và sự hoạt hóa cadmodulin.
Saikosaponin D làm tăng sự biểu hiện của thụ thể Fc của đại thực bào phúc mạc chuột gây bởi thioglycolat in vitro. Hoạt tính này do sự chuyển dịch của FcR từ dự trữ bên trong lên bề mặt tế bào. Chất này có khả năng, trong nghiên cứu in vitro, kiểm soát hai chiều đáp ứng phát triển của tế bào lympho T kích thích bởi concanavalin A, và kháng thể đơn dòng vô tính kháng CD3.
Saikosaponin D cũng làm tăng sản sinh interleukin-2 và sự biểu hiện c-fos của thụ thể, cũng như sự phiên mã của gen. Như vậy, saikosaponin D có tác dụng kích thích miễn dịch có thể do làm thay đổi chức năng của tế bào lympho T.

- Hoạt tính chống loét đã được chứng minh in vivo và in vitro. 

Một phân đoạn polysacharid của cao chiết nước nóng rễ sài hồ bắc ức chế có ý nghĩa sự sinh loét bởi acid hydrocloric hoặc ethanol ở chuột nhắt trắng. Phân đoạn polysacharid (BR-2 100 mg/kg) có hoạt tính chống loét mạnh, như sucralfat (100 mg/kg). BR- 2 bảo vệ có ý nghĩa chống nhiều thương tổn dạ dày, loét do stress ngâm nước và loét do thắt môn vị ở chuột nhắt và chuột cống trắng. Cho uống, tiêm phúc mạc hoặc dưới da, BR-2 có tác dụng chống loét dạ dày gây bởi acid hydrocloric hoặc ethanol, như vậy BR-2 tác dụng cả tại chỗ và toàn thân. Cơ chế của tác dụng chống loét có vẻ do tăng cường hàng rào bảo vệ niêm mạc, và do tác dụng kháng tiết acid và pepsin. Saponin có hoạt tính chống loét yếu trên mô hình loét do thắt môn vị.
- Hoạt tính bảo vệ gan. Saponin thô từ sài hồ bắc cho chuột cống trắng uống (500 mg/kg/ngày x 3 ngày), làm bình thường hóa chức năng gan, qua xác định phosphatase kiềm trong huyết thanh chuột gây nhiễm độc gan với carbon tetraclorid. Điều trị chuột cống trắng với saikosaponin 2 giờ trước khi cho D-galactosamin, đã ức chế sự tăng aspartat aminotransferase (AST) và alanin aminotransferase (ALT) trong huyết thanh do tổn thương mô gan.
Trong mô hình gây tổn thương gan cấp tính với carbon tetraclorid trên chuột cống trắng, nhóm chuột điều trị với cao methanol sài hồ bắc (160 mg/kg/ngày x 1,2,3 ngày) hồi phục nhanh hơn, trở về mức bình thường của đường máu và hoạt độ của AST, ALT, phosphatase kiềm và 5'-nucleotidase ở ngày 2 và 3, và của mức glycogen gan, lipid peroxyd tiểu thể gan và hoạt độ của glucose - 6 - phosphatase vào ngày 3. Trong thử nghiệm in vitro, cao methanol ức chế sự peroxy hóa lipid phụ thuộc vào liều. Cao methanol sài hồ bắc làm tăng sự phục hồi tổn thương gan cấp tính gây bởi CCl4 có thể do tác dụng chống oxy hóa. Các saikosaponin A và D có tác dụng trên các enzym gan và làm tăng tác dụng của cortison kích thích tyrosin aminotransferase của gan. Chức năng gan được cải thiện khi dùng lâu dài các saponin sài hồ chứa saikosaponin A và D hoặc B và C. Có hiệu lực tốt dự phòng tổn thương gan, làm tăng tổng hợp protein ở gan.

- Dược lý lâm sàng. 

Hoạt tính hạ sốt của sài hồ bắc đã được nghiên cứu trên bệnh nhân bị sốt do cảm lạnh, cúm, sốt rét và viêm phổi. Trong một nghiên cứu lâm sàng, 143 bệnh nhân điều trị với sài hồ bắc đã giảm sốt trong vòng 24 giờ ở 98,1% các trường hợp cúm, và 87,9% các trường hợp cảm lạnh. Trong một nghiên cứu khác, 40 bệnh nhân bị sốt do bị bệnh nhiễm khuẩn đã giảm sốt có ý nghĩa (1 - 2°C), nhưng tác dụng hạ sốt chỉ trong thời gian ngắn, trừ phi phối hợp với liệu pháp kháng sinh. Liều thường dùng mỗi ngày : 3 - 9g.
Sài hồ bắc được dùng trên lâm sàng để điều trị viêm gan mạn, chứng gan to kèm theo đau ở phía bên phải của 1/4 cơ thể, chứng lách to, tổn thương gan do dùng hóa chất, sung huyết gan. Sài hồ bảo vệ gan khỏi tổn thương do nhiễm độc gan, và eải thiện chức năng gan sau điều trị 2 - 3 tháng. Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh saikosaponin có thể làm giảm hoặc loại trừ kháng nguyên HBeAg.
Đối với bệnh hắc võng mạc trung tâm là bệnh thường gặp làm thị lực giảm, xuất hiện án điểm trung tâm hay cạnh trung tâm, hoàng điểm phù nề hay xuất tiết, đã áp dụng viên "Minh mục" bào chế từ sài hồ bắc và 8 dược liệu khác để điều trị đạt kết quả tốt. Trên 265 bệnh nhân gồm 60 bệnh nhân viêm hắc võng mạc trung tâm giai đoạn đầu và 205 bệnh nhân giai đoạn sau, đã có tác dụng tốt làm tăng thị lực. Những bệnh nhân thị lực tăng từ 6/10 trở lên đều hết án điểm. Những người thị lực tăng dưới 5/10, án điểm chỉ nhạt đi và còn kéo dài một thời gian. Đáy mắt của bệnh nhân ở giai đoạn đầu hết phù nề và không thay đổi rõ ở bệnh nhân giai đoạn sau của bệnh.
Sài hồ bắc có trong thành phần một bài thuốc cổ truyền Trung Quốc cùng với 4 dược liệu khác, được áp dụng điều trị cho 530 bệnh nhân tăng sản mô vú, có tỷ lệ khỏi trên 90%.
- Các tác dụng dược lý khác. Saikosaponin D từ rễ sài hồ bắc ở nồng độ trên 5 µM có tác dụng trực tiếp gây bất hoạt trên virus sởi và virus herpes sau khi ủ với thuốc trong hơn 10 phút ở nhiệt độ phòng. Ngược lại, việc ủ vi khuẩn bại liệt với ngay cả 500 µM saikosaponin D cũng không làm mất khả năng gây nhiễm, mặc dù cùng nồng độ saikosaponin D gây mất hoàn toàn khả năng gây nhiễm của virus sởi và virus herpes. Saikosaponin D có tác dụng trên thương tổn thận gây bởi aminonucleosid ở chuột cống trắng, dự phòng sự phát triển của protein niệu, và làm giảm sự bất thường ở các tế bào biểu mô tiểu cầu thận, qua soi kính hiển vi điện tử.
Saikosaponin sài hồ bắc với nồng độ thấp gây ổn định màng và bảo vệ hồng cầu chống sự tan máu nhược trương và gây bởi nhiệt ở chuột cống trắng. Saikogenin cũng bảo vệ hồng cầu chống sự tan máu nhược trương, nhưng không dự phòng sự tan máu gây bởi nhiệt. Sự sinh tổng hợp PGE2 được kích thích bởi saikosaponin B1, B2 và D, nhưng bị ức chế bởi saikosaponin A và C. Saponin thô làm tăng co bóp hồi tràng cô lập chuột lang gây bởi acetylcholin, nhưng không làm tăng co bóp gây bởi histamin; và có tác dụng hạ áp nhất thòi và giảm nhịp tim ở chó.
Nước sắc sài hồ bắc có tác dụng đối kháng với co giật gây bởi cafein ở chuột nhắt trắng và tác dụng giảm đau mức độ vừa được đối kháng một phần bởi atropin và naloxon. Saikosaponin thô gây co cứng cơ thẳng bụng cóc cô lập và hồi tràng cô lập chuột lang. Sự co cứng cơ thẳng bụng cóc cô lập được đối kháng bởi tubocurarin clorid, sự co cứng hồi tràng cô lập chuột lang được đối kháng bởi atropin. Saikosaponin thô cũng có tác dụng ức chế rõ rệt trên hoạt tính của acetylcholinesterase trong máu chuột cống trắng. Phân đoạn saponin thô từ rễ sài hồ bắc có LD50 cho uống trên chuột nhắt trắng là 4.900 mg/kg, và tiêm phúc mạc cho chuột lang là 58,3 mg/kg. LD50của α- spinasterol từ sài hồ bắc tiêm phúc mạc cho chuột nhắt trắng là 479 mg/kg.

Tính vị, công năng:

Sài hồ bắc có vị đắng, mùi thơm, tính mát, vào 4 kinh: can, đởm, tâm bào và tam tiêu, có tác dụng hạ nhiệt, giải cảm, thông khí, nhuận gan, sáng mắt, trừ sốt rét.

Công dụng:

Sài hồ bắc được dùng chữa sốt cao, nhức đầu, chóng mặt, sốt do thương hàn, sốt rét, ngực bụng đầy trướng, kinh nguyệt không đều. Ngày dùng 4 - 12g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Có thể tăng giảm liều tùy theo tình hình bệnh tật cụ thể.
Trong y học cổ truyền của các nước phương Đông, sài hồ bắc được dùng điều trị sốt, đau và viêm kết hợp với cúm và cảm lạnh, giảm đau trong điều trị đau tức ở ngực và vùng hạ sườn, điều trị vô kinh, viêm gan mạn tính, hội chứng hư thận và bệnh tự miễn dịch. Trong y học dân gian của một số nước, sài hồ bắc chữa điếc, chóng mặt, đái tháo đường, vết thương và nôn mửa.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, sài hồ bắc được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh về gan và túi mật. Chống chỉ định trong bệnh sỏi mật. Dùng trong những bệnh nhiễm khuẩn có sốt, điều trị chóng mặt, nhức đầu, và phối hợp với các vị khác làm thuốc lợi tiểu. Sài hồ bắc còn được dùng làm thuốc hạ sốt trong bệnh sốt rét, và làm thuốc bổ. Dùng ngoài, trong các bệnh về mắt, các bệnh da ngứa và có mủ.
Trong bệnh nhiễm khuẩn, dùng sài hồ bắc phối hợp với các dược liệu khác. Để chữa viêm gan, viêm túi mật, viêm ống mật, dùng 30g sài hồ bắc mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm trong 20 ngày hoặc lâu hơn. Trong y học cổ truyền Ấn Độ, sài hồ bắc là thuốc chữa bệnh về gan và dạ dày.

Bài thuốc có sài hồ bắc:

1. Chữa sốt, sốt do hư lao, cảm mạo:

a) Sài hồ bắc 15g, bán hạ 7g; nhân sâm, sinh khương, cam thảo, đại táo, mỗi vị 4g; hoàng cầm 2,5g. Sắc uống ngày một thang.
b) Sài hồ bắc 100g, cam thảo 25g. Tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày dùng 8g, với một bát nước.

2. Chữa suy nhược cơ thể ở người có bệnh mạn tính ở phổi và đường tiêu hóa:

Sài hồ bắc 10g, đảng sâm 16g; hoài sơn, bạch truật, đại táo, mỗi vị 12g; phục linh, địa hoàng, bạch thược, đương quy, thần khúc, bạch chỉ, mạch môn, mỗi vị 10g; phòng phong 9g; biển đậu, cát cánh, mỗi vị 8g; cam thảo 6g; can khương, quế chi, mỗi vị 4g. Tán nhỏ, uống mỗi ngày 20g.

3. Điều trị giai đoạn hồi phục sau áp xe phổi:

Sài hồ bắc 8g, đảng sâm 16g; hoàng kỳ, bạch truật, mỗi vị 12g; đương quy, thăng ma, bạch thược, mỗi vị 8g; trần bì, cam thảo, ngũ vị tử, mỗi vị 6g. sắc uống ngày một thang.

4. Chữa tăng huyết áp ở người trẻ, hoặc trong rối loạn tiền mãn kinh:

Sài hồ bắc 8g, xa tiền 16g, sinh địa 14g; hoàng cầm, chi tử, trạch tả, mỗi vị 12g; long đởm thảo, đương quy, mộc thông, mỗi vị 8g; cam thảo 4g. sắc uống ngày một thang.

5. Chữa chứng tăng huyết áp do các bệnh gây ra:

Sài hồ bắc, câu đằng, hoàng cầm, xa tiền, mộc thông, mỗi vị 12g; thiên ma, chi tử, xuyên khung, bạch thược, đương quy, mỗi vị 8g .sắc uống ngày một thang.

6. Chữa viêm loét dạ dày tá tràng:

a) Sài hồ bắc, bạch thược, mỗi vị 12g; chỉ xác, xuyên khung, hương phụ, thanh bì, mỗi vị 8g; cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang.
b) Sài hồ bắc, sinh địa, hoài sơn, bạch thược, đại táo, mỗi vị 12g; sơn thù, phục linh, trạch tả, đan bì, đương quy, chi tử, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang.

7. Chữa tiêu chảy mạn tính:

Sài hồ bắc 12g; phòng phong, bạch thược, bạch truật, mỗi vị 8g; cam thảo, trần bì, chỉ xác, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.

8. Chữa viêm gan virus mạn tính:

a) Sài hồ bắc, bạch truật, đảng sâm, bạch thược, mỗi vị 12g; phục linh, bán hạ chế, mỗi vị 8g; cam thảo, trần bì, mỗi vị 6g. sắc uống ngày một thang.
b) Sài hồ bắc 12g; bạch thược, xuyên khung, đương quy, đại táo, mỗi vị 8g; chỉ thực, hậu phác, cam thảo mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.
c) Sài hồ bắc, bạch thược, đương quy, bạch truật, bạch linh, mỗi vị 12g; uất kim 8g, cam thảo 4g, gừng sống 2g. Sắc uống ngày một thang, hoặc tán bột uống 20g mỗi ngày.

9. Chữa di tinh:

Sài hồ bắc 12g; long cốt, hạt muồng, mỗi vị 16g; đảng sâm, khiếm thực, liên nhục, mỗi vị 12g; phục linh, viễn chí, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang.

10. Chữa đái dầm:

a) Sài hồ bắc 10g; đảng sâm, bạch truật, hoàng kỳ, đương quy, mỗi vị 12g; thăng ma 10g; trần bì, cam thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.
b) Sài hồ bắc, chi tử, tri mẫu, mộc thông, sinh địa, mỗi vị 8g; long đởm thảo, hoàng bá, cam thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.

11. Chữa suy nhược thần kinh, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, khó ngủ:

a) Sài hổ bắc 12 - 16g; chi tử, mạn kinh, cúc hoa, láo nhân, bá tử nhân, mỗi vị 8 - 12g. sắc uống ngày một thang.
b) Sài hồ bắc 12g; đương quy, bạch thược, bạch truật, phục linh, bạc hà, mỗi vị 8g; cam thảo 6g; sinh khương 4g. sắc uống ngày một thang.
c) Sài hồ bắc, hoàng cầm, bạch truật, phục linh, bạch thược, đại táo, mỗi vị 12g; thanh bì, bạc hà, uất kim, hương phụ, chỉ xác, táo nhân, mỗi vị 8g; cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang.

12. Chữa bệnh hysteria, rối loạn thần kinh chức năng do sang chấn tinh thần:

Sài hồ bắc, bạch linh, bạch thược, bạch truật, hoàng cầm, mỗi vị 12g; bạc hà, uất kim, chỉ xác, mỗi vị 8g; trần bì, cam thảo, mỗi vị 6g; gừng 4g. sắc uống ngày một thang.

13. Chữa lao hạch:

Sài hồ bắc 8g; thạch quyết minh (hoặc mẫu lệ) 40g; hạ khô thảo, bạch cương tàm, hải tảo, bạch thược, hương phụ, mỗi vị 12g; trần bì 6g. sắc uống ngày một thang.

14. Chữa viêm túi mật; viêm đường dẫn mật:

Sài hồ bắc 16g; long đởm thảo, hoàng cầm, chi tử, mỗi vị 12g; cam thảo, đại hoàng, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày một thang.

15. Chữa rò hậu môn:

Sài hồ bắc, hoàng cầm, mã đề, mỗi vị 16g; long đởm thảo, trạch tả, mộc thông, đương quy, sinh địa, mỗi vị 12g; chi tử 8g, cam ihảo 4g. Sắc uống ngày một thang.

16. Chữa kinh nguyệt nhiều, trước kỳ:

Sài hồ bắc, bạch thược, bạch truật, đan bì, mỗi vị 12g; đương quy, bạc hà, bạch linh, chi tử, mỗi vị 8g; gừng sống 2g. Sắc uống trong ngày.

17. Chữa kỉnh nguyệt ra ít, bụng dưới chướng đau:

Sài hồ bắc, bạch truật, mỗi vị 12g; phục linh, bạch thược, mỗi vị 8g; trần bì, đương quy, mỗi vị 6g; cam thảo, bạc hà, gừng, mỗi vị 4g. Sắc uống trong ngày.

18. Chữa đau kinh :

Sài hồ bắc, xuyên khung, mỗi vị 12g; thương truật, hương phụ, hậu phác, chỉ xác, chi tử, mỗi vị 8g; thần khúc 6g. Sắc uống trong ngày.

19. Chữa rong huyết:

Sài hồ bắc, khương hoạt, thương truật, hoàng kỳ, phòng phong, mỗi vị 8g; thăng ma, cảo bản, mạn kinh, độc hoạt, đương quy, mỗi vị 6g; cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.

20. Chữa rong huyết sau khi đẻ:

Sài hồ bắc, bạch thược, bạch linh, bạch truật, bạc hà, chi tử sao, sinh địa, mỗi vị 8g; trần bì 6g, cam thảo 4g, sinh khương 2g. sắc uống ngày một thang.

21. Chữa khí hư:

Sài hồ bắc 8g; long đởm thảo, mã đề, mỗi vị 12g; trạch tả, mộc thông, sinh địa, đương quy, hoàng cầm, chi tử, mỗi vị 8g; cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.

22. Chữa vú căng đau, sữa không xuống sau khi đẻ:

Sài hồ bắc 12g; bạch thược, đương quy, bạc hà, bạch linh, bạch truật, mộc thông, mỗi vị 8g; trần bì, thông thảo, mỗi vị 6g; cam thảo 4g, sinh khương 2g. Sắc uống ngày một thang.

23. Chữa đái són, không tự chủ sau khi đẻ:

a) Sài hồ bắc 12g; đảng sâm, ý dĩ, hoài sơn, mỗi vị 16g; bạch truật, kim anh, khiếm thực, liên nhục, mỗi vị 12g; tang phiêu tiêu 8g. Sắc uống ngày một thang.
b) Sài hồ bắc 12g; đảng sâm 16g; hoàng kỳ, bạch truật, thăng ma, sơn thù, khiếm thực, hoài sơn, mỗi vị 12g; đương quy, tang phiêu tiêu, mỗi vị 8g; trần bì 6g; cam thảo 4g. sắc uống ngày một thang.

24. Chữa sa tử cung:

a) Sài hồ bắc 12g; đảng sâm 16g; hoàng kỳ, bạch truật, thăng ma, mỗi vị 12g; đương quy, trần bì, mỗi vị 8g; cam thảo 4g. sắc uống ngày một thang.
b) hồ bắc 8g; đảng sâm, thăng ma, mỗi vị 12g; bạch truật, đương quy, tục đoạn, quất hạch, mỗi vị 10g; trần bì 6g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.

25. Chữa chàm:

Sài hồ bắc 8g; trạch tả, sinh địa, mỗi vị 12g; long đởm thảo, hoàng cầm, chi tử, mộc thông, mã đề, mỗi vị 8g; thuyền thoái 6g; cam thảo 4g. sắc uống ngày một thang.

26. Chữa viêm tai giữa mạn tính:

Sài hồ bắc, đảng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, phục linh, mỗi vị 12g; đương quy, thăng ma, hoàng bá, hoàng liên, mỗi vị 8g; trần bì 6g, cam thảo 4g. Tán bột, ngày dùng 20g, chia 3 lần uống.

27. Chữa hoa mắt, chóng mặt, ù tai:

Sài hồ bắc 12g; sinh địa, mã đề, mẫu lệ sống, raỗi vị 16g; long đởm thảo, hoàng cầm, chi tử, mộc thông, địa long, mỗi vị 12g; đương quy, trạch tả, mỗi vị 8g; cam thảo 4g. sắc uống ngày một thang.

28. Chữa thấp khớp, đau đầu, cứng gáy, tay chân buồn mỏi:

Sài hồ bắc, bạch linh, mỗi vị 120g; kinh giới, phòng phong, mỗi vị 100g; khương hoạt, độc hoạt, tiền hồ, cam thảo, cát cánh, chỉ xác, xuyên khung, mỗi vị 80g. Tán bột mịn, ngày uống 20g chia 2 lần, trước bữa ăn.

29. Chữa bệnh hắc võng mạc trung tâm (Bài thuốc Minh mục):

Sài hồ bắc 12g; thục địa 16g; hoài sơn, đan bì, trạch tả, phục linh, đương quy, mỗi vị 12g; sơn thù 8g, ngũ vị 4g. Sắc uống ngày một thang, hoặc làm thuốc viên, ngày uống 25 - 40g.

30. Chữa u xơ tuyến vú:

a) Sài hồ bắc 12g; đan sâm 16g; toàn quy, xích thược, lá quất, hồng hoa, huyền hồ, đào nhân, hương phụ chế, xuyên luyện tử, mỗi vị 12g. Uống ngày một thang. Sau khi đã giảm đau và khối u mềm đi, chuyển sang bài hoạt huyết hóa ứ, tiêu tán khối u như sau:
b) Sài hồ bắc 12g; mẫu lệ 20g; đan sâm, xuyên sơn giáp, mỗi vị 16g; toàn xuyên quy, xích thược, hồng hoa, đào nhân, tam lăng, nga truật, mỗi vị 12g. sắc uống ngày một thang.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

1 nhận xét:

  1. Saikosaponin G, a triterpene glycoside, is a saikosaponin which is believed to be responsible for part of the pharmaceutical properties of Bupleuri Radix. Bupleuri Radix, dried roots of Bupleurum spp. (Apiaceae), has been used as medicine in China for over 2000 years, and it is one of the most common components of Chinese traditional medicine prescriptions for the treatment of chronic hepatitis, Saikosaponin G

    Trả lờiXóa