Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

VÂN MỘC HƯƠNG-Saussurea lappa-công dụng cách dùng

VÂN MỘC HƯƠNG



Tên khoa học:

Saussurea lappa Clarke; Họ Cúc (Asteraceae).

Tên đồng nghĩa: 

Aucklandia lappa Decne

Tên khác:

Quảng mộc hương.

Đặc điểm thực vật (Mô tả):

Cây nhỏ, sống lâu năm. Rễ to mập  vỏ ngoài màu nâu nhạt. Lá rất đa dạng, lá phía gốc, hình ba cạnh tròn, có cuống dài, có dìa nhăn nheo, lá ở ngọn hẹp dần, không cuống, gốc ôm thân, mép hơi uốn lượn, có răng cưa, hai mặt đều có lông, dày hơn ở mặt dưới.
Cụm hoa mọc thành đầu, màu lam tím.
Quả bế, hơi dẹt, màu nâu nhạt, có đốm tím.
Mùa hoa; tháng 7-8; mùa quả: tháng 9 - 10.

Phân bố, sinh thái:

Saussurea DC. là một chi lớn gồm các loài phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm. Châu Á có khoảng 300 loài, châu Âu 9 loài, Bắc Mỹ 1 loài và Australia 1 loài, ở Việt Nam, có 2 loài là cây vân mộc hương và mộc hương núi (S. deltoidea (DC.) C.B. Clark).
Vân mộc hương có nguồn gốc ở vùng núi phía bắc Ấn Độ (Jammu và Kashmir) và Nepal. Cây mọc tự nhiên trên các bãi cỏ trong thung lũng và sưòn núi, ở độ cao từ 1500 - 3300m. Từ thế kỷ 13 cây được nhập vào Trung Quốc và Nhật Bản. Ngay ở Ấn Độ, do khai thác quá nhiều, nên năm 1920, vân mộc hương đã bắt đầu gây trồng. Hiện nay, Trung Quốc là nước trồng nhiều vân mộc hương nhất, rồi đến Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam. Cây được nhập vào Việt Nam từ đầu những năm 70 và được trồng thử ở Sa Pa, sau phát triển ở Bắc Hà (Lào Cai); Sìn Hồ (Lai Châu); Phó Bảng (Hà Giang). Đến năm 1978, Viện Dược liệu đưa cây giống vân mộc hương vào Đà Lạt (Lâm Đồng). Cho đến nay chỉ có Sa Pa là nơi sản xuất vân mộc hương duy nhất ở Việt Nam.
Vân mộc hương là cây ôn đới, thích nghi với điều kiện khí hậu mát và ẩm. Nhiệt độ tối thích cho cây sinh trưởng và phát triển là 14 - 20°C, về mùa đông, cây có thể tồn tại ở mức dưới 0°C. Lượng mưa trung bình năm từ 1100 - 3000 mm. Vân mộc hương ở Sa Pa đã sinh trưởng, phát triển tốt ở nhiệt độ trung bình từ 14 - 15°C; lượng mưa 2800 mm/năm. Cây ưa sáng, sinh trưởng mạnh trong mùa xuân- hè; ra hoa quả nhiều vào cuối mùa thu. Về mùa đông, phần trên mặt đất có thể bị tàn lụi.

Cách trồng:

Vân mộc hương ưa khí hậu lạnh mát, được trồng chủ yếu ở các vùng cao thuộc Lào Cai, Lai Châu và Lâm Đồng.
Cây được nhân giống bằng hạt. Hạt có thể gieo 2 vụ trong một năm. Vụ xuân gieo tháng 2-3, thu hoạch tháng 12 cùng năm. Vụ thu gieo tháng 9-10, thu hoạch vào tháng 12 năm sau. Hạt giống được thu từ cây hai năm: vào tháng 8 - 9, hái quả chín, phơi trong râm cho khô, tách lấy hạt để làm giống.
Phương pháp trồng chủ yếu là gieo thẳng. Trồng cây con, rễ củ phân nhánh nhiều, kém giá trị. Đất trồng cần cày bừa kỹ, để ải, đập nhỏ, lên luống cao 25 - 30 cm, rộng 70cm để trồng 2 hàng. Bổ hốc với khoảng cách 40 x 40 cm, trộn đều phân lót vào hốc vói lượng 20 - 25 tấn phân chuồng mục, 250 kg supe lân, 100 kg kali cho một hecta. Mỗi hốc gieo 3 - 5 hạt. Chú ý tránh để hạt tiếp xúc trực tiếp với phân bằng cách phủ một lớp đất mỏng lên mặt hốc rồi mơí gieo hạt. Gieo xong, phủ đất mỏng, tưới ẩm. Không cần phủ rơm rác vì dễ bị giun đùn mất hạt. Khi cây có 3 - 4 lá thật, cần tỉa bớt, chỉ giữ lại mỗi hốc một cây khoẻ nhất. Cây tỉa ra có thể dùng để giặm hoặc trồng tận dụng sang ruộng mới.
Thường xuyên làm cỏ, giữ ẩm, tỉa bỏ lá già, tưói thúc bằng nước phân chuồng (15 ngày / lần) cho đến khi cây ngừng sinh trưởng. Nếu thu hạt, khi cây ra hoa, cần bón thúc thêm một đợt nữa để nuôi quả.
Vân mộc hương thường bị bệnh đốm nâu lá và lở cổ rễ. Ngoài ra, còn có sâu xám và rệp gây hại.
Củ thu hoạch vào tháng 12, đập sạch đất, phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.
Hiện nay, vân mộc hương ra hoa sám, củ nhỏ, cần nghiên cứu thêm để phục tráng giống.

Bộ phận dùng:

Rễ, thu hoạch vào mùa thu - đông, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con và gốc, thân, cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, cắt thành khúc dài 5 - 10 cm, phơi trong râm hoặc sấy ở nhiệt độ thấp. Để làm thuốc thang, rửa sạch dược liệu, lấy khăn ướt ủ khoảng 2 - 3 giờ cho mềm, bào mỏng, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Thành phần hoá học:

Rễ vân mộc hương chứa 0,3 - 3,0% tinh dầu, 0,05% saussurin (alkaloid), betulin, stigmasterol, 18% inulin và chất nhựa.
Thành phần chù yếu trong tinh dầu là sesquiterpen lacton gồm dehydrocostus lacton và costusolid với tỷ lệ khoảng 50%, α- và β-cyclocostunolid, alantolacton, isoalantolacton, dihydrodehydrocostus lacton, cynaropicrin, 12 methoxydihydro-dehydrocostuslacton.
Nhiều sesquiterpen khác cũng có mặt là β-costol, elema-1,3, 11 (13)-trien-12-ol, α-costol, β- selinen, β- elemen, elemol, caryophylen, caryophylen oxyd, ar-curcumen, α- selinen, α-costal, g- costal.
Tinh dầu còn có (E) - 9 - isopropyl - 6 - methyl - 5,9 - decadien - 2 - on, phelandren, ionon, myrcen, p. cymen, linalol, humulen, cedren, cedrol, α- và β-costen.
Vân mộc hương còn có các saussureamin A, B, C, D, E 5 - aminosesquiterpen, saussureal, 15 - hydro-xycostuslacton, isodehydrocostus lacton, isozaluzanin C và một lignan glycosid là (-) – massoniresinol - 4” - 0 - β - D - glucopyranosid.
Rễ còn có 20 acid amin và cholamin (Zhou Anỉiuan và cs., 1984)
Lá có taraxasterol (A. Y. leung và cs, 1996; Trung dược chí I, 1993)

Tác dụng được lý:

Cao rễ vân mộc hương có tác dụng ức chế in vitro các chủng vi khuẩn: Staphylococcus aureus, Shigella shigae, Enterococcus faecalis, Escherichia coli, Shigella sonneiPseudomonas aeruginosa. Cao chiết với cồn cao độ có hoạt tính kháng khuẩn mạnh hơn cao chiết với cồn thấp độ. Tinh dầu vân mộc hương có tác dụng kháng khuẩn và tẩy uế mạnh, đặc biệt với liên cầu và tụ cầu khuẩn. Vân mộc hương còn ức chế Salmonella typhi, S. paratyphi. Chuột lang gây nhiễm Trichophyton rubrum được điều trị với chế phẩm thuốc từ vân mộc hương, đã khỏi bệnh sau hai tuần điều trị. Vân mộc hương ức chế in vitro Entamoeba histolytica lấy từ bệnh phẩm.
Tinh dầu vân mộc hương có tác dụng ức chế nhu động ruột, gây thư giãn. Cao toàn phần tinh dầu đã khử lacton và dihydrocostunolid, các phân đoạn lacton và dihydrocostunolid đều ức chế sự co thắt hồi tràng cô lập chuột lang gây bởi acetylcholin, histamin và bari clorid. Vân mộc hương gây trung tiện mạnh. Hầu hết các phân đoạn của tinh dầu đều có tác dụng làm giảm sự co thắt phế quản gây bởi khí dung histamin và acetylcholin trên chuột lang, Saussurin là alkaloid làm giãn cơ trơn, đặc biệt với cơ trơn phế quản và làm dịu cơn hen. Nó gây giãn các tiểu phế quản ở động vật thí nghiêm tương tự như adrenalin, nhưng tác dụng không mạnh bằng adrenalin và xuất hiện chậm hơn, nhưng tồn tại trong thời gian dài hơn. Tác dụng chủ yếu thông qua trung tâm phế vị ở tuỷ sống, tuy tác dụng trực tiếp trên sợi cơ trơn của tiểu phế quản cũng tham gia một phần. Cũng có tác dụng ức chế chung trên những cơ trơn khác.
Trên chuột nhắt trắng gây loét dạ dày bằng cách ngâm chuột trong nước, phân đoạn chiết với aceton của vân mộc hương cho uống có tác dụng chống loét rõ rệt, trong đó phân đoạn costunolid có tác dụng chống loét mạnh nhất. Trên chuột cống trắng, cao aceton vân mộc hương có tác dụng lợi mật đáng kể, trong 5 phân đoạn của cao này, costunolid có tác dụng mạnh nhất. Tinh dầu vân mộc hương được hấp thụ qua đường tiêu hoá, bài tiết một phần qua phổi gây tác dụng long đờm và một phần qua thận gây tác dụng lợi tiểu. Vân mộc hương có tác dụng giảm đau trên chuột nhắt trắng gây cơn quặn đau bằng tiêm phúc mạc dung dịch acid acetic I %. Có tác dụng chống viêm trên chuột cống trắng trong hai mô hình thực nghiệm: gây phù bàn chân với kaolin và gây u hạt thực nghiệm với amian; đồng thòi có hoạt tính gây thu teo tuyến ức chuột cống đực non.
Vân mộc hương có tác dụng hiệp đồng, làm kéo dài thời gian của giấc ngủ gây bởi natri barbital, chứng tỏ dược liệu có tác dụng an thần. LD50 của vân mộc hương trên chuột nhắt trắng bằng đường uống là 327,5 g/ kg thể trọng. Những thành phần bay hơi trong tinh dầu có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương. Hít khói của bột vân mộc hương gây ức chế rõ rệt hệ thần kinh trung ương. Tiêm tinh dầu cho độngvật thí nghiệm gây giãn mạch ở vùng nội tạng và kích thích tuần hoàn. Tinh dầu loại bỏ thành phần lacton có tác dụng giảm huyết áp. Một số phân đoạn lacton từ tinh dầu như lacton toàn phần, costunolid, dihydrocostunolid, và dihydro costus lacton có tác dụng giảm huyết áp yếu hơn. Tinh dầu vân mộc hương còn có tác dụng diệt côn trùng.
Trong nhiều thử nghiệm lâm sàng, nhiều bài thuốc có vân mộc hương phối hợp với các dược liệu khác, đã thể hiện có hiệu quả tốt trong điều trị các chứng bệnh tiêu chảy trẻ em và người lớn, lỵ trực khuẩn và lỵ amíp, viêm đại tràng mạn tính thể co thắt, rối loạn tiêu hoá kéo dài, viêm đại tràng mạn tính thể phân nát có máu, suy nhược thần kinh, đái tháo đường. Vân mộc hướng được cho bệnh nhân đái tháo đường uống với liều hàng ngày 500 mg cho mỗi bệnh nhân dưới dạng nước sắc trong 30 ngày, đã tỏ ra có hiệu lực điều trị đái tháo đường và không gây tác dụng phụ.
Vân mộc hương có tác dụng bảo vệ chống độc lực của nọc rắn, nâng cao tỷ lệ sống hoặc kéo dài thời gian cầm cự cho chuột nhắt trắng được tiêm nọc rắn mang bành. Vân mộc hương có trong thành phần chế phẩm thuốc chữa sỏi mật bào chế từ 6 dược liệu. Thuốc này có tác dụng làm mòn sỏi mật in vitro, và tác dụng lợi mật in vivo trên chuột lang; có tác dụng chống viêm trong các mô hình gây phù bàn chân với caragenin và gây u hạt thực nghiệm với amian trên chuột cống trắng và có tác dụng bảo vệ gan chống lại nhiễm độc gan do carbon tetraclorid. Cao chiết với dung môi hữu cơ của vân mộc hương có hoạt tính gây đột biến ở chủng Salmonella typhimurium TA98.
Cao methanol rễ vân mộc hương ức chế mạnh sự sản sinh yếu tố hoại tử u alpha (TNF - α), một cytokin tiền viêm ở tế bào giống đại thực bào của chuột (tế bào RAW 264.7). Ba sesquiterpen lacton là cynaropicrin, reynosin và santamarin phân lập được từ vân mộc hương có tác dụng ức chế sự sản sinh TNF - α một cách phụ thuộc vào liều. Nồng độ của 3 chất gây ức chế 50% (IC50) sự sản sinh TNF - α là 2,86µg/ml; 21,7µg/ml; 26,2µg/ml, tương ứng. Tuy vậy, việc xử lý với các hợp chất sulfydryl như L - cystein, dithiothreitol, và 2 - mercaptoethanol làm mất tác dụng ức chế của cynaropicrin trên sự sản sinh TNF - α. Như vậy, hoạt chất có tác dụng ức chế chính của vân mộc hương là cynaropicrin và tác dụng ức chế được trung gian qua sự liên kết với nhóm SH của protein đích.
Oxyd nitric và TNF - α là những chất trung gian chính được sản sinh trong các đại thực bào được hoạt hoá, tham gia gây suy năng tuần hoàn kết hợp với sốc nhiễm khuẩn. Một hợp chất sesquiterpen lacton (dehydrocostus lacton) phân lập từ vân mộc hương, ức chế sự sản sinh oxyd nitric trong tế bào RAW 264.7 hoạt hoá bởi lipopolysacharid, bằng cách chặn sự biểu hiện của enzym nitric oxyd synthase có thể gây cảm ứng. Hợp chất này cũng làm giảm TNF - α trong các hệ được hoạt hoá bởi lipopolysacharid in vitro và in vivo. Như vậy, dihydrocostus lacton có thể là đối tượng để phát triển thuốc mới điều trị nhiễm độc máu nội độc tố đi kèm với sự sản sinh quá mức oxyd nitric và TNF - α.
Tính vị, công năng:
Vân mộc hương có vị đắng, cay, tính ấm, vào ba kinh: phế, can và tỳ, có tác dụng hành khí, giảm đau, kiện tỳ, hoà vị, lợi tiêu hoá, lợi tiểu, an thai, trừ đờm, làm săn.
Công dụng:
Vân mộc hương được dùng chữa cảm lạnh khí trệ, đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, lỵ, tiêu chảy, nôn mửa, tiểu tiện bế tắc. Còn dùng làm thuốc gây trung tiện, chữa ngộ độc thức ăn, chữa ho, làm an thai (sao với gừng) và chữa sốt rét cơn (sao với gừng và kết hợp với các vị khác). Ngày dùng 3 - 6 g, mài vói ít nước hoặc tán thành bột để uống hoặc 6 - 12 g dưới dạng thuốc sắc. Vân mộc hương cho vào quần áo để phòng nhậy cắn. Để chống hôi nách, lấy bột vân mộc hương xoa vào nách.

Kiêng kỵ:

Không dùng vân mộc hương đối với các chứng bệnh do khí yếu hay huyết hư mà táo.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, vân mộc hương được dùng trị đau tức ở ngực và vùng thượng vị, đau mót trong bệnh lỵ, khó tiêu, chán ăn. Còn được dùng làm thuốc gây ngủ, trừ giun, cầm máu, giải độc và tri rắn và sâu bọ cắn, nhiễm độc thai nghén. Vân mộc hương có trong thành phần bài thuốc chữa ung thư. Ngày uống 3 - 10 g dưới dạng thuốc sắc, rượu thuốc và bột.
Trong y học cổ truyền Ấn Độ, vân mộc hương là thuốc dễ tiêu, gây trung tiện, chữa ho, hen, bệnh tả. Hít khói của bột vân mộc hương gây ức chế hệ thần kinh trung ương, do đó có người hít để thay thế thuốc phiện. Vân mộc hương cũng được dùng làm thuốc diệt côn trùng để bảo quản các hàng dệt bằng len và tơ luạ. Rễ vân mộc hương có trong thành phần bài thuốc cổ truyền Ấn Độ phối hợp với các vị khác chữa bệnh sỏi niệu và bệnh tim. Trong y học cổ truyền Nhật Bản, vân mộc hương điều tậ các bệnh về tiêu hoá, nôn mửa, tiêu chảy, nấc, đau dạ dày, lỵ, đau bụng, đau tim, ngực bụng trướng đau, động thai, ở Triều Tiên, vân mộc hương cũng được dùng để chữa bệnh đường tiêu hoá.

Bài thuốc có vân mộc hương:

1. Chữa tiêy chảy (viên nén Mộc hương):

Mỗi viên có bột vân mộc hương đã xử lý 50 mg, gelotanin 70 mg. Liều uống mỗi lần 6 viên, ngày 3 lần. Trẻ em tuỳ theo tuổi.

2. Chữa tiêu chảy trẻ em do tích trệ thức ăn:

Vân mộc hương, bạch truật, mạch nha, chỉ thực, hoàng liên, sơn tra, trần bì, thần khúc, mỗi vị 12 g; liên kiều, sa nhân, la bạc tử, mỗi vị 8 g. Tán nhỏ, làm viên. Ngày uống 4 - 8g.

3. Chữa lỵ cấp tính:

a) Vân mộc hương 8 g, hoàng liên 20g; khổ sâm, bạch thược, mỗi vị 12g; chỉ xác 8g, cam thảo 4g. Tán bột, làm viên hoàn. Ngày uống 10 - 20 g.
b) Vân mộc hưong 6g, kim ngân hoa 20g; hoàng cầm, hoàng liên, mỗi vị 12g; bạch thược, đương quy, mỗi vị 8g; binh lang, cam thảo, mỗi vị 6g; đại hoàng 4g. Sắc uống ngày một thang.

4. Chữa lỵ mạn tính:

Vân mộc hương, hoàng liên, lượng bằng nhau, tán bột làm viên. Uống ngày 3g.

5. Chữa viêm đại tràng mạn tính thể co thắt, rối loạn tiêu hoá kéo dài:

Vân mộc hương 6g; bạch truật, hoài sơn, ý dĩ, phòng đảng sâm, mỗi vị 12g; phụ tử chế 8g; can khương, chỉ thực, thương truật, mỗi vị 6g; xuyên tiêu, nhục quế, mỗi vị 4g. sắc uống ngày một thang.

6. Chữa viêm đại tràng mạn tính do amip có cơ tái phát cấp diễn:

Vân mộc hương 8g; bạch truật, phòng đảng sâm, ý dĩ, mỗi vị 12g; hoàng bá, hoàng liên, uất kim, xuyên khung, mỗi vị 8g; chỉ thực 6g. Sắc uống ngày một thang.

7. Chữa viêm loét dạ dày tá tràng:

Vân mộc hương 6g; đương quy, bạch thược, phục linh, kỷ tử, đại táo, mỗi vị 12g; xuyên khung 10g; a giao, táo nhân, mỗi vị 8g; ngũ vị tử, trần bì, mỗi vị 6g; gừng 2g. Sắc uống ngày một thang.

8. Chữa xơ gan:

Vân mộc hương 6g, ý dĩ 16g; phụ tử chế, bạch truật, trạch tả, hoài sơn, xa tiền tử, mỗi vị 12g; chỉ xác 6g; nhục quế, kê nội kim, mỗi vị 4g. sắc uống ngày một thang.

9. Chữa viêm cầu thận cấp tính:

Vân mộc hương, thanh bì, mỗi vị 10g; cam toại, nguyên hoa, đại kích, hắc sửu, trần bì, tân lang, mỗi vị 6g. Tán bột, uống mỗi ngày 4 - 6g.

10. Chữa viêm cầu thận mạn tính:

Vân mộc hương 8g, phục linh 16g, bạch truật 12g; phụ tử chế, hậu phác, thảo quả, đại phúc bì, mộc qua, mỗi vị 8g; can khương, cam thảo, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày một thang.

11. Chữa suy nhược cơ thể:

Vân mộc hương 6g, bán hạ chế 8g; trần bì, sa nhân, mỗi vị 6g. Tán bột uống mỗi ngày 20g, hoặc sắc uống ngày một thang.

12. Chữa viêm khớp cấp có kèm theo thấp tim;

Vân mộc hương 6g; bạch truật, đảng sâm, ý dĩ, trạch tả, kim ngân, thổ phục linh, mỗi vị 16g; xuyên khung, ngưu tất, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

13. Chữa thiếu máu:

Vân mộc hương 6g; đảng sâm, bạch truật, mỗi vị 16g; hoàng kỳ, long nhãn, thục địa, bạch thược, kỷ tử, đại táo, mỗi vị 12g; viễn chí, táo nhân, phục linh, mỗi vị 8g; đương quy 6g. sắc uống ngày một thang.

14. Chữa suy nhược và rối loạn thần kinh tim, chậm kinh:

Vân mộc hương 6g, đảng sâm 16g; hoàng kỳ, bạch truât, đương quy, long nhãn, đai táo, mỗi vi 12g; viễn chí, táo nhân, phục thần, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang.

15. Chữa viêm tụy cấp tính (Bài thuốc Trung Quốc):

Vân mộc hương 12g; sài hồ, bạch thược, đại hoàng, mỗi vị 20g; hoàng cầm, diên hồ sách, hoàng liên, mang tiêu, mỗi vị 12g. sắc uống ngày một thang.

16. Chữa đau lưng, đau bụng ở bệnh nhân cố sỏi niệu:

Vân mộc hương 12g, ô dược 20g. Sắc uống ngày một thang.

17. Chữa co giật trẻ em do nhiễm độc não bởi các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hoá:

Vân mộc hương 8g, bạch đầu ông 16g; hoàng bá, hoàng liên, trần bì, câu đằng, mỗi vị 12g; hậu phác 8g. Sắc uống ngày một thang.

18. Chữa viêm phần phụ thể khí trệ, huyết ứ:

Vân mộc hương 10g; ý dĩ 16g; bồ công anh, kim ngân hoa, trần bì, mỗi vị 12g; huyền hồ 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.

19. Chữa bế kinh:

Vân mộc hương 6g; phục linh, nga truật, hương phụ, xuyên khung, mỗi vị 8g; trần bì, bán hạ chế, thương truật, mỗi vị 6g; cam thảo, binh lang, mỗi vị 4g. Tán nhỏ, ngày uống 16 - 20g.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

VẰNG ĐẮNG-thành phần hóa học, tác dụng, công dụng

VẰNG ĐẮNG

Tên khoa học: 

Coscinium fenestratum (Goetgh.) Colebr.; Họ Tiết dê (Menispermaceae).

Tên đồng nghĩa: 

Coscinium usitatissimumPierre

Tên khác: 

Vang đằng, hoàng đằng lá trắng, loong t'rơn, dây mỏ vàng, dây nại cày, vàng giang.

Tên nước ngoài: 

False calumba, Ceylon calumba root, turmeric tree (Anh).

Đặc điểm thực vật (Mô tả):

Dây leo to, thân gỗ. Rễ và thân màu vàng. Thân mập, vỏ nứt nẻ, có u lồi và màu xám trắng, cành non có lông. Lá mọc so le, hình trứng, dài 11 - 26 cm, rộng 5-16 cm, gốc tròn hay bằng, đầu nhọn, mặt trên nhẵn bóng, màu lục sẫm, mặt dưới có lông nhỏ, màu trắng bạc, gân chính 3-5; cuống lá dài 4 -14 cm, dày lên ở hai đầu, đính vào bên trong phiến lá.
Cụm hoa mọc ở kẽ những lá đã rụng thành chùm xim, dài 1- 4 cm; hoa đơn tính, gần như không cuống; bao hoa có 6 phiến gần bằng nhau, hình mác, mặt ngoài có lông, 6 nhị xếp thành hai vòng và 6 nhị lép có lông.
Quả hạch hình cầu, đường kính 2-2,5 cm, vỏ quả dày có lông mịn.
Mùa hoa quả: tháng 1-5.

Phân bố, sinh thái:

Chi CosciniumColebr. có 5 loài trên thế giới đều là dạng dây leo gỗ, phân bố ở vùng nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á. Việt Nam chỉ có một loài là vàng đắng. Cây phân bố từ Ấn Độ, Xrilanca đến Malaysia, Indonesia, Thái lan, Campuchia, Nam Lào và Việt Nam.
Ở Việt Nam, vàng đắng chỉ có ở các tỉnh phía nam từ Thừa Thiên - Huế trở vào. Kết quả điều ta nghiên cứu về cây vàng đắng đã xác định cây bắt đầu phân bố từ 10°30’ (ở Châu Thành - Đồng Nai) đến 16° 15 vĩ tuyến Bắc (ở Phú Lộc - Thừa Thiên Huế). Trong giới hạn này, đã thống kê được 140 xã - thị trấn thuộc 47 huyện, của 16 tỉnh có vàng đắng (Nguyên Tập; 1984, 1988, 1996).
Vàng đắng là cây ưa sáng và chịu bóng khi còn nhỏ, Cây thường mọc trong các quần hệ rừng kín thường xanh còn nguyên sinh hay đã trở nên thứ sinh do khai thác chọn lọc. Rừng có nhiều vàng đắng thường có tầng cây gỗ (sao, vên vên, xoay, ươi, de, gội, giáng hương, thông nàng...) cao 15 - 30 m, tạo nên độ che phủ đến 70% - 80%. Tầng cây gỗ nhỏ, cây bụi và dây leo thường không quá rậm rạp. Do đặc tính hơi chịu bóng khi còn nhỏ, nên khi rừng bị phá làm nương rẫy, những cây con tái sinh chồi không thể tồn tại. Đây là đặc điểm khác biệt của vàng đắng so với một số loài dây leo khác như hoàng đằng trong cùng họ Menispermaceae.
Vàng đắng thuộc loại cây nhiệt đới tương đối điẻn hình, ưa khí hậu nóng và ẩm, nhiệt độ trung bình từ 23 đến 26°C hoặc hơn, trong năm không có những tháng nhiệt độ trung bình xuống dưới 20°C. Lượng mưa: 1800 - 2600mm/năm. Cây không thấy mọc ở vùng núi các tỉnh phía bắc, do nền khí hậu thiên về á nhiệt đới với mùa đông lạnh kéo dài.
Vàng đắng thường mọc ở địa hình núi thấp và trung bình. Độ cao phân bố không vượt quá 800m. Ở nơi có vàng đắng mọc tập trung, độ cao này thường từ 500 đến 600 m. Cây ưa loại đất feralit đỏ - nâu trên bazan hoặc đất feralit đỏ - vàng phát triển trên granít có đá lộ đầu. Những loại đất này thường tơi xốp, thấm nước tốt và pH trung tính, ít khi chua. Cây vàng đắng có cây mang hoa đực và hoa cái riêng. Tỷ lệ cây mang hoa cái trong quần thể chỉ chiếm 10 - 30%. Cây có hoa, quả trong tự nhiên thường không đồng đều và chỉ ở cây có đường kính từ 3 cm trở lên. Hoa đực mọc từ thân già hay cành đã rụng lá. Hoa cái có trên thân già, cành đã rụng lá hay vẫn còn mang lá. Hoa thụ phấn nhò côn trùng hoặc gió. Mùa quả chín từ tháng 9 đến tháng 11, cả biệt có cây quả chín tồn tại đến đầu mùa hoa năm sau. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Tuy nhiên, do quả chín vào mùa mưa, nên dễ bị nước lũ cuốn trôi. Trong đợt điểu tra ở Trà My (Quảng Nam) năm 1983, trên diện tích khoảng 20 ha rừng có nhiều vàng đắng, chúng tôi đã tính trung bình ở nơi đất bằng phẳng có 56,5 cây con cao dưới 50 cm mọc từ hạt trong một héc'ta. Nơi đất dốc (10 - 20°) chỉ có 4,2 cây/ha. Vàng đắng có khả năng mọc chồi tự nhiên rải rác quanh năm, song tập trung vào hai vụ chồi chính là xuân - hè (đầu mùa mưa) từ tháng 3 đếđ tháng 5 và vụ hè - thu (cuối mùa mưa): tháng 7 - 9. Chồi sinh trưởng nhanh trong mùa mưa ẩm, nhưng ít khi phát triển trọn vẹn thành cành hoặc các nhánh leo.
Vàng đắng còn có khả năng tái sinh chồi từ phần gốc còn lại sau khi chặt. Khi nghiên cứu những cây bị chặt do khai thác vào tháng 5 - 1981, chứng tôi thấy có 60 - 70% số gốc tái sinh cây chồi. Trong 3-4 năm đầu, loại chồi này dài 2 m/ mỗi năm và có đường kính tăng trưởng 0,3 - 0,4 cm/ năm. Sau 10 - 12 năm, cây chồi đã có đường kính 2,8 - 3,2cm và leo cao đến trên 10 m. Berberin trong thân cũng được tích luỹ tăng dần theo tuổi, ở cây chồi 1-2 nàm tuổi, hàm lượng hoạt chất là 0,3 - 0,4%, 10 -12 năm tuổi tăng lên 1,8 - 2,0%.
Với những dữ liệu đã nghiên cứu được về sự tái sinh và sinh trưởng phát triển kể trên, chúng tôi đề xuất biện pháp khai thác vàng đắng nhằm đảm bảo tái sinh tự nhiên như sau:
- Mùa khai thác: tháng 11 - 4 là thời gian mùa khô dễ vận chuyển và trước khi cây có hoa quả.
- Tiêu chuẩn khai thác: cây có đường kính thân từ 3 cm trở lên.
- Cách khai thác: chừa lại phần gốc từ 15 - 20 cm để cây tái sinh chồi.
- Chu kỳ khai thác; 10-15 năm/ lần. Trước mắt nên chừa lại toàn bộ cây mang hoa cái, để có quả gieo giống vào những năm sau.
Việt Nam vốn có nguồn vàng đắng tương đối dồi dào. Vào những năm 1980 - 1995, cây đã bị khai thác nhiều Mỗi năm, ở các tỉnh phía nam đã có vài trăm đến vài ngàn tấn nguyên liệu tươi được đưa vào sản xuất công nghiệp. Do khai thác ồ ạt và liên tục, nên nguồn cây thuốc này ở Việt Nam đã giảm sút nghiêm trọng. Tất cả những vùng rừng có vàng đắng trước kia được coi là những ưung tâm phân bố phong phú, như tiểu cao nguyên An Khê (tỉnh Gia Lai và Bình Định); Đắc Nông (Đắc Lắc) và Trà My, Phước Sơn (Quảng Nam), nay không còn cây để khai thác lớn. Trong vài năm gần đây, việc khai thác vàng đắng ở các tỉnh phía nam đã trở nên vô cùng khó khăn, do phải đi rất xa hoặc khai thác tận thu cả những cây con nhỏ. Do đó, từ năm 1996 loài cây thuốc này đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam để lưu ý bảo vệ và khai thác hợp lý.
Thân và rễ, thu hái quanh năm, cạo vỏ, cắt thành đoạn dài 10 - 13 cm, phơi hoặc sấy khô. Có thể chiết berberin.

Thành phần hoá học:

Thân và rễ vàng đắng chứa các acid hữu cơ, sterol, saponin và alkaloid (Selected medicinal plants in Vietnam, vol. I, 1999). Các alkaloid của vàng đắng là berberin, palmatin, jatrorhizin, berberubin, magnoflorin và thalifendin (Johann Si won, 1982).
Lá có saponin, một chất có vị đắng, không phải alkaloid. Thân còn có sitosterol, sitosterolglucosid, alcol cerylic, hentriacontan.
Hàm lượng alkaloid protoberberin trong nhiều bộ phận của cây là 2 - 3% (thân, cành già), 1 - 1,5% (cành nhỏ), 0,1 - 0,7% (lầ, quả), ở thân, alkaloid tập trung nhiều ở vỏ (trên 5%), ít ở lõi (0,85%) (Nguyễn Liêm, 1982).
Từ thân cây vàng đắng thu thập ở Sông Bé, Nguyễn Liêm đã phân lập được 4 alkaloid, trong đó 3 chất berberin, paimatin và jatrorhizin đã được nhận dạng bằng các phổ tử ngoại hồng ngoại, cộng hưởng từ proton và hoá học.
Theo quy định của Dược điển Việt Nam II, hàm lượng berberin trong dược liệu khô kiệt không được ít hơn 1,5%.
Trong bảo quản, độ ẩm có ảnh hưỏng lớn, làm giảm hàm lượng alkaloid nhanh, có thể làm mất đến gần hết (từ 3% còn 0,13%).

Tác dụng dươc lý:

Tác dụng kháng khuẩn: 

Bằng phương pháp pha loãng hệ nồng độ thuốc trong môi trường nuôi cấy, berberin chlorid có tác dụng ức chế một số vi khuẩn với những nồng độ sau, 1:32000 ức chế Streptococcus hemolyticus, Pneumococcus, Vibrio cholerae; 1:16000 ức chế Staphylococcus aureus; 1:8000 ức chế Shigella shigae, Sh. Flexneri, Bacillus diphtheriae; 1:4000 ức chế Bacillus proteus; 1:1000 ức chế Bacillus coli, Salmonella typhi.
Trên chuột nhắt trắng gây nhiễm bệnh tả thực nghiệm, dung dịch berberin 0,1% tiêm dưới da với liều 0,3 ml/chuột, có tác dụng bảo vệ hoàn toàn lô chuột đã được tiêm xoang bụng một liều Vibrio cholerae, gây chết 100% súc vật thí nghiệm (LD100có 100 triệu Vibrio cholerae). Thí nghiệm trên súc vật cũng như trong ống nghiệm đã chứng minh berberin có tác dụng trung hoà nội độc tố của Vibrio cholerae. Trên chuột nhắt trắng đã được tiêm bắp thịt nội độc tố Vibrio cholerae với một liều gây chết 100%, dung dịch berberin 0,1% tiêm bắp thịt với liều 0,3 ml/chuột có tác dụng bảo vệ chuột, giảm tỷ lộ tử vong.
Ở Việt Nam, Nguyễn Đức Minh và cộng sự đã kiểm tra tác dụng chống vi khuẩn tả của 2 mẫu berberin Ml (tỷ lệ berberin 74,13%) và M2 (tỷ lệ berberin 80,0%) trên 3 giống vi khuẩn tả; Vibrio cholerae E1 Tor 1005, V. cholerae inaba 12 và V. cholerae ogawa 14 và đã đi đến kết luận sau: Bằng phương pháp pha loãng thuốc trong môi trường nuôi cấy, cả 2 mẫu berberin Ml và M2 đều ức chế cả 3 giống vi khuẩn tả từ nồng độ 195 - 350 µ.g/ml. Berberin mẫu M1 và M2 có tác dụng tương tự như nhau trên 2 giống Vibrio cholerae Eỉ Tor và Inaba. Berberin mẫu M2 có tác dụng mạnh hơn mẫu M1 trên Vibrio cholerae ogawa.

- Tác dụng diệt amip: 

Berberin sulfat, thí nghiệm trên ống kính với nồng độ 1:5000 và trên chuột nhắt trắng với liều 50 mg/kg cho thẳng vào dạ dày, có tác dụng diệt Entamoeba histolytica.

-Tác dụng lợi mật: 

Thí nghiệm trên mèo gây mê, berberin với liều 0,25 mg/kg làm tăng sự tiết mật, đặc bỉệt ở thời gian đầu sau khi cho thuốc.

- Các tác dụng khác: 

Berberin chlorid thí nghiệm trên ống kính với nồng độ 1:5000 và trên chó bằng đường tiêm tĩnh mạch với liều 19 mg/kg, có tác dụng tăng cường khả năng thực bào của bạch cầu đối với tụ cầu khuẩn vàng (Staphylococcus aureus) và bảo vệ được chó khỏi tử vong do nhiễm trùng huyết tụ cầu khuẩn vàng thực nghiệm. Berberin với liều nhỏ gây kích thích tim, làm giãn động mạch vành tim và các mạch máu nội tạng, gây hạ huyết áp. Berberin còn có tác dụng tăng cường co bóp tử cung cô lập của thỏ bình thường cũng như thỏ chửa, đồng thời tăng nhu động và trương lực ruột cô lập chuột lang. Ngoài ra, có báo cáo cho thấy berberin có tác dụng hạ nhiệt, kháng lợi niệu, làm tăng đường huyết ở giai đoạn đầu sau đó lại hạ thấp.
Gần đây các công trình nghiên cứu cho thấy berberin sulfat (50 µg/ml) và berberin chlorid (25µ/ml) đều có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào u báng Ehrlich. Thí nghiệm trên ống kính, berberin chlorid đem ủ với tế bào sarcom u báng chuột SI 80 (Swiss mouse ascites sarcoma) thể hiện tác dụng ức chế sự hình thành DNA, RNA, protein, lipid cũng như ức chế quá trình oxy hoá glucose thành CO2.
Berberin sulfat dùng bằng đưòng uống hấp thụ không hoàn toàn và chậm, 8 giờ sau khi uống đạt đỉnh cao, sau đó đi vào các tổ chức tim, gan, thận. Độc tính cấp thí nghiệm trên chuột nhắt trắng bằng đường tiêm xoang bụng, berberin có LD50 = 24,3 mg/kg thể trọng.

Tính vị, công năng:

Vàng đắng có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, lợi thấp.

Công dụng:

Thân và rễ vằng đắng được dùng làm thuốc như hoàng đằng để chữa tiêu chảy, hội chứng lỵ, lỵ trực khuẩn, lỵ amíp, rối loạn tiêu hoá do nhiễm khuẩn đường ruột, bệnh tả cấp. Ngày dùng 4 - 6 g dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc viên. Viên berberin có loại 0,05 g dùng cho người lớn, ngày uống 4-8 viên, chia làm 2 lần, dùng liên tục 5 ngày. Và viên loại 0,01 g cho írẻ em, ngày uống 2-10 viên tuỳ theo tuổi chia làm 2 lần. Dùng ngoài, chữa bệnh đau mắt bằng dạng thuốc nhỏ mắt berbeiin chlorid 0,5 - 1%. Ở Liên Xô (trước đây), một số tác giả đã dùng berberin làm thuốc lợi mật, điều trị cho bệnh nhân viêm túi mật đạt kết quả tốt.
Báo cáo sử dụng trên lâm sàng: Tác dụng điều trị của berberin trên lâm sàng đã được thể hiện rõ rệt trong các vụ dập tắt dịch lỵ và tiêu chảy ở Việt Nam vào những năm 1972, 1973. Còn tác dụng điều tn bệnh tả của berberin đã được chứng minh trong 2 vụ dịch tả ở Calculta - Ấn Độ vào những năm 1964 và 1965. Berberin đã được xác định có tác dụng điều trị tất cả các trưòng hợp tiêu chảy nặng, tả (xét nghiệm thấy hoặc không thấy Vibrio cholerae), làm giảm tỷ lệ tử vong của người bệnh, giảm thời gian tiêu chảy, giúp chóng lành bệnh. Với liều đã sử dụng trên một số phương diện, berberin tỏ ra có ưu điểm hơn chloramphenicol như không gây phản ứng phụ và độc tính thấp. Việc sử dụng berberin phối hợp với các dung dịch tiêm truyền được chỉ định trong trường hợp tiêu chảy nặng và bệnh tả cấp.
Về tác dụng điều trị viêm âm đạo do nấm và tạp trùng, tác giả Trương Thị Vinh (1980) Viện Bảo vệ bà mẹ trẻ sơ sinh, đã dùng viên berberin đặt âm đạo, 1 viên/ ngày trong 20 ngày liên tiếp cho 60 bệnh nhân bị viêm âm đạo; kết quả tỷ lệ khỏi bệnh đạt thấp (26,7%) nhưng có ưu điểm là ít gây dị ứng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

VẠN TUẾ-Cycas revoluta-Công dụng cách dùng

VẠN TUẾ



Tên khoa học: 

Cycas revoluta Thunb.; Họ: Thiên tuế (Cycadaceae).

Tên khác: 

Tô thiết, tỵ hỏa tiêu.

Đặc điểm thực vật (Mô tả):

Cây cao 2 - 3m. Thân hình trụ, phủ đầy gốc cuống lá đã rụng, không phân nhánh. Lá mọc rất sát nhau thành vòng ở ngọn thân, dài đến 1m hay hơn, hình lông chim, lá chét rất nhiều gần mọc đối, hình kim nhẵn, dài 15 - 18cm, rộng 6mm, nhỏ dần về phía gốc và gần ngọn, đầu rất nhọn, sắc, những lá ở gốc đôi khi giảm thành gai.
Cây khác gốc, đực và cái riêng; nón đực hẹp, dài 28 cm, rộng 4cm, nhị thưa mang bao phấn dọc theo rhép; nón cái gồm những lá noãn dài khoảng 20 cm, có lông màu trắng hơi vàng, có phần không sinh sản thành bản rộng chia nhiều dải hẹp, nhọn và cong, noãn có lông.
Hạt dạng quả hạch, hình trái xoan dẹt, lúc đầu có lông, sau nhẩn, màu da cam.

Phân bố, sinh thái:

Chi CycasL. được coi là nhóm thực vật có hạt cổ nhất còn tồn tại đến ngày nay. Theo K. D. Hill và Stevenson, 1999, chi này hiện có 86 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở khắp các châu lục. Ở Việt Nam, theo Nguyễn Tiến Hiệp, K. D. Hill và Phan Kế Lộc, 2000, hiện nay có 22 loài được định tên. Những kết quả nghiên cứu mới này đã khẳng định Việt Nam là một trong những nước có nhiều loài tuế mọc tập trung (Australia: 24 loài; Trung Quốc: 18 loài).
Vạn tuế được trồng lâu đời ở Nhật Bản, Trung Quốc và Đông Ấn Độ. Ở Việt Nam, vạn tuế cũng được coi là cây trồng cổ trong các đình chùa và những gia đình phong lưu thời phong kiến trước đây. Vài năm gần đây, bằng cách gieo trồng tiên tiến, người ta đã tạo ra nhiều cây con, và từ đó vạn tuế đã trở thành cây cảnh được trồng phổ biến hơn trong nhân dân.
Vạn tuế là cây đặc biệt ưa sáng, có thể chịu được khô hại, nắng nóng về mùa hè. Lá non thường mọc ra khá tập trung vào khoảng giữa mùa xuân; số lượng lá thưòng tăng dần theo tuổi cây và điều kiện chăm sóc. Vạn tuế có cây ra nón đực, nón cái riêng; thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng. Quả (thực chất là hạt) khá to, khi chín màu vàng; đem gieo sau 3 - 5 tháng mới nảy mầm. Cây được gieo trồng từ hạt sinh trưởng rất chậm. Tuy vậy, vạn tuế vẫn là loại cây cảnh phổ biến và có giá trị kinh tế cao.

Bộ phận dùng:

Hạt, lá, hoa và rễ (Semen, Folium, Conus et Radix Cycatis Revolutae).

Thành phần hóa học:

Hạt vạn tuế chứa 2 acid amin phi protein là cycasinden và cycasthioamid cùng với 8 acid aiĩiin khác, có cycasin, rhamnobiosylmethylazomethan, laminaribiose.
Thân chứa tinh bột, trong đó hàm lượng amylose chiếm 24%.
Cây vạn tuế còn có neocycasin A, neocycasin B, neocycasin c, neocycasin E, macrozamin.
Các chất cycasin (glucosyloxymethylazomethan) và rhamnobiosyl methylazomethaa tỏ ra có ích trong sự ức chế các u ác tính phát triển. Liều LD50 của cycasin là 0,51 mg/g, tiêm dưới da trên chuột nhắt.
(Compendium of Indian medicinal plants, vol. I (1960 - 1969), 1999).

Tác dụng dược lý:

1. Tác dụng trên ung thư:

Cycasin có tác dụng chống ung thư và gây ung thư. Khi uống, cycasin bị thủy phân thành genin có tác dụng gây uag thư. Nhưng trên mô hình gây u báng Ehrlich cho chuột nhắt trắng, nếu tiêm cycasin dưới da lại có tác dụng ức chế sự phát triển của u báng.

2. Độc tính của cycasin:

Đã xác định liều chết trung bình LD50 của cycasin bằng đường uống. Thử trên chuột nhắt trắng, LD50 là 1670 mg/kg, trên chuột lang là 1000 mg/kg. Điều đó chứng tỏ cycasin có độc tính khá mạnh.
3. Tác dụng kháng thực khuẩn:
Trong một nghiên cứu sàng lọc tác dụng kháng thực khuẩn của các cây thuốc ở Hy Lạp, 323 cao nước của 215 loài cây đã được nghiên cứu tác dụng kháng thực khuẩn của 6 loài virus tiêu vi khuẩn là T4, T7, FX 174, MS2 và FPs 7. Kết quả là 68 loại cao có tác dụng ít nhất trên 1 loại vừus. Cao nước chiết từ lá vạn tuế có tác dụng trên T2 và T4. Nhưng nếu trong thử nghiệm, cho thêm một protein vào (như canh thang của đậu nành hoặc huyết tương người) thì tác dụng kháng thực khuẩn mất đi, có thể là do protein thêm vào làm mất hoạt tính các hoạt chất có tác dụng.

Tính vị, công năng:

Vạn tuế có vị ngọt, nhạt, tính bình. Lá có vị ngọt, hơi chua, tính ôn, có tiểu độc, vào kinh can, vị, có tác dụng thu liễm, chỉ huyết, chỉ thống, giải độc. Hoa có tác dụng lý khí, chỉ thống, ích thận, cố tinh. Hạt có vị đắng chát, tính bình, có độc, có tác dụng bình can, cố tinh, giáng huyết áp, chỉ khái, trừ đàm. Rễ có tác dụng trừ phong, hoạt lạc, bổ thận.

Công dụng, liều dùng:

Lá vạn tuế được dùng trong các trường hợp có xuất huyết như chảy máu cam, loét dạ dày tá tràng, kiết lỵ ra máu, mất kinh, đau dây thần kinh và chữa ho. Gần đây, lá còn có tác dụng chữa cao huyết áp, ung thư gan và các loại ung bướu. Ngày 20 - 40g, chặt nhỏ, phơi khô sắc uống, hoặc đốt tồn tính, tán bột, uống. Dùng ngoài, lấy lá sao tồn tính, tán thành bột mịn, rắc vào vết thương chém chặt, hoặc trộn với dầu vừng, bôi lên mụn nhọt, sưng tấy.
Hoa được dùng chữa đau thượng vị, di tinh, bạch đới, đau kinh, với liều 3 - 6g/ngày, sắc uống. Hạt chữa cao huyết áp, ho đờm, hoạt tinh, khí hư, ngày 9 - 12g sắc uống hoặc 4 - 8g nghiền thành bột uống. Rễ chữa lao phổi, đau răng, đau thắt lưng, thấp khớp, thống phong. Ngày 10 - 15g, sắc uống.
Ruột cây vạn tuế thái miếng, phơi khô, bán ở phố Lãn Ông - Hà Nội với tên là nam phục linh, được dùng thay vị phục linh. Cần chú ý nghiên cứu.

Chú ý:

Hạt, vỏ và ngọn thân cây vạn tuế có độc, khi dùng phải thận trọng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

VẠN NIÊN THANH-Rhodea japonica-công dụng cách dùng

VẠN NIÊN THANH



Tên khoa học: 

Rhodea japonica Roth.; Họ: Bách hợp (Liliaceae).

Tên khác: 

Vạn niên thanh cây (để phân biệt với vạn niên thanh dây).

Đặc điểm thực vật (Mô tả):

Cây nhỏ, sống nhiều năm. Thân rễ ngắn và to, rễ nhiều và nhỏ. Lá mọc từ thân rễ, hình mác, dài 30 - 35cm, rộng 5 - 8cm, phiến dai, gốc có bẹ to mọc ốp vào nhau, đầu thuôn nhọn, mép nguyên hơi lượn sóng, hai mặt nhẩn, mặt trên bóng, gân chính rõ.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành bông ngắn gồm nhiều hoa nhỏ, màu lục nhạt.
Quả mọng, hình cầu, khi chín màu đỏ hay vàng da cam.
Mùa hoa quả: tháng 4 - 8.

Bộ phận dùng:

Toàn cây.

Thành phần hóa học:

Theo Thôn Đào Thái (1927), cây vạn niên thanh chứa rodein. Sau này, Hayao Nawa (1954) chứng minh cây này có 3 chất rodexin A, rodexin B, rodexin C (Đỗ Tất Lợi, 1999).

Tính vị, công năng:

Vạn niên thanh có vị cay, hơi đắng, tính hàn, hơi có độc, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, tiêu thũng, giải độc, giảm đau.

Công dụng:

Vạn niên thanh được dùng chữa bạch hầu, ho, háo suyễn, vàng da cổ trướng, viêm đường tiết niệu, viêm ruột.

Liều dùng, cách dùng:

Dùng toàn cây tươi 15 - 30g, rửa sạch, nghiền nát, ép lấy nước cốt uống. Nếu chế với ít giấm rồi ngậm và nuốt dần dần lại chữa viêm họng. Có thể dùng liều cao để gây nôn.
Dùng ngoài, lấy cây tươi, giã nát, đắp chữa bỏng, mụn nhọt, viêm da mủ chảy nước, trĩ, sa trực tràng, kết hợp lấy lá nấu nước rửa.
Thân rễ tươi cây vạn niên thanh (120g) giã nát, ép lấy dịch, thêm 120g đưòng trắng, khuấy tan rồi uống, chữa rắn cắn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

DẦU XOA

DẦU XOA


Trong Đông dược người ta còn chế dạng dầu xoa thay cho loại cao xoa mềm. Dầu xoa là một hỗn hợp gồm nhiều loại tinh dầu, trộn lại với nhau hoặc hỗn hợp tinh dầu với dầu Parafin hoặc dầu lạc hay dầu Dừa, dầu Vừng.

MỘT SỐ DẦU XOA THƯỜNG GẶP:

Dầu Nhị thiên đường "chính đại"
Tinh dầu Bạc hà 950ml
Tinh dầu Hương nhu 20ml
Tinh dầu Long não 30ml
Cách làm: Cho các tinh dầu lắc đều với nhau trong bình kín. Đóng lọ 5ml.
Công dụng: Chữa cảm cúm, đau bụng, nôn mửa, say sóng, say tàu xe...
Cách dùng: Xoa ngoài da hay hoà 1-2 giọt vào cốc nước sôi để xông.
Bảo quản: Đậy kín, để nơi mát.

Dầu Cửu long

Tinh dầu Hương nhu 25ml
Tinh dầu Bạc hà 235ml
Tinh dầu Khuynh diệp hay Tràm 90ml
Dầu Lạc 650ml
Cách làm: Dầu Lạc lọc cho thật trong rồi trộn đều từng thứ tinh dầu với dầu trong bình kín. Đóng lọ 5ml.
Công dụng: Chữa cảm cúm, nhức đầu, say nắng, đau bụng.
Cách dùng: Xoa ngoài da hay hoà 1-2 giọt vào cốc nước sôi để xông hay hòa vào côc nước sôi để nguội uống trị đau bụng.
Bảo quản: Đậy kín, để nơi mát.

Dầu Chổi

Tinh dầu Chổi 700ml
Tinh dầu Tràm 200ml
Dầu Lạc 100ml
Cách làm: Cho tinh dầu Chổi và tinh dầu Tràm trộn thật đều với nhau rồi cho dầu Lạc vào trộn đều, đóng lọ 30ml.
Công dụng: Chữa đau bụng, cảm, đau nhức mìnli mẩy.
Cách dùng: Xoa bóp ngoài da.
Bảo quản: Đậy kín để nơi mát.

TÀI LIỆU DẪN: THUỐC ĐÔNG Y CÁCH SỬ DỤNG - BÀO CHẾ - BẢO QUẢN, 2002

THUỐC CAO XOA

THUỐC CAO XOA


A. ĐỊNH NGHĨA

Thuốc cao xoa là loại thuôc mềm dùng để bôi hoặc xoa lên da hay niêm mạc. Một thuốc cao xoa tốt phải đều mịn, dễ ngấm vào cơ thể và vô khuẩn.

B. THÀNH PHẦN

Gồm một hoặc nhiều tá dược trong đó đã hoà tan hay phân tán thật đều một hoặc nhiều dược chất.

1. Dược chất.

Gồm những tinh dầu có tác dụng chữa bệnh như: Các loại tinh dầu (Bạc hà, Hương nhu, Long não, Quế...) hoặc Menthon...

2. Tá dược:

Gồm những chất dầu, mỡ, sáp cho thêm vào làm cho thuốc mềm, nhờn, dễ bám vào da và,niêm mạc như: Vaselin, Sáp ong, Parafin (nến), dầu Lạc, dầu Dừa, dầu Vừng, dầu Thầu dầu (dầu Ve).

C. CÁCH BÀO CHẾ

1. Dụng cụ.

Chày cối sứ, dao quệt bằng gỗ hoặc bằng nhôm hay thép không rỉ. Khi bào chế cần phải diệt khuẩn những dụng cụ này trước khi dùng.
Hiện nay ở các xí nghiệp dược phẩm hay các bệnh viện lớn, người ta dùng máy nhào để sản xuất thuốc cao xoa.
2. Có 2 cách bào chế: Trộn đều và hoà tan.

a. Trộn đều:

- Dược chất là một chất rắn (Menton) phải nghiền nhỏ và rây qua rây: Cho một phần nhỏ dược chất và tá dược vào côl trộn kỹ cho đều rồi thêm dần dược chất vào. Khi đã cho hết dược chất mới cho thêm dần tá dược.
- Dược chất là một chất lỏng (tinh dầu) không trộn đều ngay với Vaselin được mà phải thêm một chất khác để hút nước như Lanolin. Trộn đều thuốc với Lanolin rồi cho thêm dầu Vaselin vào trộn kỹ như trên.

b. Hoà tan.

Đun nóng tá dược (vừa chảy) cho dược chất vào quấy đều. Để nguội cho đặc lại.
Chú ý:
- Khi cho dược chất hay tá dược vào cối trộn đều chỉ cho ít một đánh, trộn thật đều rồi mới cho thêm. Cho nhiều vào một lần rất khó đánh.
- Khi bào ehế phải chọn cỡ cối dùng cho vừa.
Không nên cho đầy quá 2/3 côl. cho đầy khó trộn đều và dễ dây ra ngoài cối.
Làm xong dùng dao quệt sạch thuốc ở chày cối.

3. Đóng gói và bảo quản.

Thuốc cao xoa chế xong đóng vào những hộp tròn 4g, 2g hoặc 20g bằng sắt hay bằng nhựa, dán nhãn.
Thuốc cao xoa để lâu dễ hỏng phải để chỗ mát.

D. GIỚI THIỆU MỘT SỐ THƯỐC CAO XOA

Cao sao vàng

Tinh dầu bạc hà 70g
Menthol 180g
Tinh dầu Khuynh diệp 76g
Tinh dầu Long não 180g
Tinh dầu Đinh hương (hoặc Hương nhu) 12g
Sáp Ong 62g
Parafin 350g
Vaselin 20g
Dầu lạc 50g
Cách làm: Tán riêng Menthol cho thật mịn để riêng. Đun chảy nhẹ sáp Ong và Parafin quấy đều, cho Vaselin và dầu Lạc vào khấy thật đều rút lửa ra, để gần nguội, rồi cho dần bột Menthol vào vừa cho vừa khuấy đều. Khi đã trộn dều Menthol rồi, tiếp tục cho riêng từng loại tinh dầu vào đánh đều. Đóng hộp 4g.
Chú ý: không được đun nóng chảy quá 70°C vì nóng quá 70°c sẽ bay hết tinh dầu.
Công dụng: Chữa cảm cúm, nhức đầu, say sóng, say tàu xe, nôn, đau bụng, làm tan những vết thương tụ máu tím bầm.
Cách dùng: Xoa ngoài da, có thể hoà một ít vào cốc nước sôi để ấm uông (chống nôn và đau bụng).
Bảo quản: Đậy kín, để nơi mát.

TÀI LIỆU DẪN: THUỐC ĐÔNG Y CÁCH SỬ DỤNG - BÀO CHẾ - BẢO QUẢN, 2002

THUỐC CAO DÁN

THUỐC CAO DÁN



A. ĐỊNH NGHĨA

Thuốc cao dán là dạng thuốc ở nhiệt độ thường có thể chất dẻo, trở thành mềm dính vào da ở nhiệt độ của cơ thể và trở thành chất lỏng sánh ở nhiệt độ cao hơn nữa.
Khi dùng phết lên vải hay giấy rồi cắt thành từng miếng có kích thước thích hợp dùng dán lên các chỗ đau, nhức làm giảm đau hoặc dán lên các mụn nhọt đang ở thời kỳ mưng mủ.

B. THÀNH PHẦN

1. Dược chất.

Dược chất cao dán thường là các dược liệu thảo mộc, động vật hay các tinh dầu. Cũng có khi dược chất là các hoá chất, khoáng chất.

2. Tá dược

Gồm có:
- Dầu: Thường dùng là dầu Vừng, nhưng cũng có thể dùng các loại dầu béo khác như: Dầu Dọc, dầu Lạc, dầu Trẩu, dầu Hạt bông, dầu Cám, dầu Ôliu, dầu Dừa...
- Hồng đơn còn gọi là Hoàng đơn hay Duyên đơn thành phần chủ yếu là Pb2O3PbO . Bột màu đỏ thẫm tươi.,
- Mật đà tăng: Thành phần chủ yếu là PbO. Bột màu vàng cam đỏ.
- Quan phấn: Thành phần chủ yếu là carbonat chì kiềm - PbCO3, Pb(OH)2 bột màu trắng.

C. CÁCH BÀO CHẾ

1. Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ.

a. Nguyên liệu: Các dược liệu dùng để chế cao dán phải được chọn lọc chế biến sao tẩm đúng với yêu cầu của từng vị và từng thứ cao.
b. Dụng cụ cần dùng:
- Chậu sành hay chậu thau men. (loại chịu nhiệt và acid).
- Đũa thuỷ tinh để quấy.
- Lọ rộng miệng để đựng cao.
- Giấy hay vải để phết cao.
- Vải lọc.

2. Nấu cao.

Có 3 giai đoạn:

a. Chiết thuốc trong dầu:

Cho nguyên liệu (thuốc) ngâm vào dầu từ 5-10 ngày sau đó đem rán trong dầu cho tới khi bên ngoài thuốc vàng đều (nhiệt độ dầu khoảng 200-220°C) thuốc nổi lên vớt bỏ bã và đem lọc qua vải.

b. Luyện dầu thành châu:

Dầu sau khi vớt bỏ bã thuốc đem đun tiếp tục cho tới khi nhỏ một giọt dầu vào bát nước lạnh dầu không tan ra là được (nhiệt độ của dầu lúc này vào khoảng 320-360oC).
c. Luyện cao:.
Dầu sau khi đã luyện thành châu thì cho Hồng đơn và các thuôc bột vào (nếu có) đánh thật đều cho tới khi thả một ít cao vào bát nước lạnh lấy ra không dính tay, kéo thành sợi, song sợi không dài quá hoặc ngắn quá là được.

3. Những điểm cần chú ý trong khi làm cao dán:

- Loại dược liệu động vật cứng rắn như Hổ cốt, Xuyên sơn giáp... cần rán kỹ ở nhiệt độ cao.
- Loại dược liệu dễ bay hơi như tinh dầu thì cho vào sau cùng khi nhiệt độ của dầu xuống dưới 60°C.
- Loại quý như Xạ hương thì sau khi phết cao lên giấy hay vải mới rắc vào.
- Hồng đơn trước khi cho vào dầu phải rang lên để đảm bảo hàm lượng PO3O4 không được dưới 90%; nếu hàm lượng PO3O4dưới 90% (nước trong Hồng đơn cao) khi cho vào dầu sẽ bị vón cục lắng xuống đáy dầu không kết hợp được.
Lượng Hồng đơn cho vào thường từ 7-10% trong 1kg dầu thuốc. Nhưng nếu chế cao vào mùa đông thì lượng Hồng đơn nên giảm đi một ít; nếu chế cao vào mùa hè thì lượng Hồng đơn nên nhiều hơn một ít để tránh cho cao quá mềm hay quá cứng.
- Nếu muôn chế cao dán có màu trắng thì thay Hồng đơn bằng Quan phấn nhưng cần chú ý Quan phấn là chì carbonat khi gặp nhiệt độ cao CO2sẽ bay làm cho cao có nhiều bọt do đó cần để cho nhiệt độ dầu hạ xuông khoảng 100-120oC mới cho Quan phấn vào đánh đều sẽ có loại cao dán màu trắng rất đẹp.
Chất lượng của thuốc, của dầu thay đổi trong quá trình nấu cao:
+ Thay đổi thành phần của thuốc: Một số thành phần không chịu được nhiệt độ cao sẽ bị phân huỷ, một số thuôc khác sẽ bị cháy, một số thành phần sẽ kết hợp với dầu thành những chất phức hợp, đây là vấn đề rất đáng chú ý trong việc chế cao dán (cần nghiên cứu).
+ Thay đổi chất lượng của dầu: Trong nhiệt độ cao như vậy dầu có nhiều thay đổi về lý tính, hoá tính như độ dính cao, tỷ trọng lớn hơn, thể tích phân tử lớn hơn, phân tử lượng cũng lớn hơn, acid béo không no có một số dây nối đôi bị phá huỷ... tạo nên một số sản phẩm mới sau khi các aicd béo bị oxy hoá như các aceton aldehyd... gây kích ứng da.

4. Khử độc tố trong cao dán.

Trong quá trình nấu cao một số sản phẩm mới được tạo thành. Các chất này dễ bay đi trong khi luyện cao, nhưng không khử hết sẽ gây kích ứng da (ngứa, nổi
mẩn, loét...). Để tránh gây kích ứng da ta phải khử độc tố trong cao dán, cách tiến hành như sau: Cao nấu xong chia thành miếng nhỏ (1-2 lạng) ngâm trong nước lạnh 15-20 ngày mỗi ngày thay nước một lần (các aceton aldehyd sẽ hoà tan vào trong nước). Sau đó vớt cao đem đun nóng ở 80-90°C cho cao chảy ra rồi phết lên giấy hoặc vải. Cũng có thể khử bằng cách khi cao đang nóng trên 200°C phun nước vào (tia nước rất nhỏ) nước bốc hơi bay đi sẽ cuốn theo độc tố.

5. Tiêu chuẩn kỹ thuật.

Cao dán phải đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật sau:
- Độ nóng chảy 35-45°C.
- Mặt cao phết trên vải hoặc giấy nhẵn bóng, đồng đều.
- Không được gây kích ứng da.
- Sai số khối lượng đóng gói: ± 5% so với 1 gói cao 5g.

D. GIỚI THIỆU MỘT SỐ THUỐC CAO DÁN

1. Cao tan

Củ Ráy dại 200g
Nghệ già 100g
Cóc vàng (thiêu tồn tính) 2 con
Dầu vừng 1000g
Hồng đơn 150g
Cách làm: Củ Ráy dại, Nghệ già cạo sạch vỏ thái mỏng. Cóc vàng đập chết, lấy đất sét nhão bọc lại dày 2cm đem nung đỏ, để nguội, đập bỏ vỏ, lấy xác cóc đã cháy thành than (đen óng ánh như than đá) tán nhỏ. Hồng đơn đem rang khô.
Cho Nghệ và củ Ráy đã thái mỏng ngâm vàọ dầu Vừng 5 ngày. Đem rán tới khi Nghệ và Ráy quăn teo lại cháy xám nổi lên, vớt hết bã Nghệ và Ráy ra (nên đun cách cát đề phòng hoả hoạn) lọc dầu qua vải. Sau đó tiếp tục đun dầu cho tới khi thành châu. Cho bột Hồng đơn và bột Cóc vào tiếp tục quấy đều cho tới khi thả một ít cao vào bát nước nguội sờ không dính tay và kéo thành sợi không dài quá, không ngắn quá là được. Cao đang nóng phun nước vào để khử độc tố.
Dùng thìa con múc cao phết lên giấy hay vải đã chuẩn bị sẵn. Mỗi miếng cao khoảng độ 5g. Để nguội, đóng gói, dán nhãn.
Công dụng: Làm tan các mụn nhọt mới phát sinh và hút mủ các mụn nhọt chưa vỡ mủ. Làm mau lên da và liền miệng các mụn nhọt đã vỡ mủ.
Cách dùng: Rửa sạch mụn nhọt, dán cao lên trên mụn nhọt.
Bảo quản: Để nơi kín, khô mát.

2. Cao dán nhọt và trừ đau nhức

Củ Ráy dại tươi 1000g
Nghệ già 1000g
Hạt Gấc (bỏ vỏ cứng) 1000g
Tạo giác thích (gai Bồ kết) 1000g
Quả Bồ kết 2000g
Tùng hương 1000g
Dầu Vừng 5000g
Hồng đơn 500g
Cách làm: Củ Ráy dại, Nghệ già, hạt Gấc thái mỏng ngâm vào dầu vừng 5 ngày. Gai Bồ kết, quả Bồ kết sao tồn tính tán bột mịn. Hồng đơn rang khô. Đem rán củ Ráy, Nghệ và hạt Gấc trong dầu vừng cho tới khi cháy xém nổi lên, vớt bỏ bã, lọc dầu qua vải. Sau đổ tiếp tục đun dầu cho tới khi thành châu. Cho Tùng hương vào quấy đánh tan đều trong dầu (cần đề phòng cháy). Bắc ra cho Hồng đơn và bột Bồ kết, Tạo giác thích vào đánh thật đều cho tới khi'cho 1 ít cao vào bát nước lạnh lấy ra sờ không dính tay và kéo thành sợi không dài quá, không ngắn quá là được.
Cao đang còn nóng phun nước vào để khử độc tố.
Dùng thìa con múc cao phết lên giấy hay vải đã chuẩn bị sẵn, mỗi miếng độ 5g. Để nguội, đóng gói, dán nhãn. Hoặc để vào chai rộng miệng đậy kín dùng dần.
Công dụng: Làm tan nhọt độc, hậu bối, tràng nhạc, chữa đau nhức khớp xương, đau lưng, đau tức ngực sườn.
Cách dùng: Đau đâu dán đấv.
Bảo quản: Đểnơi kín, khô, mát.

TÀI LIỆU DẪN: THUỐC ĐÔNG Y CÁCH SỬ DỤNG - BÀO CHẾ - BẢO QUẢN, 2002

VẢI-lệ chi hạch-Công dụng cách dùng

VẢI



Tên khoa học:

Litchi sinensis Sonner; Họ: Bồ hòn (Sapindaceae).

Tên đồng nghĩa: 

Nephelium litchi Cambess.

Tên khác: 

Lệ chi.

Tên nước ngoài:

Litchi tree, lychee, chin fruit tree (Anh); litchi, cérisier à grappes de Chine (Pháp).

Đặc điểm thực vật (Mô tả:)

Cây nhỡ hay cây to, cao 7 - 10 m. Cành hình trụ, vỏ màu nâu sẫm, có những chấm nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, gồm 7 - 9 lá chét cứng và dai, rất đa dạng, hình mác hoặc thuôn, gốc tròn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt.
Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùm có lông, màu nâu; hoa màu xanh vàng nhạt; đài hình đấu có lông; tràng 0; nhị 7-10, chỉ nhị có lông; bầu 2 thuỳ.
Quả hình trứng, vỏ quả mỏng, sần sùi, màu đỏ nhạt; hạt có áo dày bao quanh, màu nâu.
Mùa hoa: tháng 3 - 4; mùa quả: tháng 5-6.

Phân bố, sinh thái:

Chi LitchiSonn. chỉ có một loài trên thế giới là Litchi chinensis Sonn. với 3 loài phụ là:
1 - ssp. chinensis, syn. : Dimocarpus litchi Lour. (1790); L. sinense J. Gmélin (1791); Nephelium litchi Cambess. (1829). Loài phụ này có nguồn gốc ở Bắc Việt Nam, và có thể tìm thấy dạng gốc của nó trong hoang dại ở Bắc Việt Nam và Campuchia. Hiện nay, cây được trồng nhiều ở Việt Nam và Nam Trung Quốc. Vải trồng ở Việt Nam cũng có nhiều giống (cultivars), song đáag lưu ý nhất là loại vải quả to, hình trứng, vỏ quả khi chín màu đỏ nâu, gai hơi nhọn; Loại vải có dáng cây nhỏ hơn, quả tròn nhỏ, gần như không rõ gai, khi chín vỏ quả màu vàng nâu được trồng ở vùng đồng bằng thuộc huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương, tên thưòng gọi là “vải thiều”. Hiện đã được phát triển rộng ra các tỉnh đồng bằng khác và trung du, thậm chí cả ở miền núi. Loại này thường có vị thơm, ngọt, cùi dày, hạt nhỏ nên có giá trị kinh tế cao. Gần đây đã du nhập sang tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc.
2 - ssp.philippinensis (Radlk.) Leenth., syn. : Euphoria didyma Blanco (1837) nom. illeg. ; Litchi philippinensis Radlk. (1914). Loài phụ này mọc hoang dại ở Philippin, đôi khi cũng thấy trồng.
3 - ssp. javensisLeenth. , syn. : L. chinensis Sonn. f. glomeriflora Radlk. (1932). Loài phụ thứ ba này mới chỉ thấy trồng ở phía tây đảo Java (Indonesia) và Nam Đông Dương (Campuchia và Nam Việt Nam).
Nhìn chung, tất cả những loài phụ vải trên đều là cây nhiệt đới (2,3) hoặc cận nhiệt đới (1). Chúng thích nghi với điều kiện khí hậu nóng và ẩm; nhiệt độ trung bình 20 - 25°C, trung bình tối cao về mùa hè và tối thấp trung bình về mùa đông là 36°C và 5°C. Đối với 2 giống vải chính trồng ở các tỉnh phía bắc thì, giống vải quả hình trứng, to có khả năng chịu lạnh cao hơn giống vải thiều. Vải ưa sống trên nhiều loại đất có thành phần sét cao và thoát nước nhanh. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm; thời kỳ hoa nở rộ tập trung trong 2 -3 tuần; thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng.
Vải là loại cây ăn quả quan trọng của vùng nhiệt đới châu Á và cận nhiệt đới Đông Á (Trung Quốc, Đài Loan). Sản lượng vải hàng năm ở Đài Loan là 131.000 tấn; Ấn Độ 91860 tấn; Trung Quốc 61820 tấn; Madagasca 35.000 tấn; Thái Lan 8401 tấn ... ở Việt Nam, chưa có các số liệu thống kê sản lượng vải trên toàn quốc. Song chắc chắn cũng phải đến hàng chục ngàn tấn/năm. Khoảng 10 năm trở lại đây, riêng vải thiều đã được trồng phổ biến ở hầu hết các tỉnh phía bắc. Quả vải thiều đã được xuất khẩu sang Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản và nhiều nước khác trong khu vực. Bên cạnh sản phẩm quả tươi, hiện có vải khô, vải đóng hộp với chất lượng cao.

Cách trồng:

Vải được trồng từ Hà Tĩnh trở ra, tập trung ở các vùng Thanh Hà (Hải Dương), Lục Ngạn (Hà Giang), Đông Triều (Quảng Ninh)... Giống vải phổ biến hiện nay thuộc nhóm vải thiều.
Vải chủ yếu được nhân giống bằng ghép và chiết cành. Ngoài ưu điểm chung của nhân giống vô tính là giữ được phẩm chất của cây mẹ, cây ghép có bộ rễ phát triển hơn cây chiết, vì vậy, phù hợp với đất gò đồi. Cây chiết có bộ rễ ăn nông, trồng ở đồng bằng cho kết quả tốt hơn.
Gốc ghép thường dùng giống vải chua hoặc giống chín sớm. Hạt thu xong, rửa sạch, gieo ngay. Để lâu hoặc phơi nắng, hạt nhanh mất sức nảy mầm. Có thể gieo trong bầu hoặc vườn ươm, sau chuyển sang bầu chăm sóc đến khi đủ tiêu chuẩn ghép, ở vườn ươm, thường gieo với mật độ 100 - 150 hạt/m2(khoảng cách 20 - 25 x 10 - 15 cm), lấp đất sâu 1-2 cm. Phủ rơm, rạ và tưới ẩm. Thời vụ ghép vào tháng 2-4 hoặc tháng 8 - 10.
Khi chiết cành, cần chọn loại bánh tẻ có đường kính 1,0 - 1,5 cm, dài 40 - 60 cm, có 2 nhánh, nằm phía ngoài tán cây, không sâu bệnh. Dùng đất bùn ao phơi khô, đất tốt đập nhỏ (2/3) trộn với rơm, rác mục, mùn cưa (1/3) để bó bầu. Thời vụ chiết tương tự như thời vụ ghép.
Sau khi chiết 30 - 60 ngày, rễ chuyển sang màu vàng ngà hoặc hơi xanh, lúc này hạ cành đem giâm vào vườn ươm với khoảng cách 20 x 20 cm hoặc 30 x 30 cm, che bớt 50% nắng và tưới ẩm thường xuyên.
Cây ghép hoặc chiết tháng 2 - 4, trồng vào tháng 8 - 10 và ngược lại. Ở đất đồng bằng, cần đào mương, đắp líp để thoát nước, ở đất gò đồi, trồng theo đường đồng mức để giữ nước, chống xói mòn. Khi trồng, đào hố với kích thước, khoảng cách và phân lót (kg/hố) như sau:
Đất đồng bằng: Sâu 40 cm, rộng 80 cm; 9 - 10 x 10 m; phân chuồng 20 - 30, lân 0,5, kali 0,5.
Đất gò đồi: Sâu 60 - 80 cm, rộng 1 m; 7 - 8 x 8 m; phân chuồng 30 - 40, lân 0,6, kali 0,6.
Trộn đều phân với đất, đặt bầu vào giữa hố (chú ý xé bỏ vỏ bầu), lấp kín mặt bầu, lèn vững cây. Có thể cắm cọc để giữ cho cây khỏi bị lay. Phủ gốc bằng rơm, rạ hoặc cỏ khô, rồi tưới ẩm.
Những năm đầu, có thể trồng xen các loại rau đậu, cây ăn quả ngắn ngày, cây phân xanh. Khi cây đã giao tán, thay bằng các cây chịu bóng như địa liền, gừng. Nếu trời nắng hạn, cần tưới đảm bảo đủ ẩm.
Việc bón thúc phân phải căn cứ vào điều kiện đất đai, độ tuổi khác nhau của cây. Trước khi ra quả 2-3 năm, hàng năm bón cho mỗi cây 1 kg sulfat đạm, 0,5kg lân, 0,5 kg kali. Khi cây đã ra quả, cần tăng lượng phân lên gấp 5 lần hoặc hơn. Cách vài ba năm, lại bón thêm 30 - 50 kg phân chuồng.
Phân bón thúc cần chia làm 2 lần. Lần đầu, bón sau khi thu hoạch quả (tháng 6 -7), lần thứ hai, bón sau đợt lộc mùa thu (tháng 9-10).
Cần đề phòng bọ xít, giơi phá hoại.
Quả thu hái đúng độ chín, thu non, phẩm chất kém, thu muộn dễ bị giơi ăn hại. Khi thu, chỉ bẻ cành mang quả, giữ lại các mầm ngủ phía gốc chùm quả để chuẩn bị cho vụ sau.

Bộ phận dùng:

Hạt vải gọi là lệ chi hạch (Semen Litchi sinensis) rửa sạch, thái nhỏ, tẩm nước muối sao hoặc đốt tồn tính, có thể đồ chín, thái mỏng phơi hay sấy khô. Cùi vải (lệ chi nhục) dùng tươi hay sấy khô như long nhãn. Còn dùng vỏ thân, rễ và hoa.

Thành phần hoá học:

Quả vải gồm 8 - 15% vỏ, 70 - 86% cùi và 4 - 18% hạt.
Cùi vải chứa đường (chủ yếu là glucose và sacharose), đường, khử, acid citric, acid ascorbic, protein, chất béo, acid nicotic riboflavin, caroten và các nguyên tố đa vi lượng như calci, phosphor, sắt.
Vỏ quả vải chứa cyanidin diglycosid và một chất anlhoxanthin vàng.
Hạt vải có 1 - 1,5% tanin, saponosid và α- methylen cyclopropyl glycin.
Người ta đã phân lập được từ lá một số chất thuộc nhóm flavonoid như quercetin và quercitrin.

Tác dụng dược lý:

Chất α- methylen cyclopropylglycin thí nghiệm trên chuột nhắt trắng đã nhịn đói 22h, tiêm dưới da với liều 60 - 400mg/kg, có tác dụng hạ đường huyết, đồng thời làm giảm lượng glycogen trong tổ chức gan. Cao chiết hạt vải thí nghiệm trên chuột cống trắng gây bệnh tiểu đường thực nghiệm bằng alloxan, bằng đường uống dùng vói liều 1,3 - 2,6 g/kg/ngày ttong 10 ngày liên tiếp, có tác dụng điều hoà những rối loạn về chuyển hoá đường và làm hạ đường huyết một cách rõ rệt.
Về độc tính, hạt vải có độc tính rất thấp. Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng dùng với liều 20g/kg bằng đường uống, súc vật vẫn sống bình thường, không gây tử vong.

Tính vị, công năng:

Quả vải có vị ngọt, chua; tính ôn, vào các kinh tỳ và can, có tác dụng ích khí, bổ huyết, sinh tân, chỉ khát. Hạt vải có vị hơi đắng, ngọt, chát, tính ôn, vào các kinh can và thận, có tác dụng ôn trung, lý khí, tán kết, chỉ thống.

Công dụng:

Quả vải có nhiều chất dinh dưỡng dùng ăn tươi hay sấy khô. Ăn nhiều, đẹp nhan sắc, nhưng cũng có tác giả cho rằng ăn nhiều sẽ phát nhiệt, chảy máu cam, sinh mụn nhọt.
Trong y học cổ truyền, quả vải được dùng làm thuốc dưỡng huyết, chữa cơ thể suy nhược khi mới khỏi bệnh, tiêu chảy do tỳ hư, băng huyết, phiền khát, nấc, đậu trẫn mọc không đều. Liều dùng: 9 - 15g, sắc nước uống. Bệnh nhân âm hư, hoả vượng dùng phải thận trọng.
Hạt vải chữa dạ dày lạnh đau, thoát vị bẹn, tinh hoàn sưng đau, đau kinh. Liều dùng 3 - 6g/ngày, thường dùng phối hợp vói các vị trần bì, mộc hương.
Ngoài ra, hoa, vỏ thân và rễ vải sắc lấy nước súc miệng chữa viêm họng, đau răng.
Ở Trung Quốc, quả vải được dùng chữa bệnh chân voi, lao hạch, ở Malaysia, hạt vải là thuốc giảm đau, chữa đau dây thần kinh, viêm tinh hoàn.

Bài thuốc có vải:

1. Chữa tiêu chảy do tỳ hư:

Quả vải 7 quả, đại táo 5 quả. Sắc nước uống.

2. Chữa nấc:

Quả vải khô 7 quả, gừng tươi 6g, đường đỏ một ít. Sắc nước uống.

3. Chữa đau bụng khi hành kinh hoặc sau khi đẻ:

Hạt vải đốt tồn tính 20g, hương phụ 40g, tán nhỏ, trộn đều. Mỗi lần uống 8g với nước muối nhạt hoặc nước cơm. Ngày 2 - 3 lần (Nam dược thần hiệu).

4. Chữa tinh hoàn sưng đau:

Hạt vải đốt thành than hổà với rượu uống. Mỗi ngày 4- 6g. Hoặc lấy 49 hạt vải, thái mỏng, sấy khô, tán nhỏ; trần bì 36g sấy khô, tán nhỏ, lưu hoàng 16g. Cả 3 vị nghiền thành bột, trộn với nước cơm và ít muối làm thành viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần đau uống 9 viên với rượu, ngày dùng không quá 3 lần.

5. Chữa răng sưng đau:

Quả vải xanh để cả vỏ đốt tồn tính, tán nhỏ xát vào chân răng.

6. Chữa đau dạ dày:

Hạt vải 3g, mộc hương 2g. Nghiền thành bột, uống với nước canh. Ngày 3 lần.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

VẢ-Ficus roxburghii-Công dụng cách dùng

VẢ



Tên khoa học: 

Ficus roxburghii Wall. ex Miq.; Họ Dâu tằm (Moraceae).

Tên khác: 

Mác ngoa (Tày).

Tên nước ngoài: 

Fig - tree (Anh); figuier de Roxburgh (Pháp).

Đặc điểm thực vật (Mô tả):

Cây to, cao 5 - 10 m, tán lá tỏa rộng. Cành mập có lông cứng và thưa. Lá to, mọc so le, phiến dài, mềm, hình gần tròn, dài 15-35 cm, rộng 11-30 cm, gốc hình tim, đầu tù hoặc hơi có mũi nhọn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mịn trên các gân, gân 5 - 7 ở gốc lá, mép khía răng không đều; cuống lá dài, to, nhiều lông thưa; lá kèm màu hung đỏ, có lông.
Cụm hoa mọc ở gốc thân hoặc trên những cành già, hình cầu; hoa đực xếp xung quanh lỗ cụm hoa, đài 4 răng không đều, hàn liền ở gốc, nhị 2 đỉnh ở gốc; hoa cái ở gốc cụm hoa, đài 3 răng hàn liền bao kín bầu lúc non, bầu thuôn ở gốc.
Quả phức to bằng nắm tay, hình cầu dẹt, phần trên phẳng và loe to, hơi lõm ở giữa, phần cuống thuôn nhỏ dần, khi chín màu đỏ nâu sầm, thịt mềm, mặt ngoài có lông nhỏ mịn, bên trong có dịch đường sánh như keo, ăn được.
Mùa hoa quả : tháng 12-3.

Phân bố, sinh thái:

Vả có nguồn gốc ở vùng Ấn Độ - Malaysia, phân bố tự nhiên phổ biến từ Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Philippin, Indonesia, đến Việt Nam, Lào và Nam Trung Quốc, ở các nước này, vả còn được trồng như một loại cây ăn quả thông dụng.
Ở Việt Nam, vả là cây mọc tự nhiên trong quần hệ rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới, thuộc hầu hết các tỉnh vùng núi (từ 1000 m trở xuống) và ở cả miền Bắc lẫn miền Nam. Ở các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Hoà Bình, Thái Nguyên, Lạng Sơn... đôi khi cây cũng được người dân địa phương trồng ở bờ ao hay vườn nhà.
Vả là loại cây ưa ẩm, hơi chịu bóng, thường mọc ở bờ các khe suối dưới tán rừng, thích nghi với điều kiện khí hậu vùng nhiệt đới hay cận nhiệt đới ẩm. Đất ở nơi có cây vả mọc thường khá màu mỡ và có khả năng giữ nước tốt. Vả ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Tác nhân phát tán hạt là dòng nước hoặc qua phân của động vật ăn quả chín như chim, động vật gậm nhấm và bò sát.

Bộ phận dùng:

Quả non và quả chín, dùng tươi hoặc phơi khô.
Còn dùng rễ và lá.

Thành phần hóa học:

Quả vả chứa chất keo thơm.

Tính vị, công năng:

Quả vả có vị ngọt, tính bình, có tác dụng mạnh dạ dày, nhuận tràng, thanh nhiệt, tiêu đờm, lợi tiểu. Rễ và lá vả có tác dụng giải độc, tiêu thũng.

Công dụng:

Quả vả được dùng trị kiết lỵ, trĩ, táo bón. Nhựa dùng bôi trị mũi có nhiều mụn đỏ. Để chữa suy nhược, kém ăn, gầy yếu, dùng quả vả vừa chín tới, phơi nắng hoặc sấy khô, rồi lấy 500g quả cắt nhỏ, ngâm với một lít rượu trắng trong 10-20 ngày. Ngăy uống 3 lần trước bữa ăn và lúc đi ngủ, mỗi lần một chén nhỏ.

Bài thuốc có vả:

1. Chữa họng sưng đau:
Quả vả non 100g, lá chó đẻ 50g, búp tre 30g. Tất cả để tươi, rửa sạch, giã nát, sao nóng, đắp vào chỗ đau, băng lại. Ngày làm hai lần.
2. Chữa cảm, ngộ độc:
Quả vả, quả sung, mỗi vị 200g; lá móc mèo, rễ canh châu, mỗi vị 50g. Thái nhỏ, phơi khô, tẩm rượu, sao vàng, sắc uống làm hai lần trong ngày.
3. Thuốc tăng tiết sữa:
Quả vả khô, sấy giòn, tán bột. Mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 12g với nước đun sôi để nguội vào lúc đói. Dùng 3 - 5 ngày.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật